Nhìn chung, thị trường thép Thế Giới vẫn duy trì được xu hướng tăng trong tuần; cụ thể như sau: các nhà máy thép của Mỹ vẫn tiếp tục tăng giá; thị trường thép dẹt tại Châu Âu cũng tăng nhẹ, các nhà máy thép của CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) thì liên tục tăng giá thép xuất khẩu; ngoài ra, do lượng cầu tại thị trường Châu Á đã khôi phục trở lại nên Nhật Bản, Nam Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan cũng tăng giá thép xuất khẩu.
Chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới (SH_GSPI) là 96.72 điểm, tăng 0.27%; của Mỹ là 88.45 điểm; của Châu Âu là 82.26 điểm, tăng 0.75% và của Châu Á là 108.28 điểm, tăng 0.11% so với tuần trước. Chỉ số giá thép dẹt là 88.35 điểm, tăng 0.09% và chỉ số giá thép dài là 110.27 điểm, tăng 0.1% so với tuần trước.
Tại các nhà máy của Mỹ: hôm thứ 6 vừa rồi, giá giao ngay của thép cuộn cán nguội và thép cuộn cán nóng đã tăng nhẹ so với giá xuất xưởng của thép cuộn cán nóng tại Ấn Độ là $ 415/tấn Mỹ, đây là mức giá trung bình trong khoảng từ $ 400 đến 430/tấn Mỹ; còn giá xuất xưởng của thép cuộn cán nguội tại Ấn Độ là $ 495/tấn Mỹ, tăng $ 15/tấn Mỹ so với tuần trước.
Thời gian sản xuất của thép cuộn cán nóng là từ 4 đến 5 tuần, nhưng của thép cuộn cán nguội phải mất đến 6 tuần hoặc lâu hơn nữa. Các nhà máy thép lớn như Nucor và ArcelorMittal đều thông báo với bên Hải quan về việc họ sẽ tăng giá thép lên US$ 440-460/tấn Mỹ vào tháng 8/2009 sắp tới. Như vậy, trước tình hình giá thép tăng cao và lượng tồn kho của thép phế liệu đã hết, nên nhiều nhà máy thép tại Mỹ đã tập trung mua thép phế liệu để dự trữ.
Vào thứ 4 tuần này, Bộ Thương mại Mỹ cho biết: tổng lượng thép nhập khẩu trong tháng 6/2009 chỉ đạt 734,667 triệu tấn, giảm 21% so với tổng lượng thép nhập khẩu 924,996 triệu tấn của tháng 5/2009; có thể nói đây là lượng nhập khẩu thấp nhất kể từ năm 1975 đến nay. Hiện nay, phần lớn các nhà máy thép của Mỹ đang hoạt động ở mức công suất thấp từ 50% trở xuống; còn một số nhà máy khác thì tạm thời ngưng hoạt động. Hiệp hội Sắt Thép Mỹ cho biết: tổng sản lượng thép nhập khẩu trong tháng 6/2009 là 15.5 triệu tấn, giảm 46% so với lượng nhập khẩu 28.9 triệu tấn của cùng kỳ năm 2008.
Theo số liệu thống kê lượng thép nhập khẩu từ các đơn xin giấy phép nhập khẩu trong tháng 6/2009 thì sản lượng thép nhập khẩu lớn nhất là từ Canada (222,740 triệu tấn), tiếp đến là Mexico (104,532 triệu tấn), Nhật Bản (49,475 triệu tấn), Ấn Độ (47,248 triệu tấn), Nam Hàn Quốc (36,409 triệu tấn) và Trung Quốc (33,726 triệu tấn). Theo ước tính của Hiệp hội Sắt Thép Mỹ (AISI) thì lượng thép thành phẩm nhập khẩu trong tháng 6/2009 chiếm 17% thị trường nội địa của Mỹ. Thực tế, sản lượng thép thành phẩm nhập khẩu đã tăng từ tháng 5 đến tháng 6/2009 như sau: thép ray (+76%), thép cuộn xây dựng (+53%), thép hình xây dựng (+46%) và thép làm đường cống (+12%). Riêng sản lượng nhập khẩu của thép tấm cuộn cán nóng và thép tấm cuộn cán nguội giảm lần lượt là 15% và 18%. Cũng trong tháng 6/2009, số lượng đơn xin giấy phép nhập khẩu ống khoan dầu, vỏ bọc và các sản phẩm ống dẫn dầu dùng trong lĩnh vực khai thác dầu và khí thiên nhiên cũng giảm 80% so với tháng trước.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Thứ 5 tuần này, giá giao ngay của thép cuộn tăng Eur10-15/ tấn là vì các nhà máy thép của Ý và Liên minh Châu Âu đang dần rút khỏi thị trường, còn người mua buộc phải chọn cách đặt hàng giá cao từ các nhà máy thép liên hợp lớn. Giá thép cuộn cán nóng/ nguội tại thị trường Châu Âu tăng Eur15/ tấn vào thứ 5 này, nhưng đến thứ 6 thì ổn định với mức giá xuất xưởng lần lượt là Eur350/ tấn và Eur415/ tấn (tại Ruhr).
