Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (25/6 -2/7/2010)

Tuần này, thị trường thép Thế Giới giảm toàn bộ. Vào ngày 2/7/2010, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới là 119.39 điểm, giảm 0.93% so với tuần trước; của Mỹ là 115.57 điểm, giảm 1.44% so với tuần trước; của Châu Âu là 110.13 điểm, giảm 0.13% so với tuần trước; của Châu Á là 126.36 điểm, giảm 1.25% so với tuần trước. Chỉ số giá thép dẹt là 113.3 điểm, giảm 1.49% và chỉ số giá thép dài là 125.68 điểm, giảm 0.15% so với tuần trước.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) đã chính thức áp thuế trừng phạt đối với sàn lưới thép của Trung Quốc vì có giá xuất khẩu thấp hơn giá bán tại thị trường Mỹ, nên điều này đã gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà sản xuất địa phương. 

Vào ngày 1/7/2010, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) đã áp mức thuế chống bán phá giá cuối cùng là 136.76% đến 145.18% đối với các sản phẩm thép và áp thuế đối kháng 62.46% để bù đắp các khoản trợ cấp của chính phủ Trung Quốc. MOC cho biết: Mỹ đã có sự phân biệt đối xử trong quá trình điều tra chống bán phá giá cũng như điều tra chống trợ cấp và cuối cùng còn đưa ra kết luận sai, nên Trung Quốckhông hài lòng và đã chống đối lại điều này. Bộ trưởng Thương mại cho biết: do kết luận này có thể làm tổn hại đến quyền lợi của Trung Quốc, nên cả Chính phủ Trung Quốc lẫn các doanh nghiệp đều không chấp nhận.

Ngày 1/7/2010, Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) thông báo rằng khay lưới thép Trung Quốc chưa gây ra tổn thất gì cho ngành công nghiệp địa phương và phủ nhận phán quyết cuối cùng của Bộ Thương Mại Mỹ (DOC). Tuy nhiên, sau đó DOC lại cho biết: Chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp giá cho một số công ty Trung Quốc để đưa ra giá xuất khẩu khay lưới thép thấp dưới mức hợp lý, nên DOC đã ra quyết định cuối cùng về việc áp thuế đối kháng từ 1.52% đến 437.11% và thuế chống bán phá giá từ 14.24% đến 143% đối với khay lưới thép từ Trung Quốc.

Vào ngày cuối tuần 26/6/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,763,000 tấn thuần với công suất 72.9%; sản lượng vào ngày 26/6/2009 là 1,123,000 tấn với công suất 46.9%. Sản lượng tuần này tăng 57.0% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cuối tuần 26/6/2010 giảm 2.5% so với sản lượng cuối tuần 19/6/2010 là 1,808,000 tấn với công suất 74.8%.

Sản lượng được điều chỉnh đếnngày 26/6/2009 tăng từ 26,009,000 tấn với công suất 43.2% của cùng kỳ năm ngoái lên 43,122,000 tấn với công suất 70.5%, tăng tương ứng 65.8%. Sản lượng tính đến ngày 26/6/2010 tại các khu vực (đơn vị tính là ngàn tấn thuần) gồm Bờ biển phía Đông Bắc: 118; Pittsburgh/Youngstown: 126; Lake Erie: 42; Detroit : 110; Indiana/Chicago: 423; khu vực Trung Tây: 258; khu vực phía Nam: 606 và phía Tây: 80.

Viện Sắt Thép Quốc Tế Mỹ thông báolượng thép nhập khẩu của Mỹ trong tháng 5/2010 là 2.2 triệu tấn, tăng 4.7% so với 2.1 triệu tấn của tháng 4/2010 và tăng 115.1% so với tháng 5/2009. Theo số liệu thống kê tuần này, lượng nhập khẩu trong năm 2010 là 9.6 triệu tấn, tăng 23.7% so với 7.8 triệu tấn của năm 2009.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Thị trường thép Châu Âu vẫn suy yếu trong mấy tuần gần đây. Những người sử dụng và nhà phân phối đã tích cực trữ hàng tồn kho trong tháng 3/2010 và tháng 4/2010 để chờ đợi giá thép tăng cao vào quý 3/2010. Kết quả là họ có đủ nguồn cung cấp và không cần thiết phải đặt hàng. Tuy nhiên, cùng lúc đó là thời điểm khó khăn về tài chính của một số quốc gia trong khu vực, sự lo lắng về cuộc khủng hoảng tăng lần thứ 2, cộng thêm ngành xây dựng giảm sâu và ngành ô tô tại Châu Âu ngừng khôi phục đã khiến các bên tham gia đều cảm thấy chán nản. Ngoài ra, có tin đồn rằng các nhà máy thép sẽ cắt giảm sản lượng trong quý 3/2010 vì thị trường thép yếu.

Tại Đức: Lượng cầu thép không cao như mong đợi, cộng thêm sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền tại Đức, nên mặc dù các nhà máy thép vẫn yêu cầu tăng giá xuất xưởng trong tháng 7/2010, nhưng hầu hết những người mua cho biết hiện tại các nhà máy thép không nhận được đơn đặt hàng nữa.

