Tại Hội thảo “Nhận định các kênh đầu tư năm 2011”, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết: “Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2011, sản xuất tiêu thụ hầu hết các sản phẩm thép trong nước sản xuất vẫn tăng trưởng, nhưng nhập khẩu thép dẹt thì giảm rõ rệt, do nhu cầu thép của nhiều ngành kinh tế giảm sút, kết quả là tiêu thụ thép cả nước đã giảm 3,54% so với cùng kỳ năm 2010. Tình hình kinh tế trong nước 6 tháng cuối năm 2011 có thể vẫn gặp nhiều khó khăn nên tiêu thụ thép cả năm 2011 sẽ giảm so với năm 2010”. Bất cập trong ngành thép Việt Nam Sau nhiều năm kinh tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định với mức tăng trưởng GDP hàng năm từ 6,5-7%/ năm, công nghiệp thép trong nước được chú ý đầu tư và đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thép của cả nước. So với các nước khu vực Đông Nam Á, tiêu thụ thép của Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 2, sau Thái Lan, với tổng lượng tiêu thụ thép cả nước năm 2009-2010 ở mức 11 triệu tấn/năm, tiêu thụ thép theo đầu người mức 130kg/người. Tăng trưởng sản xuất các sản phẩm thép trong nước 5 năm gần đây đạt xấp xỉ 20-30%/ năm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thép Việt Nam giống như một số ngành công nghiệp khác đã bộc lộ một số điểm yếu cơ bản. Toàn cảnh Hội thảo “Nhận định các kênh đầu tư 2011” Các công ty thép phát triển tràn lan, không theo quy hoạch gây nên tình trạng mất cân đối trầm trọng. Các sản phẩm thép như: thép xây dựng, thép ống, thép mạ kim loại và sơn phủ màu,…, được đầu tư quá mức, vượt xa nhu cầu (gần gấp đôi), trong khi nhiều sản phẩm thép khác như: thép tấm, thép cuộn cán nóng, thép không gỉ, thép chế tạo,… không được chú ý đầu tư. Hiện tại, mỗi năm nước ta phải nhập trên 5 triệu tấn các sản phẩm thép nói trên. Ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được hàng năm lên tới xấp xỉ 7 tỷ USD, trong khi năm 2010, chúng ta chỉ mới xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn thép (giá trị trên 1 tỷ USD). Trang thiết bị công nghệ không đạt mức tiên tiến, không đủ sức mạnh khi hội nhập sâu với kinh tế khu vực và thế giới. Gần đây mới có 1-2 công ty lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, nhưng còn đang trong giai đoạn xây dựng. Nhiều dự án thép do các địa phương cấp phép đầu tư không đủ điều kiện để khi nhà máy xây dựng xong có thể vận hành ổn định lâu dài. Vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý các sản phẩm gây ô nhiễm không được chú trọng đầu tư hoặc không đủ vốn và kiến thức để lường trước những tác động đến môi trường. Một số kiến nghị cho sự phát triển của ngành thép Việt Nam Trước tình trạng bất cập của ngành thép, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam đã đưa ra một số kiến nghị cho sự phát triển bền vững của ngành thép. Theo đó, cần chấn chỉnh việc cấp phép đầu tư các dự án thép ở các địa phương. Kiên quyết thu hồi giấy phép các dự án không có trong quy hoạch và không thực hiện các thủ tục quy định đầu tư do Chính phủ đã ban hành. Tôn trọng các quy định mà Bộ Công thương đã ban hành về quy mô, công suất đầu tư và các điều kiện để dự án thép phát triển bền vững. Ưu tiên các dự án nhà máy thép sản xuất các sản phẩm thép Việt Nam còn phải nhập khẩu với số lượng lớn như: Thép tấm, thép cuộn cán nóng, thép chất lượng, thép chế tạo…để giảm bớt nhập siêu. Tăng cường giám sát thúc đẩy các dự án đầu tư FDI. Có biện pháp khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm thép Việt Nam đang dư thừa sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thép sẽ giúp cho ngành thép giải quyết lượng thép dư thừa, doanh nghiệp có thêm nguồn ngoại tệ để nhập nguyên liệu và sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được và giảm nhập siêu. Nguồn tin:QĐND
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN