Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (11-18/12/2009)

Tuần này, giá thép Thế Giới không thay đổi nhiều. Giá thép của Mỹ tăng cao; giá thép của Châu Âu giảm nhẹ vì lượng cầu yếu; giá thép của Châu Á đã được khôi phục, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Nhật Bản sang Nam Hàn cũng tăng, còn các nhà máy thép Ấn Độ đã dự tính sẽ tăng giá cho tháng 1/2010.

Ngày 18/12/2009, chỉ số giá thép của Thế giới là 102.11 điểm, giảm 0.21% so với tuần trước; của Mỹ là 92.66 điểm, bằng tuần trước; của Châu Âu là 89.93 điểm, giảm 1.92%; của Châu Á là 112.56 điểm, tăng 0.63%. Chỉ số giá thép dẹt là 95.73 điểm, giảm 0.1% so với tuần trước và chỉ số giá thép dài là 110.53 điểm, giảm 0.41%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Sau đợt tăng giá thép tấm dày vừa và thép dài tại thị trường Mỹ, tuần này nhà máy thép AK Steel và Severstal cũng tăng giá thép tấm. Tuần trước, nhà máy Nucor đã thông báo tăng giá thép tấm dày vừa thêm US$65/tấn Mỹ. Thép tấm dày vừa A36 tại Bắc Carolina là US$825/tấn Mỹ, cao hơn mức giá giao ngay hiện tại là US$600-620/tấn Mỹ. Thép tấm dày vừa A36 tại các nhà máy ở khu vực phía Trung Tây là US$609/tấn Mỹ, tăng US$32/tấn Mỹ so với tháng trước. Thêm vào đó, nhà máy Nucor đã lên kế hoạch tăng giá thép tròn và thép hình thêm US$65/tấn Mỹ. Giá thép phế liệu tăng thêm US$65/tấn Mỹ và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai bởi vì lượng cầu giảm.

Trong tháng 11/2009, lượng hàng đã giao đi từ Trung tâm Giao dịch Mỹ đạt gần 2.33 triệu tấn, thấp hơn 14.1% so với tháng 11/2008. Lượng hàng đã giao trong 11 tháng đầu năm 2009 là 27.3 triệu tấn, giảm 38.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép tồn kho của Trung tâm Giao dịch Kim loại Mỹ vào cuối tháng 11/2009 là 5.86 triệu tấn, thấp hơn 1.2% so với cuối tháng 10/2009 và thấp hơn 35.9% so với cùng kỳ năm 2008. Tóm lại, với tỷ lệ lượng hàng đã giao như hiện nay, thì lượng thép tồn kho của Mỹ tương đương với lượng cung của 2.5 tháng. lượng hàng đã giao đi từ Trung tâm Giao dịch Kim loại Canada trong tháng 11/2009 là 429,200 tấn, chỉ thấp hơn 4.4% so với tháng 11/2008. Đến nay, tổng lượng hàng đã giao của Canada đạt gần 4.6 triệu tấn, giảm 27.8% so với năm ngoái. Lượng thép thành phẩm tồn kho trong tháng 11/2009 là 994,100 tấn, tăng 2.3% so với tháng 10/2009 nhưng giảm 18.9% so với năm trước. Như vậy, với tỷ lệ lượng hàng đã giao hiện nay, thì lượng thép tồn kho của Canada tương đương với lượng cung của 2.3 tháng.

Vào ngày cuối tuần 12/12/2009, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,547,000 tấn thuần với công suất sản xuất 64.9%, tăng 58.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng được điều chỉnh giảm từ 97,611,000 tấn của cùng kỳ năm ngoái xuống còn 59,878,000 tấn với công suất sản xuất 50.8%, giảm tương ứng 38.7%. Sản lượng tính đến ngày 12/12/2009 tại một số khu vực (đơn vị tính là nghìn tấn thuần) như sau: bờ biển phía Đông Bắc: 143; Pittsburgh/Youngstown: 94; hồ Erie: 49; Detroit : 84; Indiana/Chicago: 436; khu vực phía Trung Tây : 199; khu vực phía Nam: 471 và khu vực phía Tây: 71.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Trong vài tuần gần đây, giá thép dẹt tại khu vực Bắc Âu có xu hướng giảm ngày càng nhiều hơn là vì lượng cầu yếu và sắp đến mùa lễ Giáng Sinh. Việc buôn bán trong 2 tuần vừa qua không có gì cải thiện, trước tình hình này Trung tâm Giao dịch Kim Loại và những người sử dụng đều muốn bán hàng đi hơn là tích trữ hàng tồn kho, điều này sẽ làm giảm tối đa lượng tồn kho vào cuối năm 2009. Các nhà sản xuất đã cho biết các nhà máy thép đã đánh dấu các đơn đặt hàng của quý 4/2009 từ tháng 8 và 9/2009 sẽ phải giảm giá cho quý 1/2010 là Euro 20-40/tấn. Hiện nay, giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng của Bắc Âu là Euro 375-400/tấn (tương đương US$548-585/tấn); giá xuất xưởng thép cuộn cán nguội là Euro 430-460/tấn; thép mạ kẽm nhúng nóng là Euro 460-480/tấn; thời gian giao hàng của thép cuộn cán nóng sẽ kéo dài 5-6 tuần, thép cuộn cán nguội và thép mạ kẽm nhúng nóng kéo dài 7-8 tuần.

