Hiệp hội Sắt Thép Thế Giới cho biết: trong tháng 5/2010, tổng sản lượng thép thô toàn cầu là 124 triệu tấn, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng sản lượng hằng ngày giảm 1,2% so với tháng trước, tương ứng 4.006 triệu tấn; nếu trừ sản lượng thép thô của Trung Quốc, thì tăng 37.6% so với năm trước, tương ứng 68.041 triệu tấn, còn sản lượng hằng ngày giảm 0.6% so với tháng trước, tương ứng 2.195 triệu tấn.
Vào ngày 25/6/2010, chỉ số giá thép theo SteelHome của Thế Giới (SH_GSPI) là 120.51 điểm, giảm 0.14% so với tuần trước; của Mỹ vẫn là 117.26 điểm; của Châu Âu là 110.27 điểm, giảm 0.76% so với tuần trước; của Châu Á là 127.96 điểm, giảm 0.17% so với tuần trước. Chỉ số giá thép dẹt là 115.01 điểm, giảm 0.48% và thép dài là 125.87 điểm, giảm 0.28% so với tuần trước.
I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Sau 20 tuần gia tăng liên tục, đến nay thị trường thép cuộn tại khu vực Trung Tây lại giảm. Trước đó, nhà phân tích thị trường đã dự báo việc giao hàng trong tháng 3/2010 sẽ bị chậm trễ vì có quá nhiều đơn đặt hàng, còn thị trường thép cuộn của Mỹ trong tháng 4/2010 sẽ bị thiếu hụt nguồn cung, nhưng thực tế thì lượng cung đã quá tải trong tháng 5/2010. Hiện nay, các nhà máy thép hàng đầu như Ancelormittal, Severstal Bắc Mỹ và Công ty Thép của Mỹ (USS) đều đã đặt hàng dự trữ và cắt giảm các đợt giao hàng ngắn hạn; tuy nhiên, không phải tất cả các nhà máy đều nhận được đủ đơn hàng trong tháng 5/2010.
Sản lượng thép thô của Mỹ đã tăng ổn định, bằng chứng là công suất sản xuất trong 4 tháng đầu năm 2010 tăng lần lượt 64.5%, 68.2%, 70.8% và 72.0%. Trong khi đó Mỹ vẫn tăng lượng nhập khẩu thép cuộn trong quý 1/2010 là 1.3 triệu tấn, tăng tương ứng 8% so với quý trước. Tuy nhiên, do lượng cầu trên thị trường và giá thép phế liệu đều giảm, nên niềm tin đối với thị trường thép của Mỹ cũng bị lung lay. Ngoài ra, nếu các nhà sản xuất không cắt giảm sản lượng thì càng tạo áp lực về lượng cung quá tải trên thị trường.
Viện Sắt Thép Mỹ cho biết sản lượng thép thô tại thị trường nội địa vẫn tiếp tục tăng. Vào ngày cuối tuần 19/6/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,808,000 tấn thuần với công suất sản xuất 74.8%, sản lượng của tuần này tăng 61.0 % so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0.3% so với tuần trước. Sản lượng được điều chỉnh đến ngày 19/6/2010 tăng từ mức 24,887,000 tấn với công suất sản xuất 43.2% của cùng kỳ năm ngoái lên 41,359,000 tấn và công suất sản xuất 70.4%, tăng tương ứng 66.2%.
Sản lượng nhập khẩu trong tháng 5/2010 cũng tăng 115% so với năm ngoái và tăng 7.1% so với tháng trước, tương ứng 2.02 triệu tấn, tăng cao nhất trong 17 tháng qua. Sản lượng nhập khẩu tính đến nay đạt 8.712 triệu tấn, tăng 23.7% so với năm ngoái. So với tháng 4/2010, các loại thép nhập khẩu hầu như đều tăng, ngoại trừ thép tròn. Tương tự, so với năm trước, các loại thép nhập khẩu (trừ thép tròn) đều tăng mạnh; trong số đó, thép bán thành phẩm, thép tấm dày vừa và thép cuộn xây dựng tăng hơn 100%. Gần đây nhất là ngày 22/6/2010, Mỹ đã cấp giấy cho phép nhập khẩu 1.39 triệu tấn thép.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Các nhà máy thép liên hợp của Châu Âu đã công bố giá thép cho các đợt giao hàng trong quý 3/2010 trước khi có thông báo giá nguyên vật liệu của quý 3. Trước tình hình bất ổn của thị trường nguyên vật liệu, một lần nữa Châu Âu chỉ áp dụng hiệu lực báo giá các sản phẩm thép không quá 1 tháng. Hiện nay, giá thép trong tháng 7/2010 đã được chấp thuận, nhưng đến tháng 8/2010 và 9/2010 có thể được điều chỉnh lại.
