Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (19-26/8/2011)

 

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết sản lượng thép thô thế giới (của 64 quốc gia) đạt 127 triệu tấn trong tháng 7 năm 2011, tăng 11.5% so với cùng thời điểm năm trước. Công suất là 79.7%, giảm 3.4% so với tháng trước nhưng tăng 4.9% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường thép thế giới trong tuần vẫn khá ổn định. Giá thép tấm giao ngay của Mỹ đã tăng. Các nhà máy thép khu vực Tây Âu đã tăng giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng; và Hàn Quốc cũng đã tăng giá xuất khẩu của thép cuộn cán nóng.

Chỉ số giá thép thế giới vào ngày 26/8/2011

 

Chỉ số

Tăng/giảm so với tuần trước (% )

SH_CSPI

145.88

↓0.25

Bắc Mỹ

133.3

↓0.46

Châu Âu

134.73

↓0.55

Châu Á

153.95

↓0.08

Thép dẹt

131.78

↓0.46

Thép dài

164.52

↓0.32

I) Thị trường Bắc Mỹ

Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Truyền thông Thép Thế giới WSD, giá giao ngay của thép cán nóng HRB ở Mỹ giảm 0.1% còn 731 usd/tấn, FOB nhà máy, đây là lần giảm thứ mười liên tiếp. Giá này đã giảm 1 usd/tấn từ mức 732 usd/tấn (tương đương 664 usd/tấn ròng) so với hai tuần trước, nhưng tăng 130 usd/tấn so với mức thấp nhất gần đây là 601 usd/tấn (tương đương 545 usd/tấn ròng) vào ngày 08/11/2011 và giảm 45 usd/tấn so với mức cao nhất trước đây là 776 usd/tấn (tương đương 704 usd/tấn ròng) vào ngày 10/5/2010.       

Giới nội bộ trong ngành công nghiệp cho biết, với công suất tương đối cao và lượng hàng tồn kho dồi dào có thể kiềm chế khả năng tăng giá. Công suất của các nhà máy ở Mỹ đã đạt đến 77%, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Việc áp dụng giấy phép nhập khẩu thép của Mỹ đã làm giảm sản lượng nhập khẩu 5% so với tháng trước, còn 2.584 triệu tấn vào tháng 7. Sản lượng thép thành phẩm nhập khẩu giảm 4% so với tháng trước, còn 2.06 triệu tấn. Đây là những số liệu được thống kê sơ bộ từ Cục Thống kê và được so sánh với số liệu của tháng 6. Thép thành phẩm được nhập khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc, tiếp theo là từ Trung Quốc và Nhật Bản.  

Nhập khẩu thép từ Hàn Quốc giảm 7% so với tháng trước, còn 299 nghìn tấn; từ Trung Quốc cũng giảm 4%, còn 155 nghìn tấn, và từ Nhật lại tăng 11% lên 138 nghìn tấn.   

Công suất: Vào cuối tuần 20/8/2011, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1.888 triệu tấn, với công suất 77.2%. Con số này tăng 14.6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0.3% so với tuần trước.

Sản lượng trong năm được tính đến ngày 20/8/2011 đã đạt 60,498,000 tấn với công suất 74.7%. Con số này tăng 6% so với sản lượng 57,075,000 tấn trong cùng kỳ năm trước, với công suất khi đó là 71.3%. 

Tăng cường công suất: Tập đoàn Thép Severtal của Mỹ đã công bố hôm thứ 5 rằng, nhà máy thép cán nguội Dearborn đã được đưa vào hoạt động. Dự án này có tổng đầu tư 450 triệu USD, và công suất theo thiết kế có thể đạt đến 2.1 triệu tấn trong nửa cuối năm 2011. Dây chuyền sản xuất mạ kẽm mới của nhà máy Deraborn cũng sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 12/2011, với chi phí 285 triệu USD.   

II) Thị trường Châu Âu

Sản lượng thép thô tháng 7/2011

Các nước Châu Âu

Sản lượng

(ĐVT: 10000 tấn)

Tăng/giảm so với năm trước (% )

Đức

370

↑5.7

Tây Ban Nha

100

↓1.9

Anh

80

↑7.5

Thổ Nhĩ Kỳ

290

↑19.3

 

Mặc dù nền kinh tế của Đức thể hiện dấu hiệu tích cực trong quý II theo định hướng xuất khẩu, nhà sản xuất thép lớn nhất của Đức là Thyssen Krupp đã cho thấy sự sụt giảm về lợi nhuận ròng, mà chủ yếu là do sự gia tăng chi phí đầu vào về cơ sở sản xuất ở Mỹ và Brazil. Tuy nhiên, Salzgitter, nhà sản xuất thép lớn thứ hai đã thực hiện tốt việc tăng trưởng đối với ngành công nghiệp sản xuất trong nước. 

