Ông Luo Bingsheng - Phó chủ tịch Hiệp Hội Sắt Thép Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo rằng các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã trao đổi với 3 thợ mỏ trên Thế Giới về khả năng cung cấp các loại quặng sắt khác nhau; trong số các nhà máy này, một nửa đã chấp nhận sự thỏa thuận mua bán của các thợ mỏ và các đối thủ cạnh tranh từ Nhật Bản, Nam Hàn. Từ phương tiện truyền thông cho biết: Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đã ký hợp đồng thỏa thuận về giá quặng sắt với 3 thợ mỏ. Trong quý trước, các nhà sản xuất thép trên Thế Giới đã đồng loạt tăng giá xuất xưởng để bù qua chi phí sản xuất tăng. Do đó, trong 3 quý tiếp theo, các nhà máy thép trên Thế Giới có thể sẽ đối mặt với tình trạng thị trường bất ổn bởi vì nền kinh tế Thế Giới có xu hướng ổn định và những người mua hàng của Châu Âu, Châu Mỹ sẽ quyết định việc đặt hàng.
I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Theo số liệu mới nhất cho biết: ngành công nghiệp thép của Mỹ hiện đã có cải thiện rõ rệt, cộng thêm nền kinh tế Mỹ khôi phục đã thúc đẩy sản lượng xuất khẩu tăng lên.
Công ty Sắt Thép Mỹ (USS) cho biết: trong quý 1/2010, họ đã lỗ 157 triệu USD, đây là mức thiệt hại cao nhất kể từ mức 439 triệu USD của quý 4/2008. Họ dự đoán trong quý này sẽ có nhiều cải thiện hơn như lượng hàng giao đi tăng, giá cả tăng và tất cả các phân đoạn hoạt động của nhà máy sẽ sinh lời trong quý 2/2010 mặc dù giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, Nucor thu được lợi nhuận hằng quý là 30.96 triệu USD, tăng lần thứ 2 liên tiếp; doanh thu là 3.655 tỉ USD, tăng 37.7% so với năm ngoái; thu được 53.806 triệu USD của EBTDA so với mức lỗ 281 triệu USD cách đây 1 năm và lợi nhuận ròng là 30.964 triệu USD so với mức lỗ 190 triệu USD cách đây 1 năm. Trong quý đầu tiên, Nucor đã bán được 5.497 triệu tấn sản phẩm thép, tăng 48.2% so với quý 1/2009 với giá trung bình là 665 USD/tấn, giảm 51 USD so với năm trước, nhưng tăng 30 USD so với quý trước đó.
Theo số liệu từ Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, USS đã nhập khẩu thép trong tháng 3/2010 là 1.79 triệu tấn, tăng 24.5% so với lượng nhập khẩu trong tháng 2/2010 là 1.44 triệu tấn và tăng 28% so với tháng 3/2009.
Công suất sản xuất tiếp tục tăng. Vào ngày cuối tuần 24/4/2010, sản lượng thép thô tại Mỹ là 1,764 triệu tấn thuần với công suất sản xuất 72.9%. Sản lượng cùng kỳ năm 2009 là 977,000 tấn với công suất sản xuất 40.8%. Sản lượng thép thô tăng 80.6% so với năm ngoái và tăng 0.6% so với tuần trước. Sản lượng ngày 24/4/2010 là 27.083 triệu tấn với công suất sản xuất 68.8%, tăng so với sản lượng 16.46 tấn với công suất sản xuất 42.4% của cùng kỳ năm 2009.
Hiệp Hội Sắt Thép Thế Giới dự báo lượng tiêu thụ thép trên Thế Giới trong năm 2010 sẽ là 1.241 tỉ tấn, tăng 10.7% so với năm ngoái và vượt xa lượng tiêu thụ thép trong năm 2007 (trước khi diễn ra các cuộc đình công). Trong số đó, Bắc Mỹ chiếm 9900 triệu tấn trong năm nay, tăng 23.5% so với năm 2009 và sẽ tiêu thụ hết 107 triệu tấn trong năm 2011.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Lượng cầu thép của khối EU được dự đoán sẽ tăng 0.6% trong năm 2010 và tăng 4% trong năm 2011. Lượng nhập khẩu thép sẽ tăng 12.5% trong năm 2010 và tăng 12% trong năm 2011.
