Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin Thép Châu Á

Sail điều chỉnh lại mục tiêu sản xuất trong kế hoạch mở rộng

Công ty thép quốc doanh Ấn Độ (Sail) đã quyết định mở rộng công suất hoạt động. Hiện tại, nhà sản xuất này đang nhắm đến công suất sản xuất 23.46 triệu tấn kim loại cán nóng mỗi năm trước năm 2012, thấp hơn 26 triệu tấn/năm trước năm 2010 mà công ty đã vạch ra trước đây.
Hiện tại suy thoái kinh tế và điều kiện thị trường không thuận lợi đã yêu cầu Sail phải hoãn lại các kế hoạch lần nữa và sẽ nỗ lực đạt công suất 26 triệu tấn trước năm 2012. Hiện tại, công suất kim loại cán nóng khoảng 14 triệu tấn/năm.
Gần đây, Sail đã giảm bớt đầu tư Rs 100 tỉ ($2 tỉ) trong năm tài chính này xuống còn Rs 440 tỉ.
 
Tata Steel (Thailand) vận hành lò nung vào tháng tới
Tata Steel (Thailand) dự kiến sẽ vận hành lò nung công suất 500,000 tấn/năm vào cuối tháng 8. Lò nung THB 4 tỉ ($117 triệu) được đặt tại nhà máy sản xuất các sản phẩm thép dài của công ty ở Chonburi Industrial Estate (Bowin), tỉnh Chonburi.
Lò nung này sẽ cung cấp kim loại cán nóng với năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và sản phẩm có chất lượng cao hơn. Công ty này do Tata Steel Global Holdings, Ấn Độ nắm giữ 70% cổ phần, dự kiến sẽ sản xuất 1.1 triệu tấn các sản phẩm thép dài thành phẩm trong năm 2009, gần với mức sản lượng năm 2008.
Tata Steel (Thái Lan) đã đạt công suất 1.7 triệu tấn các sản phẩm thép dài mỗi năm nhưng suy giảm kinh tế và các yếu tố bất lợi khác đã làm cho sản lượng của công ty thấp hơn.
Trước đây, theo Millennium Steel, nhà máy có công suất sản xuất phôi thép đạt 1.2 triệu tấn/năm và hoạt động ở tỉnh Saraburi, Chonburi, và Rayong. Trong năm 2009, có xấp xỉ 80% các sản phẩm thép dài của công ty được bán trên thị trường nội địa, còn lại là xuất khẩu và chủ yếu sang Đông Nam Á.
Trong khi đó, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thép dài ở Thái Lan được dự kiến là vẫn giảm trong năm 2009. Trong tháng 5, Hiệp hội sắt thép Thái Lan dự đoán nhu cầu thép thực tế đối với các sản phẩm thép dài sẽ giảm 22% xuống còn 4.21 triệu tấn từ mức 5.389 triệu tấn trong năm 2008.

Thai apparent consumption of long products
 
(Source: Isit) '000 t
 
2006
2007
2008
Production
4,212
3.932
4,250
Import
985
1,809
1,820
Export
373
591
681
Consumption
4,824
5,150
5,389

 
Các nhà máy EAF ở Việt Nam không thể mua đôla để nhập khẩu phế liệu
5 nhà máy thép nhỏ ở Việt Nam (Song Da Steel, Thep Viet, Hoa Phat Group, Van Loi và Dinh Vu) đã viết thư đệ trình lên Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) phàn nàn về những khó khăn mà họ phải đương đầu với việc đảm bảo ngoại tệ để nhập khẩu phế liệu.
Vì vậy, VSA đã gởi thư trực tiếp đến văn phòng của Phó Chủ tịch nước và Bộ Công thương, 1 thành viên cấp cao của VSA cho biết.
SBB cho biết rằng chính phủ cũng đang đưa ra các biện pháp kiểm soát do việc thắt chặt cung cấp đồng đôla Mỹ.
Theo VSA, chỉ 10% nhu cầu phế liệu của Việt Nam là có sẵn trong nước. Nhập khẩu phế liệu hợp kim tăng 958,000 tấn từ tháng 1-6/2009 so với mức 887,000 tấn trong nửa đầu năm 2008. Điều này là do công suất sản xuất phôi thép mới của EAF ở Việt Nam tăng lên.
 
China Steel giảm sản lượng 32% trong nửa đầu năm , đạt lợi nhuận trong quý 2
Sản lượng thép của China Steel Corp (CSC) giảm 32% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 3.47 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm 2009, theo báo cáo tài chính ngày 21/7 của nhà sản xuất thép Đài Loan. Nhưng công ty cũng đạt được lợi nhuận trong quý 2 sau khi lỗ 2 quý liên tiếp.
Doanh số bán giảm 30% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 3.65 triệu tấn từ tháng 1-6. CSC đã cảm thấy nhu cầu yếu trong quý 1 và đã đóng cửa lò nung số 3 ở nhà máy Cao Hùng trong tháng 4 để bảo dưỡng trong 4 tháng.
Công ty đã báo cáo lỗ trước thuế là TWD 8,796 triệu ($268 triệu) trong nửa đầu 2009, nhưng đạt được lợi nhuận trước thuế ở mức kỷ lục là TWD 774 triệu ($24 triệu) trong quý 2. Quý 2 cũng đã cải thiện liên quan đến lỗ trước thuế là TWD 9,571 triệu trong quý 1.
Doanh thu của CSC đạt TWD 73,277 triệu ($2.23 tỉ) từ tháng 1-6, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu trong quý 2 là TWD 36,674 triệu.
 
Nippon Steel là nhà sản xuất dầm thép H lớn nhất ở Nhật trong tháng 6
Nippon Steel là nhà sản xuất dầm thép H lớn nhất ở Nhật trong tháng 6, đây là lần đầu tiên trong hơn 5 năm qua, vượt hơn cả Tokyo Steel – Theo báo ngành Tekko Shinbun ở Nhật Bản.
Sản lượng của Nippon Steel đạt 71,000 tấn, tăng gần 25% trong tháng 5, trong khi sản lượng của Tokyo Steel là 60,590t, giảm hơn 12%
so với cùng kì tháng trước. Nguyên nhân có thể là do Tokyo Steel, Nippon Steel không tin vào giá phế liệu tăng, 1 nhân viên của Hiệp hội sắt thép Nhật Bản (JISF) cho biết.
Xuất khẩu thép hình của Nhật Bản trong tháng 5, bao gồm cả dầm thép H, tổng cộng là 53,713t, tăng 34.5% so với tháng 4 bởi vì sức mua – sức bán của thép Hàn Quốc ở các thị trường khác giảm, theo dữ liệu của JISF. Xuất khẩu hơn 40,500 tấn sang Hàn Quốc, tăng gần 54% trong tháng 4.
Nippon Steel đang xuất khẩu trên 15,000 tấn dầm thép H sang Hàn Quốc trong tháng 6-7.