Tại Pháp: khách hàng rất thận trọng trong việc tái tích trữ tồn kho bởi vì tình hình thị trường không ổn định. Hiện giá thép băng cán nóng vẫn ổn định, nhưng các nhà máy thép muốn căn cứ vào mức giá đàm phán của tháng 5/2010 để tăng thêm ít nhất EUR50/tấn.

Tại Ý: trước tình hình kinh tếsuy thoái, phần lớn người mua hàng tại Ý đều chờ đợi chứ không đặt hàng nữa. Các bên tham gia thị trường dự đoán mức giá chuẩn sẽ giảm nữa nếu các nhà máy không cắt giảm mạnh sản lượng.

Tại Anh: tập đoàn Corus đã tăng giá xuất xưởng các sản phẩm thép (giao hàng trong tháng 7/2010). Các nhà máy thép tại Anh nắm vững lập trường tăng giá vì lượng cungtrong nước vẫn bị hạn chế và lượng nhập khẩu từ nước đối tác thứ ba giảm mạnh.

Ngành xây dựng tại Châu Âu bị khựng lại, đặc biệt Chính phù Ý đã giảm bớt nguồn đầu tư vào ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, điều này làm giá thép tròn tại Châu Âu giảm thấp hơn. Giá thép tròn mới nhất hiện nay là EUR450-460/ tấn, giảm so với mới giá EUR460-490/ tấn của 3 tuần trước.

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Hiện nay, cuộc thương lượng về giá thép cuộn cán nóng trong quý 3/2010 giữa các nhà sản xuất thép cán nguội Nam Hàn và Nhật Bản đã thất bại. Các nhà sản xuất Nam Hàn có thể chỉ chấp nhận mức giá US$650-670/tấn (theo điều kiện FOB), nhưng Nhật lại muốn mức giá trên US$800/tấn. Giá thép cuộn cán nóng của Posco hiện là US$747/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng của Trung Quốc chỉ khoảng US$630-640/tấn (theo điều kiện FOB). Các nhà sản xuất thép cán nguội của Nam Hàn sẽ không thu được lợi nhuận nếu giá thép cuộn cán nóng trên US$700/tấn. Trong khi đó, một vài nhà sản xuất thép cán nguội đang suy tính việc ngưng nhập khẩu thép của Nhật trong tháng 7/2010 vì tồn kho thép cuộn cán nóng hiện vẫn nhiều hơn mức trung bình.

Giám đốc điều hành của tập đoàn POSCO, Ông Chung Joon-yang cho biết: môi trường kinh doanh sẽ trở nên khó khăn trong nửa năm còn lại vì lượng cung tại thị trường trong nước đã quá tải, cộng thêm lượng nhập khẩu vẫn tăng. Ngoài ra, Ông Chung Joon-yang đã phát biểu tại buổi tổ chức sự kiện hàng công nghiệp địa phương rằng: họ đã mong đợi lượng cầu trong nước sẽ tăng 10% hoặc nhiều hơn vào đầu năm 2010. Ông Chung nói thêm: các nhà sản xuất thép của Nam Hàn nên liên kết với nhau và tích cực đầu tư khai tháccác nguồn mỏ ở nước ngoài để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu. Tóm lại, tất cả các nhà sản xuất tại Nam Hàn nên tạo ra các lợi thế bổ sung cho nhau và cùng nhau khai thác thị trường nước ngoài.

Hiện Nam Hàn đang phải đối mặt với lượng cung quá tải tại thị trường nội địa. Theo thống kê, năng suất thép thô của Nam Hàn trong năm 2008 là 60 triệu tấn và căn cứ vào sản lượng 49.35 triệu tấn của lò luyện thép BF và 30.86 triệu tấn của lò luyện thép EAF trong năm 2009 thì năm 2010 có thể tăng hơn 80 triệu tấn. Năm nay, năng suất thép tấm cán nóng sẽ tăng từ 30.88 triệu tấn trong năm 2009 lên 38.81 triệu tấn, năng suất thép ống sẽ tăng từ 9.72 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái lên 10.21 triệu tấn; còn năng suất thép tấm dày vừa sẽ tăng 5.30 triệu tấn.

Trước tình hình thị trường thép suy yếu, các nhà thương mại Ấn Độ đã yêu cầu các nhà máy thép giảm giá xuất xưởng thêm INR2500-3000/tấn (tương đương US$54-65/tấn). Các nhà máy thép của Ấn Độ đã cắt giảm giá xuất xưởng thép dẹt trong tháng 6/2010 là INR2000-3000/tấn và phần lớn người mua hàng đều hoãn các cuộc giao dịch lại vì thấy thấy giá giảm hơn. Giá nhập khẩu thấp cũng gây nhiều ảnh hưởng đến thị trường Ấn Độ. Được biết được rằng lượng tồn kho thép cuộn cán nóng carbon tại quận Mumbai là 500,000 tấn và người ta dự kiến sẽ tăng lên 100,000-200,000 tấn trong tháng này.

(Citicom)

ĐỌC THÊM