Chủ tịch của Eurofer, ông WolfgangEder cho biết nhu cầu sử dụng thép của khối liên minh Châu Âu trong quý 1/2010 đã tăng 10-15% và giá thép sẽ khôi phục sau tháng 2/2010; tuy nhiên, do các lò luyện thép để không sẽ được hoạt động trở lại, nên điều này sẽ làm tăng sản lượng và kìm hãm sự khôi phục giá thép. Ông cũng cho rằng lượng cầu khôi phục sẽ đẩy công suất sản xuất trong nửa năm đầu 2010 tăng 75-80%, cao hơn 70% so với cùng kỳ trước đó.

Ông Eder dự đoán lượng thép nhập khẩu sẽ không gây bất lợi đến thị trường thép hiện tại bởi vì lượng thép nhập khẩu tại EU trong suốt năm 2009 là 10-10.5 triệu tấn, giảm tương ứng 50%, thấp hơn 19 triệu tấn so với năm 2008. Để tăng lợi nhuận cho ngành công nghiệp thép, 27 quốc gia của khối EU cần phải dừng sản lượng ở mức 25-30 triệu tấn càng sớm càng tốt. Ông Eder cho biết thêm việc cắt giảm năng suất sản xuất sẽ phải mất 6-8 năm.

Nhu cầu sử dụng thép tại các nước CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) giảm vì thời tiết lạnh. Hiện nay, giá thép tròn tại Nga và Ukraine giảm US$25-30/tấn, giá xuất xưởng mới nhất là US$475-500/tấn, giá xuất xưởng thép tròn của MMK và Evraz tại phía Tây Siberian trong tháng 12/2009 là US475-490/tấn, giá thép tròn của AcelorMittal tại KryviyRih là US$490-500/tấn.

Trong năm 2009, lượng thép xuất khẩu của Nga sang thị trường Châu Á tăng mạnh. Theo số liệu thống kê, lượng thép xuất khẩu của Nga trong suốt 9 tháng đầu năm 2009 là 20 triệu tấn, giảm 11% so với năm ngoái; trong khi đó, việc mua bán trên Thế Giới giảm 30%. Lượng thép xuất khẩu của Nga sang thị trường Châu Á từ tháng 1-9/2009 là 5.8 triệu tấn, tăng 33% so với năm ngoái; trong đó, lượng xuất khẩu của thép dài đạt 260%, thép dẹt đạt 330% và thép bán thành phẩm giảm 23%.

Sản lượng thép xuất khẩu của Nga trong 9 tháng đầu năm 2009

Quốc gia

Lượng xuất khẩu từ tháng 1-9/2009

(10,000 tấn)

Tỉ lệ tăng trưởng %

EU (27 quốc gia)

540

-34

Châu Á

580

33

Trung Đông

390

33

Châu Phi

80

17

CIS (ngoại trừ Nga )

210

-23

Các nước Châu Âu không thuộc khối EU

170

-42

Khu vực buôn bán được miễn thuế tại Bắc Mỹ

20

-50


III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Hiện nay, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của các nhà máy Nhật sang các nhà sản xuất thép cuộn cán nguội Nam Hàn trong quý 1/2010 là US$590-600/tấn (theo điều kiện FOB), tăng US$50-60/tấn so với quý 4/2009; giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Trung Quốc sang các nhà sản xuất thép cuộn cán nguội Nam Hàn là US$540/tấn (theo điều kiện CFR, giao hàng trong tháng 1/2010). Tại khu vực phía Tây Nam Châu Á và khu vực Trung Đông, giá thép phế liệu tăng và lượng cầu cũng tăng, nhà máy thép Hyundai đã tăng giá xuất khẩu của thép hình H lên US$600/tấn (theo điều kiện FOB) và của thép tròn từ US$500/tấn trở lên.

Tại Ấn Độ: sau đợt giảm giá trong tháng 10/2009, các nhà sản xuất thép tại thị trường nội địa cũng cắt giảm khoảng Rs 2,000/tấn. Riêng các Công ty thép lớn tại Ấn Độ như Công ty SAIL, Essar Steel, Jindal South West (JSW) và Bhushan Steel đều sẽ tăng giá thép trong tháng 1/2010. Công ty JSW cho rằng ngành công nghiệp thép nói chung sẽ trở nên lạc quan hơn và mức giá sẽ tăng lên trong năm tới. Tuy nhiên, tình trạng biến động quá mức của ngành công nghiệp thép trong 2 năm vừa qua là điều chúng tôi không đoán trước được.

Hiệp hội sắt thép Việt Nam cho biết giá thép xuất xưởng tại thị trường nội địa tăng thêm 300,000 VND/tấn. Sau đợt tăng giá này, giá thép cuộn xây dựng là 12.3 triệu VND/tấn và giá thép thanh là 12.1 VND/tấn. Nguyên nhân chính của sự tăng giá hiện nay là do giá thép bán thành phẩm trên thị trường Thế giới tăng, cộng thêm chi phí vận chuyển và tỉ giá của đồng Dollar Mỹ cũng tăng cao. Lượng thép tồn kho tại thị trường Việt Nam vào cuối tháng 11/2009 là 225,000 tấn, trong đó có 55,000 tấn thép nhập khẩu từ khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) với giá nhập khẩu thấp hơn mức giá bán tại thị trường nội địa từ 50,000-70,000 VND/tấn.

(Sacom)

ĐỌC THÊM