Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (21-28/8/2009)

Tuần này, giá thép Thế Giới đã có nhiều biến động. Giá thép tại Mỹ ổn định và có khuynh hướng tăng lên trong thời gian tới; giá thép xuất khẩu tại các nước CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) tiếp tục tăng nhẹ vì lượng cầu ở Châu Âu được khôi phục trở lại, còn giá thép của Châu Á (ngoại trừ Trung Quốc) cũng tăng liên tục. Ngày 28/8/2009, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới là 105.01 điểm, giảm 0.58% so với tuần trước; của Mỹ là 96.44 điểm, giảm so với tuần trước; của Châu Âu là 93.99 điểm, tăng 3.27%; của Châu Á là 114.47 điểm, giảm 2.61%. Chỉ số giá thép dẹt là 96.81 điểm, giảm 0.53% và chỉ số giá thép dài là 115.09 điểm, giảm 0.72%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Tuần trước, sau khi nhà máy ArcelorMittal (Mỹ) tuyên bố tăng giá thép cán dẹt trong nước thêm US$60/tấn; cụ thể, giá thép cuộn cán nóng tăng lên US$600/tấn Mỹ; thép cuộn cán nguội tăng lên US$700/tấn Mỹ và thép mạ kẽm nhúng nóng tăng lên US$720/tấn Mỹ, thì ngày hôm sau nhà máy thép Nucor tại Mỹ cũng quyết định tăng giá thép tấm cán nóng và thép tấm cán nguội ít nhất US$30/tấn, còn thép tấm mạ kẽm tăng US$40/tấn, quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Hiện nay, giá trung bình của thép cuộn cán nóng cho các đơn hàng vừa mới giao là US$515/tấn Mỹ (tương đương giá xuất xưởng tại Ấn Độ), còn giá xuất xưởng của các nhu cầu trong tháng 10/2009 vẫn là US$530-540/tấn Mỹ. Giá thép tấm cán nóng có khuynh hướng tăng từ US$550/tấn Mỹ trở lên; trong khi đó, lượng tồn kho thép cán dẹt (tại các Trung tâm Giao dịch của Mỹ) giảm thấp kỷ lục tương đương lượng cung của 1.8 tháng, cộng thêm giá cả thị trường và lượng cầu từ các ngành sản xuất ô tô vẫn tăng cao, nên giá thép tấm sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, tập đoàn thép Nucor đã thông báo cho những người mua hàng biết: các nhà máy thép tại Crawfordsville, khu vực phía Nam Carolina, Ấn Độ và thành phố Berkeley (Mỹ) hiện đã tạm ngưng tiếp nhận các đơn đặt hàng.

Do lượng cầu ế ẩm, cộng thêm nhiều nguồn hàng giá rẻ từ nước ngoài lại tràn vào thị trường Mỹ, nên giá thép cuộn xây dựng của Mỹ chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, gần đây các nhà máy thép của Mỹ phải tăng giá thép cuộn xây dựng thêm một chút vì giá nguyên vật liệu tăng, sản lượng bị cắt giảm và nguồn nhập khẩu bị đóng băng. Tuần trước, giá xuất xưởng của thép cuộn xây dựng hàm lượng carbon thấp vẫn là US$617-639/tấn, tăng US$66/tấn so với mức thấp nhất là US$550/tấn của tháng 4/2009.

Hiện nay, chỉ có thép cuộn xây dựng hàm lượng carbon thấp của Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào danh sách những loại sản phẩm nhập khẩu bị cạnh tranh, còn giá xuất khẩu lưới dây thép của Thổ Nhĩ Kỳ sang Mỹ là US$573-595/tấn (bao gốm cả thuế, phí vận chuyển, giao tại cảng Gulf của Mỹ). Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, sản lượng nhập khẩu thép cuộn xây dựng trong tháng 8/2009 là 32,075 tấn; trong đó, quốc gia nhập khẩu dẫn đầu là Thổ Nhĩ Kỳ (19,437 tấn), tiếp đến là Canada (12,121 tấn) và Brazil (9,201 tấn). Bộ Thương mại Mỹ cho biết thêm, lượng nhập khẩu thép của Mỹ trong tháng 7/2009 là 893,000 tấn, tăng 14.2% trong 6 tháng gần đây. Lượng nhập khẩu thép của Mỹ từ tháng 1-7/2009 là 8.72 triệu tấn, giảm 49% so với năm trước.