Lượng nhập khẩu thép của khối EU trong năm 2010 sẽ đảo ngược với lượng nhập khẩu yếu ớt của năm 2008 và 2009. Người ta dự đoán lượng nhập khẩu của khối EU từ quốc gia thứ 3 sẽ tăng 12.5% trong năm 2010 và 12% trong năm 2011 là dựa vào sự cân bằng cung-cầu và sự khôi phục của thị trường thép toàn cầu.
Việc nhập khẩu thép của khối EU tiếp tục được xem là trọng tâm, nếu lượng cung thép trên Thế Giới vượt xa lượng cầu, thì lượng cung quá tải tại các quốc gia khác trên Thế Giới sẽ tràn vào EU và gây ra áp lực lớn hơn cho lượng nhập khẩu của khối EU.
Hiện nay, giá thép phế liệu và nguyên vật liệu sản xuất thép tại Châu Âu đã giảm xuống. Thép phế HMS 1&2 đã giảm từ 305 Euro/tấn xuống 294 Euro/tấn từ tuần trước; thépP&S giảm 10 Euro/tấn, giảm tương ứng từ mức 320 Euro/tấn trước đó và giá phế liệu vụn giảm còn 315 Euro/tấn. Mặc dù giá thép giảm nhưng hiện vẫn chưa ký kết được hợp đồng mua bán nào. Giá thép phế liệu được dự đoán sẽ giảm thấp hơn nữa vì lượng cung thép phế liệu tăng.
Ngày 26/4/2010, Hiệp hội Công nghiệp Thép Châu Âu (Eurofer) cho biết lượng cầu thép sẽ được khôi phục trở lại kể từ quý 2/2010.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Các nhà máy thép lớn tại khu vực Đông Á tiếp tục thay đổi giá nguyên vật liệu.
Giá xuất khẩu thép cuộn xây dựng của Nhật Bản đến các khách hàng Châu Á tăng 155-200 USD/tấn (giao hàng trong quý 2/2010) là vì lượng cầu từ ngành sản xuất ô tô của Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ tăng mạnh. Các nhà máy thép của Nhật đã thỏa thuận giá với các nhà máy thép cán nguội Hàn Quốc ở mức 650 USD/tấn trong tháng 4/2010 (hoặc thấp hơn một chút), 700 USD/tấn trong tháng 5/2010 (hoặc thấp hơn một chút) và 750 USD/tấn trong tháng 6 (hoặc thấp hơn một chút). Tình hình xuất khẩu thép cuộn cán nóng trong quý 3/2010 sẽ khá căng thẳng và các nhà máy sản xuất thép của Nhật đang cố gắng tăng giá thép lên 800 USD/tấn trong tháng 7/2010 (theo điều kiện FOB).
Tại Hàn Quốc, Union và Hyundai đều tuyên bố tăng giá thép đối với các đợt hàng giao trong tháng 5/2010. Giá thép cuộn cán nóng tăng 850,000 Won (tương đương 767 USD)/tấn, giá thép tấm dày là 900,000 Won (tương đương 811 USD)/tấn, giá thép thanh là 950.000 Won (tương đương 856 USD)/tấn, giá thép hình là 940,000 Won (tương đương 847 USD)/tấn, riêng giá thép hình H là 950.000 Won (tương đương 856 USD)/tấn.
POSCO đã tăng giá thép cuộn cán nóng thêm 170,000 Won/tấn, tương ứng là 850,000 Won/tấn, giá thép cuộn cán nguội tăng thêm 180, 000 Won/tấn, tương ứng là 965,000 Won/tấn, giá thép tấm cán nguội tăng 80,000 Won/tấn là 900,000 Won/tấn.
Trước tình hình giá thép tăng, các nhà doanh nghiệp đã phản ứng lại một cách mãnh liệt. Chủ tịch của Mitsui Engineering & Shipbuilding cho biết sự gia tăng giá sẽ không được chấp nhận khi đất nước cần một mức giá giảm; tuy nhiên, riêng Toyota đã chấp nhận mức giá tăng cao nhưng từ chối hệ thống báo giá hằng quý.
Chính phủ Ấn Độ đã tăng thuế xuất khẩu quặng cục từ 10% lên 15% là để ưu tiên cung cấp quặng cho thị trường trong nước, nhưng mức thuế tiền phạt vẫn giữ nguyên 5%.
Steelhome