Tuần này, thị trường thép Thế Giới không có biến động nhiều. Thị trường thép tại Châu Âu vẫn đứng yên vì bị ảnh hưởng của kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, lượng cầu về thép tròn của Nam Hàn tăng nên đã đẩy mức giá tăng theo, các nhà máy sản xuất thép không gỉ của Đài Loan thông báo tăng giá cho tháng 01/2010, các máy thép Ấn Độ cũng tăng giá khoảng 3-4%. Giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng tại khu vực Đông Nam Á đã tăng mạnh bởi vì giá quặng sắt và giá thép phế liệu tăng cao.
I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Đến ngày 30/12/2009, thị trường thép tại Mỹ vẫn ổn định, giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng tại khu vực Trung Tây là US$576/ tấn; thép cuộn cán nguội là US$695/ tấn, thép mạ kẽm là US$772/ tấn, thép tấm dày vừa là US$650/ tấn và thép tròn là US$538/ tấn. Trong khi đó, giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng là US$513/ tấn (theo điều kiện CIF, tại cảng
Vào ngày cuối tuần 26/12/2009, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,445,000 tấn thuần với công suất đạt 60.6%, giảm 2.3% so với sản lượng 1,479,000 tấn với công suất đạt 62.0% của tuần trước 19/12/2009, nhưng tăng 48.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, đến ngày 26/12/2009 sản lượng được điều chỉnh giảm từ 99,561,000 tấn với công suất 81.4% của cùng kỳ năm ngoái xuống còn 62,802,000 với công suất 51.2%, giảm tương ứng 37.0%.
Ngày 30/12/2009, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) khẳng định rằng ngành công nghiệp Hoa Kỳ bị thiệt hại vật chất hoặc có nguy cơ bị de đọa bởi việc nhập khẩu thép ống dẫn dầu của Trung Quốc với giá thấp hơn giá thông thường và Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng xác nhận nguyên nhân giá thấp là vì mặt hàng này đã được trợ cấp. Tổng sản lượng thép ống dẫn dầu của Trung Quốc đã nhập khẩu vào thị trường Mỹ là 2.2 triệu tấn, trị giá US$ 2.8 tỷ.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Ngày 30/12/2009, giá nhập khẩu và giá xuất xưởng của Châu Âu vẫn ổn định, giá xuất xưởng của thép cuộn cán nóng là Euro 370/ tấn, thép cuộn cán nguội là Euro 455/ tấn, thép mạ kẽm là Euro 580/ tấn, thép tấm dày vừa là Euro 445/ tấn và thép tròn là Euro 355/ tấn; giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng là Euro 340/ tấn, thép cuộn cán nguội là Euro 475/ tấn, thép mạ kẽm là 525/ tấn và thép tròn là Euro 335/ tấn.
Các hoạt động giao dịch giảm vì bị ảnh hưởng của kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Lượng cầu giảm và giá thép phế liệu trên Thế Giới tăng cao, nên lượng nhập khẩu thép dài tại khu vực phía Nam Châu Âu đã giảm. Một nhà phân tích thị trường cho rằng việc bổ sung lượng hàng tồn kho cho tháng 1/2010 sẽ góp phần cải thiện mức giá tại thị trường nội địa. Người ta mong rằng thị trường thép tấm sẽ tăng lên trong quý 1/2010 và đặc biệt là trong tháng 2/2010.
Các dự án đang bị trì hoãn đã bắt đầu tái hoạt động trở lại. Chi nhánh công ty AcelorMitta tại Nam Phi đã quyết định tăng cường công suất của các nhà máy trong khu vực. Chi nhánh công ty AcelorMitta tại Tây Ban Nha đang thiết lập một máy ép thép tấm mới tại nhà máy Gijon với chi chí Euro 7.8 triệu, dự kiến máy này sẽ được lắp đặt vào ngày 10/01/2010, điều này sẽ cắt giảm chi phí sản xuất của tờ dày 25mm.
Ngày 24/12/2009, khối EU đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn xây dựng tối đa 25% và các loại thép thanh nhập khẩu từ Moldova là 4%.
Theo cục Thống kê Sắt Thép (ISSB), trong 9 tháng đầu năm 2009, sản lượng xuất khẩu thép của Nga sang Châu Á đạt 5.8 triệu tấn, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu thép dài, thép dẹt và thép ống tăng lần lượt là 260%, 330% và 130%.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Nhật bản: Tuần này, một số nhà máy thép đã lên kế hoạch tăng mức giá xuất xưởng. Đến ngày 31/12/2009, giá xuất khẩu của Nhật vẫn giữ nguyên mức giá của tuần trước như sau: thép cuộn cán nóng là US$560/ tấn, thép cuộn cán nguội là US$690/ tấn và thép tấm dày vừa là US$520/ tấn.