Tại Đức, giá cơ bản của thép cuộn cán nóng tăng EUR 110, tương ứng EUR 630/tấn, giá thép cuộn cán nguội và thép mạ kẽm tăng lần lượt EUR 720/tấn và EUR 745/tấn. Tại Anh, giá cơ bản của thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội tăng lần lượt ₤570/tấn và ₤640/tấn, thép mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân tăng lần lượt là ₤85/tấn và ₤120/tấn.
Giá thép của Châu Âu tăng đáng kể là nhờ sự thắt chặt về lượng cung và sự bùng nổ về lượng cầu. Vào tháng 4/2010, Eurometal cho biết: doanh số bán xe chở khách trong quý 1/2010 (loại xe du lịch 7 chỗ trở xuống) tại Châu Âu đã tăng 6.6% (ngoại trừ Cyprus và Malta). Các nhà sản xuất xe cũng được hưởng lợi từ sự khôi phục nền kinh tế và sự cải thiện môi trường thương mại toàn cầu. Từ tháng 1-4/2010, sản lượng xe hơi sản xuất tại Đức tăng 2% so với tháng trước, mặc dù doanh số bán ra tại thị trường nội địa có giảm nhẹ.
Đồng Euro bị xuống giá thì có lợi cho ngành sản xuất xuất khẩu nhưng lại khiến các nhà máy rơi vào tình trạng khó khăn vì chi phí hoạt động tăng cao hơn. Sự khủng hoảng tại Châu Âu đã làm cho tỉ giá của đồng Euro thấp hơn so với đồng USD trong 4 năm gần đây. Ngoài ra, việc đồng Euro bị mất giá có thể không dừng lại trong thời gian ngắn. Một mặt, đồng Euro bị xuống giá đã hỗ trợ cho ngành sản xuất xuất khẩu và thúc đẩy lượng cầu tăng lên; nhưng mặt khác, giá nguyên vật liệu được tính theo đồng USD lại tăng, nên điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp thép Châu Âu.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Việc thương lượng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng trong quý 3/2010 của Nhật sang Nam Hàn đã đi đến hồi kết. Nhật Bản đề nghị giá thép cuộn cán nóng là USD 800/tấn (đối với các nhà sản xuất thép cuộn cán nguội), nhưng Nam Hàn không chấp nhận mức giá này, vì việc chào giá thép cuộn cán nguội ở mức USD900-950/tấn vào thời điểm lượng cầu trong và ngoài nước đều yếu là điều rất khó khăn. Trong khi đó, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Trung Quốc (đối với các nhà sản xuất thép cuộn cán nguội) chỉ có USD 610-640/tấn sẽ thu hút cả Nhật Bản lẫn Nam Hàn.
Tương tự nhà máy POSCO, các nhà máy thép của Nam Hàn cũng tuyên bố tăng giá thép lên 6% cho các đợt giao hàng trong tháng 7/2010.
Các nhà máy thép liên hợp của Nhật đã chấm dứt cuộc đàm phán về việc tăng giá thép xuất khẩu sang các nước Châu Á đối với các đợt giao hàng từ tháng 7-9/2010; trong đó, phía Châu Á không chấp thuận mức giá thương lượng này. Thứ nhất, thị trường thép trong nước không ngừng giảm giá kể từ đầu tháng 6/2010. Tiếp theo, hầu hết khách hàng tại Châu Á đều đang quan sát tình hình thị trường và chờ đợi giá giảm là chủ yếu. Hơn nữa, công ty Baosteel của Trung Quốc đã thông báo đến các khách hàng trong nước về việc cắt giảm giá đối với phần lớn các sản phẩm thép hỗn hợp (giao hàng trong tháng 7/2010) và chia sẻ mối quan tâm đến các nhà máy thép liên hợp tại Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản là: chi phí sản xuất tăng một phần là vì giá nguyên vật liệu cao.
Steelhome.com