Hiệp hội Sắt Thép Thế Giới (WSA) dự báo lượng cầu thép toàn cầu sẽ tăng 10.7% trong năm 2010 bởi vì lượng cầu từ Trung Quốc và nhiều khu vực khác đều tăng; trong đó, lượng cầu thép của Trung Quốc sẽ tăng 6.7% trong năm 2010, của khối EU tăng 13.7% và của Mỹ tăng 26.5% so với năm trước. Lượng tiêu thụ thép của Bắc Mỹ và Châu Âu sẽ tăng lên theo từng quý; tuy nhiên, riêng lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc tăng không ổn định; do đó, sản lượng thép trên Thế Giới được dự đoán sẽ tăng đến 10% so với năm trước.
Tuần này, giá thép trên Thế Giới giảm nhẹ, trong đó có Mỹ, còn giá thép tại Châu Âu không thay đổi, nhưng tại Châu Á tiếp tục giảm vì bị ảnh hưởng bởi thị trường thép Trung Quốc ảm đạm. Ngày 18/6/2010, chỉ số giá thép theo SteelHome (SH_GSPI) của Thế Giới là 120.68 điểm, giảm 0.41% so với tuần trước; của Mỹ là 117.26 điểm, giảm 1.5% so với tuần trước; của Châu Âu là 111.12 điểm, bằng tuần trước; của Châu Á là 127.74 điểm, giảm 0.35% so với tuần trước. Chỉ số giá thép dẹt là 115.56 điểm, giảm 0.61%; chỉ số giá thép dài là 125.52 điểm, giảm 0.21% so với tuần trước.
I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Hiện nay, công suất sản xuất của Mỹ vẫn tăng, tăng cao trong 18 tháng. Vào ngày cuối tuần 12/6/2010, sản lượng thép thô của Mỹ là 1,803,000 tấn thuần với công suất sản xuất 74.6%. Sản lượng thép trong tuần này tăng 60.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cuối tuần 12/6/2010 tăng 1.0% so với sản lượng 1,785,000 tấn với công suất sản xuất 73.8% của tuần 5/6/2010. Sản lượng được điều chỉnh đến ngày 12/6/2010 là 39,551,000 tấn với công suất sản xuất 70.2%; tăng 66.4% so với mức sản lượng 23,764,000 tấn và công suất sản xuất 43.2% của cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cụ thể tại một số khu vực vào ngày 12/6/2010 (đơn vị tính là ngàn tấn thuần) gồm bờ biển phía Đông Bắc: 119; Pittsburgh/Youngstown: 123; Lake Erie: 43; Detroit : 120; Indiana/Chicago: 483; khu vực Trung Tây: 243; khu vực phía Nam: 590 và phía Tây: 82.
Lượng thép tồn kho của Mỹ tiếp tục tăng. Trong tháng 5/2010, tổng lượng hàng giao đi từ các Trung tâm Dịch vụ Kim loại Mỹ là 2.92 triệu tấn, tăng 29.4% so với tháng 5/2009; nhưng hơi giảm so với sản lượng 3.0 triệu tấn của tháng 4/2010. Lượng hàng đã giao tính đến nay là 14.4 triệu tấn, cao hơn 16.7% so với 5 tháng đầu năm 2009. Tổng lượng hàng tồn kho của Trung tâm Dịch vụ Mỹ tính đến cuối tháng 5/2010 là 7.0 triệu tấn, tăng hơn 7.8% so với năm ngoái; như vậy, tỉ lệ lượng hàng giao đi hiện nay bằng với lượng cung trong 2.4 tháng; điều này cho thấy lượng tồn kho đã tăng nhẹ từ mức 6.7 triệu tấn của tháng 4/2010, tương đương lượng cung trong 2.2 tháng.
