Tin kinh tế - tài chính nổi bật trong ngày: Nhiều mặt hàng thiết yếu gần đây tăng giá mạnh xuất phát chủ yếu từ các nguyên nhân như giá nguyên liệu đầu vào, chênh lệch tỷ giá… chứ không phải do mất cân bằng cung - cầu. Xem thêm: Bộ Công Thương: “Bão giá” không phải do cung - cầu - Sáu quốc gia lớn thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), bao gồmViệt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines, đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, với mức tăng trưởng dự kiến 7,3% trong năm nay và 6% trong 5 năm tới. Trong giai đoạn từ 2011-2015, Việt Nam được dự đoán có mức tăng trưởng trung bình cao nhất với 7,1%, tiếp theo là Indonesia với 6,6%, Malaysia 5,5%, Thái Lan 5,2%, Singapore 4,7% và Philippines 4,6%. - Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp quyết liệt thực hiện mục tiêu khó khăn “đảm bảo bình ổn thị trường,” kiểm soát giá tiêu dùng các tháng cuối năm trong khi giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tiếp tục tăng cao. - Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay đạt hơn 7,2 tỉ USD so với 6,6 tỉ USD năm 2009. Thông tin này được trích dựa trên báo cáo Kiều hối và Di trú toàn cầu do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 8.11. Xem thêm: 2010: Kiều hối chuyển về Việt Nam đạt hơn 7,2 tỉ USD - Ngày 8-11, tại cuộc giao ban tháng 11-2010 của Bộ Công thương, ông Phan Văn Chinh - vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu - cảnh báo hiện đang có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thay vì sản xuất tại VN lại đang chuyển sang nhập khẩu và bán lại lấy lời. Theo ông Chinh, đây là điều đáng báo động vì từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp FDI đã tăng nhập khẩu đến 40%, trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ tăng khoảng 20%. Cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến nhập siêu và lạm phát, ông Chinh đề nghị phải rà soát lại quy định cấp phép kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI theo hướng siết chặt việc nhập khẩu, bán lại của các doanh nghiệp sản xuất. Những hợp đồng quản lý, tư vấn, thiết kế, tiếp thị... resort, khách sạn nghỉ dưỡng, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại cao cấp tại Việt Nam đang nằm trong tay các công ty nước ngoài có thương hiệu quốc tế. - Bộ Xây dựng vừa cho biết, hiện nay đã có 59/63 tỉnh, thành phố có quy hoạch vùng tỉnh. Tất cả các đô thị từ loại IV (thị xã) trở lên đều đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt, số đô thị có quy hoạch chung được phê duyệt chiếm tỷ lệ khoảng 93%. Tuy nhiên, tính dự báo của một số đồ án quy hoạch chung xây dựng còn thấp, việc điều chỉnh khi có nhu cầu phải trải qua một quy trình phức tạp và kéo dài chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Việc triển khai quy hoạch chi tiết cũng chưa được coi trọng tại nhiều địa phương. Hiện, các đồ án quy hoạch này đã được giao cho các địa phương có liên quan quản lý và thực hiện công bố quy hoạch theo quy định. - Những vấn đề quan trọng về thị trường bất động sản (BĐS) sẽ được các chuyên gia quốc tế, các nhà hoạch định chính sách thảo luận trong hội thảo "Phát triển nhà ở và thị trường BĐS: kinh nghiệm thế giới và lựa chọn cho Việt Nam", diễn ra vào ngày 26-28/11 sắp tới. - Sóng to gió lớn hai ngày qua ngăn cản 3 tàu trọng tải lớn chở dầu thô cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) không thể cập cảng, phải neo chờ tại vịnh Việt Thanh. - Trong bối cảnh tỷ giá VND/USD tăng mạnh khiến nhiều mặt hàng tăng giá, các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP.HCM, trong đó có cả các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá, không còn cách nào khác là cũng phải tăng giá bán. - Thị trường thực phẩm cả 2 miền Nam - Bắc bắt đầu lập mặt bằng giá mới, tăng 10-15% so với trước. Không chỉ lấy cớ nguồn cung gián đoạn do mưa lũ, giới kinh doanh còn mượn việc đôla, vàng và lương tăng để điều chỉnh giá.
- 23h20: Giá vàng thế giới hiện đã leo lên kỷ lục 1.420 USD/oz do USD xuống và lo ngại châu Âu dấy lên. Dầu tăng 0,22% lên 87,25 USD/thùng.
- Theo các chuyên gia kinh tế, bản chất của hiện tượng găm giữ USD trong dân xuất phát từ những lo ngại về lạm phát. Tuy nhiên, việc găm giữ loại ngoại tệ này chưa chắc đã an toàn như mong đợi do chính bản thân đồng tiền này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ mất giá cao.
Xem thêm: Trữ USD lúc này liệu có an toàn?
Xem thêm: OECD: Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
- Theo Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới Janamitra Devan, Việt Nam đã có cải thiện đáng kể về thứ hạng, trong môi trường kinh doanh 2011, tăng 10 bậc từ vị trí thứ 88 lên thứ 78 .
Xem thêm: Việt Nam vượt Trung Quốc về môi trường kinh doanh
- Được đánh giá cao về những cải cách đối với môi trường kinh doanh nhưngViệt Nam vẫn bị Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào nhóm 10 quốc gia kém nhất thế giới về mức độ bảo vệ nhà đầu tư.
Xem thêm: Việt Nam nhận điểm kém về mức độ bảo vệ nhà đầu tư
- Theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam cần khoảng 10 tỷ USD ròng mỗi năm để duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Do vậy, sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân rất quan trọng. Việc tham gia vào tăng trưởng bền vững không nên chỉ dựa vào những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn.
