Kinh tế thế giới tiếp tục chờ đón những thông tin từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Kinh tế Mỹ đã đón nhận thông tin về tăng trưởng quí 2 với mức tăng trưởng khiêm tốn 1,6%. Chỉ số này đã phản ánh khách quan những khó khăn mà kinh tế Mỹ gặp phải trong thời gian vừa qua.
Châu Âu vẫn giữ mức độ "khiêm tốn" trong tăng trưởng kinh tế khi ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố giữ nguyên lãi suất ở mức 1% (đây là tháng thứ 16 liên tiếp lãi suất được giữ nguyên). Ngoài ra ECB cũng nâng triển vọng kinh tế năm 2010 và 2011, theo đó GDP 2010 sẽ tăng trưởng trong khoảng 1.4-1.8%, cao hơn so với dự báo hồi tháng 6 là 0.7-1.3%.
Nhật Bản: Có lẽ việc lên giá của đồng Yên trong thời gian qua đã tạo áp lực lớn đến kinh tế Nhật bản. Trong bối cảnh đó, ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định ra tay khi bơm thêm cho hệ thống ngân hàng nước này 10.000 tỷ JPY (tương đương 118 tỷ USD) dưới dạng các khoản vay kỳ hạn 6 tháng với lãi suất cố định nhẳm mục đích phục hồi kinh tế.
Mỹ: Có lẽ dư luận không bất ngờ khi GDP quí 2 chỉ đạt 1,6%. Điều này cũng dễ hiểu khi nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô (thâm hụt ngân sách, thâm hụt ngoại thương, kinh doanh nhà, thất nghệp...) đều được công bố ở dạng tin xấu.
Sự "bất thường", "u ám" của kinh tế Mỹ đã chiếm vị trí số một trong chương trình nghị sự của Tổng tống B.Obama trong thời điểm hiện nay.
Phản ánh quyết tâm của Chính phủ Mỹ, trong tuyên bố ngày 27/08, Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke cam kết sẽ “cố gắng hết khả năng của mình” để đảm bảo đà phục hồi kinh tế và sẵn sàng thực hiện thêm nhiều biện pháp kích thích nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng.
Thực hiện đúng cam kết về ra tay hỗ trợ nền kinh tế, Cục dự trữ Liên bang (FED) đã có bước đi đầu tiên trong việc mua trái phiếu. Tính đến thời điểm hiện nay, FED đã mua tổng cộng 10,185 tỷ USD trái phiếu kho bạc kể từ khi chương trình bắt đầu hôm 17/08.
Tuy thể hiện quyết tâm vực kinh tế Mỹ, FED cũng nhấn mạnh “cảnh giác và linh hoạt” đối với lạm phát. Về những tháng cuối năm 2010, Ông Ben Bernanke dự báo kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm và hy vọng tăng tốc trở lại vào năm 2011.
Đối với kinh tế Mỹ, chi tiền nhiều hơn có lẽ là giải pháp luôn được sử dụng khi kinh tế gặp khó khăn. Phản ánh quan điểm này, ngày 30/8, nhà kinh tế giành giải Nobel, ông Krugman cho rằng “mọi thứ đang ám chỉ cần thiết phải chi tiêu nhiều hơn. Nền kinh tế Mỹ hiện vẫn rất khó khăn và trì trệ”.
Châu Âu: Với tập hợp các quốc gia có qui mô và tiềm lực kinh tế khác nhau, kinh tế Châu Âu không thể tiến nhanh mà vẫn "chầm chậm" tiến bước.
Về tổng quan, GDP quý 2 của Eurozone tăng trưởng 1% so với 3 tháng đầu năm, không đổi so với số liệu dự báo được công bố lần trước.
Trong khối Eurozone, khi tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi (7.6%), với mức tăng trưởng khá (quí 2 đạt 2,2%), Đức là đầu tàu kéo Eurozone đi lên. Tuy nhiên cách điều hành kinh tế của Đức cũng không nhận được sự nhất trí cao của nhiều nước, đặc biệt trong thời điển Hy Lạp rơi vào khủng khoảng nợ công vừa qua.
Với chiến lược lãi suất ở mức thấp (1%) và đồng Euro đã giảm gía nhiều so với đồng USD (từ 1,5 xuống còn 1,2 Euro/USD) và nợ công được kiềm chế, Eurozone hy vọng cạnh tranh được với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.
Tuy nhiên đó là thời điểm trung hạn, còn hiện tại kinh tế Châu Âu sẽ có nhịp điệu "từng bước, từng bước" là phù hợp hơn cả.
Nhật Bản: Sau khi chứng kiến đồng Yên lên giá ở mức cao nhất trong vòng 15 năm qua, ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) quyết định bơm thêm cho hệ thống ngân hàng nước này 10.000 tỷ Yên (tương đương 118 tỷ USD) dưới dạng các khoản vay kỳ hạn 6 tháng với lãi suất cố định.
Đây không phải lần đầu tiên trong năm 2010 ngân hàng Nhật bơm tiền cho hệ thống ngân hàng. Vào tháng 3, khi đó BOJ tăng gấp đôi quy mô nguồn cung tín dụng lên 20.000 tỷ Yên thông qua các khoản vay thời hạn 3 tháng.
Như vậy, BOJ đã nâng tổng số tiền hỗ trợ dành cho lĩnh vực ngân hàng lên 30.000 tỷ Yên (tương đương 354 tỷ USD).
Trong bối cảnh đồng Yên lên giá đã ảnh hưởng mạnh đến đà phục hồi kinh tế, BOJ đã có bước đi cụ thể và dứt khoát khi đưa lượng tiền lớn vào lưu thông (trung bình 1 tỷ USD/ngày). Kinh tế Nhật phản ứng ra sao, câu trả lời vẫn ở phía trước.
Kinh tế thế giới luôn tìm được lực đẩy từ các chính sách hỗ trợ từ các nền kinh tế. Sự đồng điệu trong các chính sách kinh tế sẽ là điều kiện cần thiết để kinh tế thế giới tăng trưởng.
Nguồn: stockbiz