Trong tuần này, một số nhà máy thép lên kế hoạch cho công trình nâng lên giá cũ. Đến 31 Tháng 12, Nhật Bản xuất khẩu vẫn vững giá so với tuần trước, trong đó xuất khẩu HRC giá đến $ 560 USD / tấn; CRC, US $ 690 / tấn và tấm trung bình, US $ 520/ tấn.
Các nhà máy thép liên hợp của Nhật bắt đầu tăng giá thép mạ kẽm xuất khẩu sang các nước Châu Á khác (giao hàng trong quý 1/2010) là US$70-100/ tấn.
Theo thống kê của Hiệp hội Gang Thép Nhật Bản (JISF), lượng hàng giao đi giảm liên tiếp trong 2 tháng, lượng tồn kho trong tháng 11/2009 tăng cao kể từ tháng 8/2009, tăng khoảng 20-25% so với mức sản lượng trung bình trước đó. Người ta ước tính lượng tồn kho trong tháng 11/2009 của Nhật là 5.82 triệu tấn, tăng 2% so với tháng trước, nhưng giảm 15.4% so với năm trước; trong đó, lượng tồn kho và lượng hàng giao đi từ các nhà máy thép lần lượt là 4.58 triệu tấn và 5.85 triệu tấn, như vậy lượng hàng giao đi giảm 2.5% so với tháng trước; lượng tồn kho của các nhà thương mại là 1.24 triệu, tăng 2% so với tháng trước, nhưng giảm 27.1% so với năm trước.
Nam Hàn: đến ngày 31/12/2009, giá xuất khẩu tại Nam Hàn không thay đổi; trong đó, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) là US$622 / tấn, thép cuộn cán nguội (CRC) là US$724/ tấn, thép mạ kẽm là US$797/ tấn, thép tấm dày vừa là US$758/ tấn, thép tấm dày là US$758/ tấn và thép tròn là US$579/ tấn. Giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng là US$579/ tấn, thép tấm dày vừa là US$562/ tấn, thép tấm dày là US$562/ tấn và thép tròn là US$520/ tấn.
Công ty thép Hyundai đã lên kế hoạch tăng sản lượng thép đến 12 triệu tấn vào năm 2010, tăng 24% so với năm 2009 và doanh số bán hàng sẽ đạt 9.3 nghìn tỷ won, tăng 16%. Vì vậy, lò luyện thép BF sẽ sản xuất khoảng 4.8 triệu tấn thép cuộn cán nóng và thép tấm dày trong năm 2010 và doanh số bán hàng cũng tăng mạnh; trong đó, tỷ lệ sản lượng thép tấm carbon thông dụng sẽ tăng từ 25% lên 39%. Sản lượng thép hình H bán ra trong năm 2009 là 2 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng 10% trong năm 2010, nhưng riêng sản lượng thép tròn được dự đoán sẽ suy giảm còn 3.7 triệu tấn trong năm 2010 bởi vì sản lượng xuất khẩu giảm.
Ấn Độ: Giá thép của Ấn Độ đang bán tại thị trường nội địa là Rs 32,000-34,000/ tấn, tăng nhẹ so với giá thép nhập khẩu đã dỡ hàng lên bờ. Giá thép trên Thế Giới được dự đoán sẽ tiếp tục tăng, các công ty thép đang chuẩn bị sẵn sàng cho chu kỳ tăng giá sau mấy tháng bị rớt giá trước đó.
Một giám đốc điều hành cấp cao (giấu tên) của SAIL cho biết "giá thép đã tăng $30-40/ tấn, tăng tương ứng $ 580/ tấn trong tháng vừa qua. Ngoài ra, lượng cầu của các sản phẩm thép dài mà bị giảm trong đợt gió mùa, hiện đã tăng và kéo giá thép tăng theo”.
Nhà sản xuất thép lớn nhất Ấn Độ (SAIL) lên kế hoạch tăng giá sản phẩm thép dài là Rs 1,000-1,200/ tấn và sản phẩm thép dẹt là Rs 700 -1,000/ tấn, đây là chu kỳ tăng giá lần thứ 2 của SAIL. Cách đây vào tháng, khi lượng cầu tăng trở lại, SAIL và Tata đã tăng giá của thép dài và thép dẹt lên Rs 2,000/ tấn.
Mumbai-based Ispat, nhà sản xuất thép dẹt sẽ tăng giá khoảng Rs 1,000 -1,500/ tấn tùy thuộc vào từng loại mác thép. Một phát ngôn viên của Ispat Industries cho biết: mức giá của các nguyên vật liệu chính, quặng sắt và than cốc tăng cũng góp phần tăng áp lực về việc quyết định giá thép. Ngoài ra, một phát ngôn viên của Essar Steel cũng đã xác nhận kế hoạch của công ty Essar là sẽ tăng giá vào tháng tới.
(Citicom)