Xem thêm: Việt Nam cần 10 tỷ USD mỗi năm đầu tư vào hạ tầng
Xem thêm: Hạn chế tối đa "tát nước theo mưa", tạo sốt giá ảo
- Hiện tình hình tồn kho của nhà máy lọc dầu Dung Quất đã “an toàn”, êm ả đối với tập đoàn dầu khí Việt Nam, nhưng lại là khó khăn với tổng công ty Xăng dầu Petrolimex - đối tác chính “giải cứu” xăng dầu tồn kho của nhà máy này.
Xem thêm: Petrolimex kêu khó khăn vì “giải cứu” Dung Quất
- "Sản xuất công nghiệp tháng 10 có xu hướng giảm nhẹ, thấp hơn 0,2 điểm % so với tốc độ tăng của 10 tháng”, Bộ Công Thương lưu ý tại bản báo cáo tháng 10, vừa được công bố. Dù vậy, thông tin tích cực là mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp 13,5% trong 10 tháng đã cao hơn con số kế hoạch 12%. Nhưng ở góc nhìn cận cảnh hơn, lĩnh vực công nghiệp nặng, bao gồm cả năng lượng, đang trong xu hướng “chìm” xuống so với cùng kỳ năm ngoái, ngược lại công nghiệp nhẹ tiếp tục bứt phá, đặc biệt là nhóm hàng liên quan nhiều đến xuất khẩu.
- Trong phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội thảo về cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam cho thấy, với việc đơn giản hóa gần 5.000 thủ tục hành chính , đề án 30 sẽ mang lại khoản tiết kiệm gần 30.000 tỷ đồng mỗi năm, tương đương 1,4 tỷ USD (1,55% GDP) cho người dân và doanh nghiệp. Riêng trong lĩnh vực thuế, các thủ tục về hóa đơn đã được cải cách theo hướng cho phép các doanh nghiệp được tự in hóa đơn và thay vì đăng ký, doanh nghiệp chỉ phải thông báo cho Bộ Tài chính khi phát hành và sử dụng mẫu hóa đơn tự in giúp tiết kiệm gần 400 tỷ đồng/năm.
Xem thêm: Nhiều doanh nghiệp FDI chuyển sang nhập khẩu
Xem thêm: Trào lưu sính ngoại của bất động sản Việt Nam
- Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) đang đẩy nhanh công tác trồng mới cao su nhằm thay thế những vườn cây già cỗi cũng như hình thành các vườn cây mới sử dụng giống tiên tiến, cho năng suất cao.
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn cho biết, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc Bộ đăng ký triển khai thực hiện năm 2010 là 41.079 tỷ đồng tại 593 dự án, trong đó có 341 dự án chuyển tiếp, 132 dự án khởi công mới, 27 dự án hoàn thành và 87 dự án chuẩn bị đầu tư. Hiện các đơn vị đang tập trung triển khai các dự án trọng điểm, nhất là trong lĩnh vực ximăng, thủy điện để đảm bảo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra.
Xem thêm: Định hướng phát triển thị trường bất động sản
Xem thêm: Thời tiết xấu đe dọa nhà máy lọc dầu Dung Quất
Xem thêm: Bán lẻ gặp khó vì tỷ giá
Xem thêm: Thực phẩm mượn giá vàng và đôla để leo thang
- Những ảnh hưởng từ thiên tai, bão lụt năm 2010 sẽ tác động không nhỏ đến sản lượng lúa gạo tại các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Thái Lan… Trong khi đó, một số quốc gia đã có thông báo về chính sách giảm sản lượng lúa gạo năm 2011. Nguồn cung gạo năm 2011 giảm, trong khi nhu cầu về gạo vẫn gia tăng, sẽ đẩy giá gạo xuất khẩu năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010.
- Năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 2 toàn cầu, chiếm 14% tổng lượng tiêu dùng của toàn thế giới; đến năm 2020, thị phần tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng đến mức 22%, chỉ sau mức 35% của Mỹ và vượt xa mức 8% của Nhật Bản
- Cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc (SAFE) sẽ thắt chặt quản lý hạn ngạch nợ nước ngoài của các ngân hàng và đưa ra quy định mới về dự phòng tiền tệ. Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của các tổ chức tài chính tại Trung Quốc. Động thái mới nhất từ phía Trung Quốc cho thấy sự lo lắng của nhiều nhà hoạch định chính sách cao cấp trên khắp thế giới sau khi FED công bố chương trình mua nợ trị giá 600 tỷ USD.
- Canada sẽ thắt chặt quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng tính minh bạch của các nhà đầu tư. Những lo ngại bất ổn chính trị gần đây xung quanh việc Tập đoàn dầu khí BHP Billiton’s mua lại PotashCorp đã khiến chính phủ Canada có động thái trên. Bộ trưởng công nghiệp Canada Tony Clement cho biết, chính phủ Canada còn yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải công khai hoạt động kinh doanh, quá trình chuyển giao công nghệ, cạnh tranh và các cam kết đáp ứng lợi ích cho nước sở tại. Ở một số nước, nhiều thương vụ cũng không được phê duyệt nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
- Nhiều đoàn thể doanh nghiệp lớn từ Mỹ, Nhật Bản và các nước tiêu dùng đất hiếm khác kêu gọi G20 thực thi áp lực với Trung Quốc để loại bỏ việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Đất hiếm rất quan trọng đối với các ngành sản xuất năng lượng sạch, ô tô, lọc dầu, hóa chất và ngành công nghiệp điện tử trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên hiện nay, các ngành này đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung đất hiếm càng ngày gia tăng. Nếu không có đủ nguồn cung và kênh tiếp cận nguyên tố đất hiếm thì những nỗ lực toàn cầu như ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị cản trở nghiêm trọng.
Nguồn: atpvietnam