Dự báo, lượng nhập khẩu trong 2 tháng cuối năm sẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 200 nghìn tấn/tháng do lượng tồn kho trong nước vẫn còn rất lớn. Lượng nhập khẩu thép tấm, thép thép thanh, thép lá cán nóng và tôn tăng so với tháng trước. Lượng nhập khẩu các loại thép khác và phôi thép đều giảm rất mạnh so với tháng 9, trong đó phôi thép giảm 59,2%, thép cuộn cán nguội giảm 22,16%, thép không gỉ giảm 88,56%, thép tấm cán nguội giảm 15,09%...
Giá phôi thép thế giới tiếp tục giảm nhẹ
Giá thép thế giới tiếp tục giảm thêm 20 USD/tấn khi kinh tế toàn cầu vẫn chưa có điểm sáng. Kết thúc tuần qua, giá phôi thép tại các nước Viễn Đông chào bán ở mức 300 USD/tấn FOB trong khi các nước Địa Trung Hải chào bán với giá 315 USD/tấn FOB.
Thị trường thép trong nước:
Tháng 11, tiêu thụ thép xây dựng tăng
Đúng như bản tin “Thông tin thương mại” nhận định, sức mua thép xây dựng trong tháng 11 đã tăng mạnh gần 200 nghìn tấn lên mức gần 300 nghìn tấn. Giá phôi thép thế giới đầu tháng 11 tăng lên mức 400 USD/tấn là nguyên nhân chính khiến cho người tiêu dùng đẩy mạnh mua hàng do lo ngại giá sẽ còn tăng cao. Bên cạnh đó, tiến độ thi công các công trình dang dở được đẩy nhanh hơn.
Trước tình hình sức tiêu thụ tăng cùng với giá thép thế giới nhích tăng, các doanh nghiệp thép trong nước đã liên tục tăng giá bán. Chỉ trong vòng 5 ngày (từ 21/11-26-11), Tổng công ty Thép Việt Nam đã tăng giá bán 2 lần với tổng cộng là 600 nghìn đồng/tấn, hiện đứng ở mức 10,8 triệu đồng/tấn đối với thép ử 6 và 8.
Giá bán lẻ thép xây dựng thậm chí còn tăng mạnh hơn, từ 10 triệu đồng/tấn lên mức trên dưới 13 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, cuối tháng 11, sức mua đã chùng lại khiến giá bán lẻ đã hạ xuống còn khoảng 12 triệu đồng/tấn, cao hơn khoảng 3 triệu đồng/tấn so với thị trường Trung Quốc.
Cần nhấn mạnh lại với các doanh nghiệp Việt Nam: Hiện nay Trung Quốc đã hạ thuế xuất khẩu thép xuống còn 0% nhằm kích thích xuất khẩu. Do vậy, nếu mức giá chênh lệch với thị trường Trung Quốc quá lớn sẽ tạo cơ hội cho hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, tạo bất lợi cho tiêu thụ thép sản xuất trong nước.
Tình hình nhập khẩu sắt thép thép tháng 10 và 10 tháng năm 2008
- Tháng 10/2008, nhập khẩu sắt thép tiếp tục giảm thêm 10%
- Tháng 10, giá các loại thép và phôi thép nhập khẩu giảm mạnh, có loại giảm đến 50% so với tháng 9.
Tháng 10/2008, lượng sắt thép nhập khẩu tiếp tục giảm thêm 10% xuống còn 270 nghìn tấn. Như vậy, trong 7 tháng qua, lượng nhập khẩu sắt thép vào Việt Nam liên tục giảm. Dự báo, lượng nhập khẩu trong 2 tháng cuối năm sẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 200 nghìn tấn/tháng do lượng tồn kho trong nước vẫn còn rất lớn.
Lượng nhập khẩu thép tấm, thép thép thanh, thép lá cán nóng và tôn tăng so với tháng trước. Lượng nhập khẩu các loại thép khác và phôi thép đều giảm rất mạnh so với tháng 9, trong đó phôi thép giảm 59,2%, thép cuộn cán nguội giảm 22,16%, thép không gỉ giảm 88,56%, thép tấm cán nguội giảm 15,09%...
Giá các loại thép và phôi thép nhập khẩu trong tháng 10 nhìn chung giảm mạnh so với tháng 9. Cụ thể, giá phôi thép giảm 26,93% còn 841 USD/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 13,69% còn 945 USD/tấn, thép cuộn cán nguội giảm 12,12% còn 1.167 USD/tấn, thép lá cán nóng giảm gần 50% còn 865 USD/tấn, tôn giảm 36% còn 1.500 USD/tấn...
Tính trong 10 tháng năm 2008, lượng thép nhập khẩu đạt 7,32 triệu tấn, tăng 18,96% so với cùng kỳ năm 2007. Lượng phôi thép nhập khẩu tăng 20,6%, đạt 2,023 triệu tấn; thép cuộn cán nóng tăng 50,03%, đạt 1,5 triệu tấn...Lượng nhập khẩu thép tấm cán nguội có mức tăng trưởng mạnh nhất với 210,41%, đạt 30,34 nghìn tấn. Ngược lại, lượng thép thanh nhập khẩu giảm 35,18% xuống còn 148,55 nghìn tấn.
Về thị trường:
Tháng 10/2008, lượng sắt thép nhập khẩu từ các thị trường nhìn chung giảm. Trong đó,lượng nhập từ 2 thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Nhật Bản giảm 29,13% và 17,54% so với tháng 9/2008; giảm tương ứng 80,54% và 28,75% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng năm 2008, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 15,5% trong khi lượng nhập khẩu từ Nhật Bản vẫn tăng 37,44%.