Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tình hình kinh tế Mỹ năm 2011 có thể còn tồi tệ hơn so với năm 2010

Khả năng FED thắt chặt chính sách khi QE2 kết thúc và cú sốc bên ngoài tạo ra đòn giáng kép vào đà phục hồi của kinh tế Mỹ hiện vốn rất mong manh.

Khi nước Mỹ bước vào quý 2/2011, người ta thường dễ so sánh tình hình hiện nay với cách đây 1 năm, trước khi nỗi sợ kinh tế suy thoái lần 2 khiến thị trường chứng khoán toàn cầu đi xuống.

Hiện nay, tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm xuống, FED nhiều khả năng thực hiện chính sách thoái lui và cú sốc bên ngoài (tình hình rối ren tại các nước Arập và động đất Nhật) đã khiến rủi ro kinh tế vĩ mô lên cao. Hơn thế nữa, chính sách tài khóa của Mỹ đang bị thắt chặt chứ không phải nới lỏng.

Ngược lại với năm 2010, nước Mỹ có thêm chính sách kích thích tài khóa; trong năm 2011, khi chi tiêu công bị cắt giảm, tăng trưởng sẽ đi xuống. Cuộc chiến ngăn khả năng chính phủ Mỹ đóng cửa đã khiến ngân sách năm 2011 giảm tới 40 tỷ USD. Động lực giảm ngân sách lớn hơn bởi Quốc hội và Nhà trắng cân nhắc cải tổ hệ thống phúc lợi.

Việc cắt giảm ngân sách diễn ra ở thời điểm giá dầu đã tăng cao suốt quý 1/2011. Theo phần lớn các cách tính toán, nếu đà tăng của giá dầu từ tháng 10/2010 được duy trì, kinh tế Mỹ sẽ mất đi 1% tăng trưởng của năm 2011 và năm 2012.

So sánh về thách thức của FED năm 2010 và năm 2011 sẽ cho thấy rõ nhất khác biệt của 2 năm. Năm 2010, sau khi thử nghiệm đưa ra ý tưởng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng trưởng giữa năm 2010 lập tức đảo ngược. Năm 2011, khi lạm phát tăng, FED đương đầu với thách thức lớn hơn, đặc biệt xét đến việc tăng trưởng đã chững lại.

Khi 3 chủ tịch khu vực có quyền bỏ phiếu của FED kêu gọi cần đưa ra đường hướng thoái lui chính sách tiền tệ rõ ràng hơn, nhóm nhà hoạch định chính sách khác, dẫn đầu bởi chủ tịch FED đã từ chối và khẳng định lạm phát vẫn ở mức ổn định.

Sự ngần ngại của ông có thể liên quan đến thế tiến thoái lưỡng nan mà Ngân hàng Trung ương đang gặp phải trong bối cảnh lạm phát giá năng lượng tăng và chính sách tài khóa thắt chặt.

Áp lực buộc FED thắt chặt chính sách tiền tệ khi lạm phát tăng đồng nghĩa với khi cú sốc giá dầu tăng, FED chưa thể phản ứng tức thì. Xét đến lời chỉ trích kịch liệt khi FED tung ra QE2 vào năm 2010, chủ tịch FED chắc chắn bị dư luận “ném đá” không thương tiếc nếu chỉ cần có một tín hiệu nào về QE3.

Khi nhiều chuyên gia dự đoán về việc có thêm chính sách kích thích tài khóa được đưa ra, sự hiện diện đông đảo của nghị sỹ Đảng Cộng hòa trong Hạ viện đã khiến người ta buộc phải nghĩ lại, nhiều khả năng các biện pháp thắt chặt sẽ được thực thi.

Giá dầu cao và biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ khiến bức tranh vĩ mô của kinh tế Mỹ trở nên xám hơn.

Ngân hàng Trung ương các nước (tại châu Âu và phần lớn các nước mới nổi) thắt chặt hoặc ngần ngại thay đổi chính sách như FED hay Ngân hàng Trung ương Anh. Trận động đất bi thảm tại Nhật và cú sốc hạt nhân đồng nghĩa với chuỗi cung ứng sản phẩm trong kinh tế toàn cầu chịu gián đoạn và kinh tế Nhật đi xuống.

Thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn tăng trưởng tốt bất chấp các rủi ro, có lẽ bởi sự hoảng sợ giữa năm 2010 mang đến cơ hội mua vào lý tưởng.

Tuy nhiên sự phục hồi của thị trường tài sản có độ rủi ro cao sau thời điểm tháng 8/2010 bắt nguồn không ít từ các kế hoạch kích thích tiền tệ và tài khóa mạnh tay từ Mỹ, điều này sẽ không lặp lại trong năm 2011. Điều tốt nhất mà người ta có thể hy vọng, chính là một chính sách trung lập từ FED. Chính sách tài khóa hiện vốn đã đang bị thắt chặt.

Năm 2011, cú sốc giá dầu cao và ít lựa chọn chính sách có thể khiến các thị trường biến động mạnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Bất chấp căng thẳng chính trị và thị trường về lạm phát tại Mỹ, bài học của năm 2010 cho thấy triển vọng lạm phát/tăng trưởng có thể thay đổi chóng mặt theo hướng cần thêm chính sách hỗ trợ.

Xét đến việc chính sách tài khóa vốn đã bị thắt chặt, FED sẽ khôn ngoan nếu duy trì chính sách hỗ trợ ở thời điểm hiện tại.

Nguồn: Economist

ĐỌC THÊM