Lượng nhập khẩu của thép bán thành phẩm, thép tròn, thép tấm mạ kẽm và thép tấm dày vừa trong tháng 7/2009 tăng rõ rệt; ngược lại, lượng nhập khẩu thép cuộn xây dựng và thép tấm cán nguội giảm nhẹ. Lượng nhập khẩu thép từ khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tăng mạnh; tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc, khối Liên minh Châu Âu và khu vực Trung Nam nước Mỹ giảm trầm trọng. Riêng lượng nhập khẩu thép của Mỹ trong tháng 8/2009 là 725,000 tấn, giảm nhẹ so với tháng 7/2009.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Các nhà máy thép của khối Liên minh Châu Âu liên tục tăng sản lượng vì lượng cầu đã được khôi phục. Nhiều nguồn tin cho biết, nhà máy ArcelorMittal đã tái khởi động 2 lò luyện thép ở thành phố Ghent (Bỉ) và Florence (Ý), riêng 2 lò luyện thép còn lại ở Asturias (Tây Ban Nha) và Bremen (Đức) cũng sẽ hoạt động lại vào ngày 1/9/2009. Giá thép cuộn cán nóng đã tăng từ mức US$480-520/tấn của tuần trước lên US$530-560/tấn (theo điều kiện FOB, tại Biển Đen), còn giá xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Nga là US$590-620/tấn (theo điều kiện FOB, tại Biển Đen). Trước tình hình lượng cung thiếu, nhưng giá tăng và lượng cầu được khôi phục đang là động lực đẩy giá thị trường tăng hơn nữa. Lượng cầu trên Thế Giới (ngoại trừ Trung Quốc và các quốc gia Châu Á) vẫn tăng mạnh, nên người ta mong đợi nó sẽ tăng hơn nữa sau tháng 8/2009.

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Vào ngày 27/8/2009, công ty thép Hyundai cho biết: kể từ ngày 1/9/2009 họ sẽ điều chỉnh giá thép tròn và thép hình H  tăng thêm KRW50,000/ tấn; giá thép ống tăng KRW80,000/ tấn; giá thép góc và thép cuộn cán nóng tăng lần lượt là KRW100,000 và KRW40,000/ tấn. Sau đợt điều chỉnh này, giá thép tròn loại 13mm sẽ tăng KRW771,000/ tấn; giá thép hình H loại 300*300 tăng KRW91,000/ tấn; thép tròn trơn SM tăng KRW980,000/ tấn; thép ống 100~250 tăng KRW850,000 và thép cuộn cán nóng tăng KRW740,000/ tấn.Công ty thép Chung Hung của Đài Loan thông báo tăng giá xuất khẩu và giá bán trong nước lên 5.5-6.3%; do đó, giá bán tại thị trường trong nước của thép cuộn cán nóng tăng TWD1150/ tấn mét, của thép cuộn cán nguội tăng NTD1200/ tấn và của thép tấm mạ kẽm tăng NTD1300; còn giá xuất khẩu của thép cuộn cán nguội tăng là US$20-30/ tấn và thép cuộn cán nóng tăng là US$588/ tấn.

Trong tháng 7/2009, sản lượng xuất khẩu thép của Nhật là3.17 triệu tấn, giảm tương ứng 3.3% so với năm trước; trong đó, sản lượng xuất khẩu sang Châu Á là 2.77 triệu tấn, tăng 1.5% so với năm trước, sang Trung Quốc là 626,000 tấn, tăng 9.1%, sang các nước NIE Châu Á là 1.27 triệu tấn, tăng 1.7%; xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á (ASEAN) là 799,000 tấn, giảm 9.2%; sang Mỹ là 80,000 tấn, giảm 45.2%; sang khu vực Trung Đông là 72,000 tấn, giảm 14.5%; sang các nước Liên minh Châu Âu là 61,000 tấn, giảm 28.1% và sang Nga là 2,000 tấn, giảm 62.3%.

Lượng cung của thép cuộn cán nóng tại Ấn Độ ngày càng giảm bởi vì giá thép trên thị trường Thế Giới tăng. Công ty thép Uttam cho biết sản lượng nhập khẩu của thép cuộn cán nóng đã bị giảm là do nhiều nhà máy thép tạm thời ngưng hoạt động và giảm công suất sản xuất để hạn chế lượng cung thép cuộn cán nóng tại thị trường nội địa. Hiện nay, giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng là US$620/ tấn (theo điều kiện CFR, giao hàng sau tháng 11/2009). Lượng cầu tăng và giá giảm thấp hơn, các nhà máy thép Ấn Độ dự kiến tăng giá xuất xưởng của thép cuộn cán nóng cho tháng 9/2009 ít nhất là Rs2000 (US$40/ tấn). Giá thị trường của thép cuộn cán nóng tại Ấn Độ là Rs35,500/ tấn tăng so với giá xuất xưởng Rs32,000-33,500 / tấn trước đó. Các nhà cung cấp nước ngoài đã giảm giá xuất khẩu thép tấm cán nóng (dùng để sản xuất thép tấm cán nguội) sang Việt Nam làUS$30/ tấn và giá xuất khẩu mới nhất đã giảm từ mức US$570-610/ tấn của tuần trước xuống còn US$560-580/ tấn (theo điều kiện CFR), nhưng giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng tại Việt Nam vẫn là US$530-560/ tấn. Tuy nhiên, hầu hết các nhà thương mại không có ý định đặt hàng vì lượng tồn kho cao và giá thép xuất khẩu vẫn là US$560/ tấn, tăng cao hơn mức US$530-550/ tấn của đầu tháng 8/2009.

 

(Citicom)

ĐỌC THÊM