Ủy ban Thương mại Quốc Tế Mỹ đã tuyên bố đánh thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng trên 200% đối với thép cuộn xây dựng không gỉ của Ý, Nhật Bản, Nam Hàn, Tây Ban Nha và Đài Loan -Trung Quốc.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Giá thép tấm sản xuất tại Scunthorpe Corus đã tăng vọt £60 lần thứ 4 trong vòng 5 tháng. Vì muốn bù phí nhập khẩu than đá và quặng sắt cao, nên các công ty thép hàng đầu tại Châu Âu đã tăng giá thép kể từ ngày 4/6/2010. Tuy nhiên, một số nhà phân tíchngành công nghiệp ở Anh lo sợ việc tăng thêm £260/tấn kể từ 7/2/2010 có lẽ là quá nhiều và các khách hàng sẽ không thể chấp nhận. ThyssenKrupp dự định tăng giá thép cuộn cán nóng lên ít nhất EUR200/tấn và giá thép dẹt có thể tăng lên EUR650/tấn. Năm nay, ArcelorMittal mong rằng sản lượng thép thô trên Thế Giới sẽ tăng lên 100 triệu tấn, bất chấp giá cả đang có biến động tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Sản lượng thép thô của ArcelorMittal đã giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay, giảm từ 103.3 triệu tấn của năm 2008 xuống 73.20 triệu tấn trong năm 2009 và người ta mong rằng đến năm 2010 sẽ tăng lên 90-100 triệu tấn. Hiện nay, nhà máy ArcelorMittal đang theo dõi sát sao lượng cầu thép tại Châu Âu và Bắc Mỹ bởi vì lượng cầu trên Thế Giới đang được khôi phục.
Giá xuất khẩu thép cán nóng của CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) hiện vẫn ổn định. Mức giá thương lượng mới nhất của thép cuộn cán nóng sản xuất trong tháng 6/2010 là US$570-590/tấn, nhưng người ta mong rằng giá này sẽ giảm hơn nữa trong tháng 7/2010. Giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của CIS đang phải chịu áp lực đi xuống vì lượng cầu thép tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi có thể bị giảm nữa vì lượng tồn kho cao và sắp đến tháng Ramadan (tháng nhịn ăn ban ngày).
Giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng sản xuất trong tháng 7/2010 của Severstal là US$580/tấn (theo điều kiện FOB), nhưng những người mua vẫn đang tìm kiếm mức giá thấp hơn. Ngoài ra, giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng của Nga đã giảm xuống US$615-635/tấn vì lượng cầu từ các ngành xây dựng và hệ thống ống dẫn tại Nga và Ukraine vẫn còn yếu.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Các nhà sản xuất thép Nhật Bản cho biết: các nhà nhập khẩu Hàn Quốc, bao gồm cả các ngành công nghiệp nặng Hyundai, Samsung, ngành đóng tàu Daewoo và ngành cơ khí Marine đều tăng giá của thép tấm đóng tàu loại dày trong tháng 7/2010 thêm US$200/tấn. Giá thép của JFE và Nippon là US$700/tấn (theo điều kiện FOB), nhưng các nhà máy thép của Nhật đang dự tính tăng giá lên US$900/tấn. Trong tháng 5/2010, các nhà máy thép Hàn Quốc đã tăng giá thép tấm đóng tàu thêm 25% là KRW900,000/tấn (tương đương US$810/tấn). Người ta mong rằng lượng cầu thép tấm đóng tàu của Nam Hàn sẽ là 12.42 triệu tấn và lượng nhập khẩu sẽ là 3.835 triệu tấn. Trong năm nay, lượng nhập khẩu thép tấm đóng tàu loại dày từ Nhật sẽ là 1-1.5 triệu tấn. Các nhà sản xuất thép cán nguội của Nam Hàn đang suy tính sẽ ngừng nhập khẩu thép cán nóng từ Nhật vì mức giá hiện nay cao hơn trong quý 3/2010. Hiện giá thép cán nóng của Nhật trong quý 3/2010 là US$800-850/tấn (theo điều kiện FOB), trong khi giá xuất khẩu thép cán nguội và thép tấm mạ kẽm nhúng nóng của Nam Hàn lần lượt là US$800-900/tấn (theo điều kiện FOB) và US$870-950/tấn.
Steelhome.com