Trong nửa đầu năm 2011, sản lượng thép thành phẩm của Ý đạt 14.696 triệu tấn, tăng 9.4% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục xu hướng tăng từ năm ngoái. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thép của Ý đã đạt 7.475 triệu tấn, tăng 13.8% và trong 6 tháng đầu năm thì lượng xuất khẩu đạt 8.441 triệu tấn, tăng 20.9%

CIS: sản lượng thép thành phẩm dự kiến của Ukriane có thể đạt 30.7 triệu tấn trong năm 2011, tăng 9% so với năm trước. Nhìn chung, thị trường Ukraine đã dần dần hồi phục. Nhu cầu thép tăng lên, nhưng vẫn còn thấp so với mức 42.8 triệu tấn vào năm 2007.

Sản lượng thép của Nga từ tháng 1 – tháng 7/2011

 

Sản lượng

(ĐVT 10000 tấn)

Tăng/giảm so với năm trước (% )

Than

18400

↑1.2

Gang

5930

↑7.9

Thép thô

4000

↑4.4

Thép ống

610

↑22

Các sản phẩm thép

3450

↑4.5

III) Thị trường Châu Á

Hàn Quốc: Nhà máy Guangyang của POSCO sau sự kiện lò luyện thứ hai bị cháy nổ vào ngày 19/8, đã được khởi động lại vào ngày 22/8/2011.  Nhà máy này cần có thời gian để lấy lại công suất theo thiết kế là 3.5 triệu tấn. Posco và Hyundai đã bắt đầu tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng, từ 700 usd/tấn (FOB) vào thời điểm đầu tháng 8 lên mức gần đây khoảng 710-720 usd/tấn (hàng giao trong tháng 10 và tháng 11), và có nhiều khả năng tăng hơn nữa. Trung Quốc và các nước khác cũng tăng giá xuất khẩu. Việc bảo dưỡng trong mùa hè và điều chỉnh lượng hàng tồn kho là những yếu tố dẫn đến việc tăng giá xuất khẩu. Tuy nhiên, giá các mặt hàng cán nguội lại đi xuống. Các sản phẩm cán nguội nói chung giảm xuống còn 760 usd/tấn đối với các lô hàng giao trong tháng 8 và tháng 9 (FOB), nhưng giá này không áp dụng đối với các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản. Giá xuất khẩu thép tấm mạ kẽm duy trì ở mức 800-830 usd/tấn (FOB). Giá xuất khẩu thép tấm mạ kẽm nhúng nóng là 770 usd/tấn (FOB), giảm 100 usd/tấn so với giá tháng 7. POSRI dự đoán rằng Hàn Quốc có thể trở thành một nước chuyên xuất khẩu thép trong năm 2014, và sẽ đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hai nhà xuất khẩu lân cận khác là Trung Quốc và Nhật Bản, cần phải điều chỉnh lại cơ cấu công nghiệp và giải quyết tình trạng quá tải công suất của họ.

Nhật Bản: Hiệp Hội sắt thép Nhật Bản đã tiết lộ rằng, sản lượng thép thô của Nhật Bản đạt 9.11 triệu tấn trong tháng 7, giảm 1.2% so với cùng kỳ năm trước. Nó đánh dấu sự suy giảm trong năm thứ 5. Sản lượng hàng ngày giảm 0.8% so với tháng 6. Sản lượng thép của Nhật có thể tăng vào những tháng tiếp theo khi các nhà sản xuất ôtô tăng cường hoạt động sản xuất của họ.

Hai nhà máy lớn đã mở rộng sản xuất thép tấm hợp kim thiếc. Công ty Thép JFE cho biết việc sản xuất thép tấm hợp kim thiếc của họ phụ thuộc vào dự báo của thị trường thế giới. Công ty sẽ tăng sản lượng tương ứng phù hợp với nhu cầu. Tập đoàn Nippon Steel, tập đoàn thép lớn nhất của Nhật Bản, đã ký một hợp đồng đầu tư liên doanh với một công ty sắt thép ở Vũ Hán. Công ty Thép hợp kim Wugang Nippon, đặt ở Vũ Hán , sẽ có thể sản xuất 200 nghìn tấn thép tấm hợp kim thiếc mỗi năm và công suất sẽ tăng lên 400 nghìn tấn. Dự án này được thiết lập để đưa vào hoạt động vào năm 2013, do đó, sản lượng thép tấm hợp kim của Nippon ở nước ngoài sẽ đạt 800 nghìn tấn, tăng 33%.

Công ty Thép Việt Nam đã lên kế hoạch tăng giá thép thanh tròn và thép tròn cuộn. Giá xuất xưởng thép thanh tròn khoảng 16.5 – 16.7 triệu VND/tấn (tương đương 794 – 803 usd/tấn), giá ổn định đến giữa tháng 7. Giá thép tròn cuộn khoảng 16.7-16.9 triệu VND/tấn. Giá phôi thép vuông ở khu vực Đông Nam Á đã phá vỡ mức giá đỉnh cao 700 usd/tấn (CFR) trong năm 2008.

Tập đoàn thép Trung Quốc (CSC) đã quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất thép silic với công suất 200 nghìn tấn ở bang Gujarat của Ấn Độ, với mức đầu tư 66.58 triệu usd. Nhà máy này sẽ được đặt ở quận Bharuch, chủ yếu là sản xuất thép tấm silic không định hướng, và sẽ được đưa vào hoạt động thử nghiệm vào tháng 10 năm 2013.

Nguồn tin: Steelhome

ĐỌC THÊM