Các nhà máy thép của khối Liên minh Châu Âu tuyên bố tăng giá xuất khẩu thép tấm dày vừa lên EUR 370-380/tấn, tăng tương ứng EUR 20/tấn. Nhờ sự khôi phục trở lại của ngành công nghiệp xây dựng tại Trung Đông, nên các nhà máy tại Châu Âu vẫn duy trì được giá thép tấm xuất khẩu cho các nhu cầu trong tháng 7/2009 là EUR 440-460/tấn (theo đều kiện CFR, tại Trung Đông).
Thị trường thép tại Châu Âu đang giảm xuống mức đáy và có khuynh hướng mất khỏi trạng thái cân bằng trong Quý 4/2009. Liên đoàn Công nghiệp Sắt Thép Châu Âu cho biết lượng thép tiêu thụ trong năm nay giảm 33% so với năm trước, nhưng lượng tiêu thụ thép sẽ phục hồi trở lại và có khuynh hướng tăng lên 14% vào năm 2010.
Với sự cải thiện của lượng cầu, các nước CIS đã tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng lên US$ 10-20/tấn. Giá thép cuộn cán nóng trong tháng 7/2009 được đưa ra là US$ 430-470/tấn, (theo điều kiện FOB, tại Biển Đen); công ty sản xuất thép của Nga là Magnitogorsk Iron and Steel Works (MMK) chào giá xuất khẩu của thép cuộn cán nóng sang khu vực Trung Đông và Viễn Đông là là US$ 450-470/tấn (theo FOB), tăng US$ 50/tấn so với tháng 6/2009.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Tại
Các nhà sản xuất thép cuộn cán nguội Dongkuk, Union và Hyundai tại Nam Hàn Quốc đã từ chối đơn đặt hàng từ Nhật là vì giá thép cuộn cán nóng trong Quý 3/2009 sẽ tăng đến US$ 500-510/tấn (theo điều kiện FOB); như vậy, mức giá này cao hơn mức giá trong Quý 2/2009 đến US$ 100/tấn. Những người mua hàng tại Nam Hàn Quốc nói rằng họ sẽ chọn mua thép cuộn cán nóng của Nhật Bản với mức giá chỉ từ US$ 450/tấn đổ lại.
Tuần này, các nhà máy thép tại Nhật Bản và Nam Hàn Quốc đều mua tăng lượng thép phế liệu là do 4 yếu tố sau: a) lượng cung của thép phế liệu trên thị trường Thế Giới không ổn định, nên các nhà máy phải tự đảm bảo lượng cung cho mình bằng cách mua tăng lượng thép phế liệu; b) giá thép phế liệu trên thị trường Thế Giới giảm cũng làm giảm chi phí sản xuất, c) nhiều nhà sản xuất đang thử sử dụng thép phế liệu thay cho quặng sắt.
Tại Ấn Độ: các nhà sản xuất thép lớn như SAIL, Ispat và Jindal dự tính sẽ tăng giá lên 2-5% trong tháng 7/2009; mức giá này dao động từ Rs 500-1,000/tấn đối với các sản phẩm thép chuyên dụng. Nhưng vẫn có một số nhà sản xuất thép đã tăng từ Rs 500 -1,000/tấn ngay trong tháng 5-6/2009. Hiện nay, giá thép cuộn cán nóng theo benchmark đang dao động trong khoảng Rs 27,000 -30,000/tấn, cao hơn so với mức giá tại thị trường Thế Giới một chút.
Citicom