Tuần này, giá thép trên Thế Giới tăng. Tại thị trường Mỹ, giá thép xuất xưởng và giá giao dịch tại các nhà máy thép lớn đã tăng; giá thép tại các nhà máy Ấn Độ tăng 500-600 Rupee/tấn vì mức thuế tại thị trường nội địa tăng; giá thép tại Ả Rập tương đối ổn định; tuy nhiên, giá thép tròn tại Ả Rập Saudi đã tăng nhẹ; ngoài ra, do lượng cung thép cuộn cán nóng tại Nam Hàn đang bị thiếu nên giá thép đã tăng.
Ngày 5/3/2010, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới là 109.24 điểm, tăng 1.86 % so với tuần trước; của Mỹ là 103.33 điểm, tăng 3.21 %; của Châu Âu là 95.9 điểm, tăng 2.89 %; của Châu Á là 119.41 điểm, tăng 1.02 %. Chỉ số giá thép dẹt là 102.56 điểm, tăng 2.55 % so với tuần trước và thép dài là 115.69 điểm, giảm 0.82 %.
I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Hiện nay, giá thép và sản lượng thép thô tại thị trường Mỹ đều tăng. Theo thống kê của trang web Steelhome, giá thép nhập khẩu tại Mỹ đã tăng rõ rệt trong tuần này.
Giá thép nhập khẩu tại Mỹ từ ngày 1-5/3/2010 (đơn vị: US$/ tấn)
Tên sản phẩm | Giá nhập khẩu | Tăng/ giảm |
Thép cuộn cán nóng | 634 | 33 |
Thép cuộn cán nguội | 744 | 33 |
Thép mạ kẽm | 766 | -- |
Thép tròn | 590 | 33 |
Giá thép xuất xưởng tại Mỹ từ ngày 1-5/3/2010 (đơn vị: US$/ tấn)
Tên sản phẩm | Giá xuất xưởng |
Thép cuộn cán nóng | 668 |
Thép cuộn cán nguội | 782 |
Thép mạ kẽm | 827 |
Thép tròn | 620 |
Vào ngày cuối tuần 27/2/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,668,000 tấn thuần với công suất sản xuất 69.0%, tăng 0.5% so với sản lượng cuối tuần 20/2/2009 là 1,660,000 tấn với công suất sản xuất 68.6%, sản lượng của tuần này cũng tăng 56.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào ngày 27/2/2010, sản lượng đã được điều chỉnh tăng từ 8,604,000 tấn với công suất sản xuất 43.9% của cùng kỳ năm ngoái lên 13,269,000 tấn với công suất sản xuất 66.2%, tăng tương ứng 42.6%. Trong khi đó, sản lượng của cuối tuần 27/2/2009 chỉ đạt 1,064,000 tấn với công suất sản xuất 45.5%. Sản lượng được chia nhỏ trong từng khu vực vào cuối tuần 27/2/2010 (đơn vị tính là nghìn tấn thuần) bao gồm: bờ biển phía Đông Bắc: 144; Pittsburgh/Youngstown: 112; Hồ Erie: 44; Detroit : 119; Indiana/Chicago: 405; khu vực Trung Tây : 233; khu vực phía Nam: 535 và khu vực phía Tây: 76.
Hôm nay, nhà máy thép AK cho biết, họ sẽ tăng mức giá cơ bản tại thị trường giao ngay thêm $40/tấn, quyết định này có hiệu lực ngay lập tức đối với tất cả các đơn đặt hàng thép cacbon mới. AK Steel cho biết thêm, giá thép tăng là vì lượng cầu của các sản phẩm thép cacbon và các chi phí đầu vào đều tăng cao.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Hiện nay, giá thép tại thị trường Châu Âu đã tăng toàn bộ. Giá thép tấm dày vừa tại khu vực Bắc Âu là €500/tấn; còn giá thép cán nóng C45 tại Châu Âu tăng từ Euro430-475/tấn lên Euro480-500/tấn (đã bao gồm phí vận chuyển) và người ta dự kiến nó sẽ tăng đến Euro530/tấn trong vài tuần tới.
Các hoạt động của ngành công nghiệp đã khôi phục được 75% so với mức bình thường. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Đức và Pháp cũng bắt đầu tăng. Một thương nhân Đức cho biết, giá thép thanh C45 vẫn là Euro 470-490/tấn. Ngoài ra, do giá thép phế liệu vẫn giữ được mức cũ, nên giá thép xây dựng cũng không thay đổi và sẽ được duy trì bằng mức giá hiện tại của tháng 3/2010.
Giá thép thanh tại các thành phố lớn của Anh và Tây Ban Nha đã tăng. Công ty Caparo và Celsa đã tăng giá thép thanh đối với các nhà thương mại lên £405-420/tấn, tăng tương ứng £20/tấn (đã bao gồm phí vận chuyển). Người ta cho biết, giá xuất xưởng của thép tròn tại thị trường Anh là £365-375/tấn và sẽ tăng liên tục vào cuối tháng 3/2010 hoặc đầu tháng 4/2010. Một thương nhân đã cho biết “giá thép tròn sẽ tăng đến £ 400/tấn trong 6 tuần tiếp theo” và “các nhà máy thép của Tây Ban Nha có kế hoạch sẽ tăng giá thép tròn trong tháng 3/2010”.
Nhờ sự khôi phục của nền thương mại quốc tế, nên lượng tiêu thụ thép của 27 quốc gia thuộc khối EU trong năm 2010 sẽ là 137 triệu tấn, tăng tương ứng 12.5% và trong năm 2011 sẽ là 148 triệu tấn.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Các nhà máy thép tại khu vực Đông Á, Nam Hàn và Nhật Bản đều dự định tăng mức giá xuất xưởng.
Tại Nam Hàn: kể từ ngày 2/3/2010, các nhà máy thép cán nguội như Union Steel, Dongkuk và POSCO, … đã quyết định tăng giá thép tấm có mạ phủ lên 1.3 triệu Won/tấn, tăng tương ứng 100,000 Won/tấn. Kế hoạch bảo dưỡng các trang thiết bị sản xuất và lượng cầu tăng đều là điểm mạnh góp phần thúc đẩy giá thép tại Nam Hàn tăng, vì thế POSCO đã tăng cường sản lượng thép cuộn cán nóng để làm giảm bớt áp lực về lượng cung tại thị trường nội địa đang thiếu hụt.
Tại Nhật Bản: các nhà máy thép liên hợp của Nhật đã tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng (giao hàng trong tháng 4/2010) đến Mỹ Latin lên US$700/tấn (theo điều kiện FOB). Để đáp ứng kịp những thay đổi của thị trường, các nhà máy thép của Nhật đã chuyển đổi các hợp đồng ký theo quý thành hợp đồng ký theo tháng. Hiện nay, các nhà sản xuất thép cuộn cán nóng của Nhật đang chào giá thép cuộn cán nóng sang các nhà sản xuất thép cuộn cán nguội của Hàn Quốc là US$750-800/tấn so với mức giá US$500/tấn trước đó. Sản lượng thép thô của Nhật trong suốt tháng 1-3/2010 là 2.67 triệu tấn, tăng 0.5% so với tháng 10-12/2009, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2009.
Tại Ấn Độ: Việc mở rộng các dịch vụ cơ bản như điện, nhà ở và vận tải sẽ góp phần thúc đẩy lượng cầu thép hằng năm của Ấn Độ tăng lên 10% từ trong năm tài chính đến tháng 3/2011. Nhà sản xuất SAIL của Ấn Độ cho biết, mức thuế tăng cao đã làm tăng giá thép dài lên Rs 500 -600/tấn. Trong khi đó, nhà máy JSW đã tăng giá cho tất cả các sản phẩm thép lên 2%.
Tại khu vực Trung Đông: George Matta, trưởng phòng marketing của công ty thép Ezz cho biết, lượng thép tiêu thụ thực tế tại Trung Đông và MENA sẽ tăng 8-10% trong năm 2010. Đặc biệt, hiện lượng cầu về thép xây dựng tại Ai Cập lớn nhưng lượng cung thiếu.
Trong 3 năm tới, công suất sản xuất thép tại Iraq sẽ được tăng lên ít nhất 50%.
Steelhome