Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (26/8-02/9/2011)

 

Giá thép thị trường thế giới biến động nhẹ trong tuần này. Giá trên thị trường Mỹ vẫn ổn định và các nhà máy thép đã tăng giá bán; giá thép trên thị trường Châu Âu giảm nhẹ, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của CIS vẫn không thay đổi; Nhật Bản thì đã tăng giá xuất khẩu.  

Chỉ số giá thép thế giới vào ngày 02/9/2011

 

Chỉ số

Tăng/giảm so với tuần trước (% )

SH_CSPI

145.87

--

Bắc Mỹ

133.3

--

Châu Âu

134.41

↓0.24

Châu Á

154.05

↑0.08

Thép dẹt

131.91

↑0.1

Thép dài

164.3

↓0.13

I)     Thị trường Bắc Mỹ

Các nhà máy thép của Mỹ lại tăng giá thép tấm. Nhà máy thép NLMK đã xác nhận việc tăng giá giao ngay của thép tấm khoảng 40 usd/tấn ròng, bắt đầu có hiệu lực ngay, người ta dự báo rằng các nhà máy khác cũng sẽ tăng giá theo xu hướng này. Hiện tại, giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng của hầu hết các nhà máy ở Mỹ khoảng 690 usd/tấn ròng, tăng 60 usd/tấn ròng. 

Nhà máy thép AK Steel cũng đã xác nhận việc tăng giá thép cuộn cán nóng và cuộn cán nguội tăng khoảng 40 usd/tấn ròng và thép tấm mạ kẽm tăng khoảng 50 usd/tấn ròng, có hiệu lực thực thi ngay, đây là lần tăng giá thứ 2 trong tháng kể từ đợt tăng 60 usd/tấn ròng vào ngày 10/8/2011.

Thêm vào đó, Tập đoàn Gerdau của Mỹ đã tuyên bố tăng giá giao ngay của thép thanh tròn khoảng 20 usd/tấn ròng đối với hàng giao từ ngày 19/9/2011. Công ty này cho biết, họ sẽ điều chỉnh giá theo xu hướng của thị trường để đảm bảo tính cạnh tranh. Lần tăng giá cuối cùng của họ là vào ngày 01/7/2011 với dự định ban đầu là tăng 30 usd/tấn ròng, nhưng sau đó họ đã điều chỉnh tăng 20 usd/tấn ròng để đảm bảo được khả năng cạnh tranh.

Theo Sở Thương Mại Mỹ, sản lượng thép nhập khẩu của Mỹ trong tháng 7/2011 là 2.344 triệu tấn, tăng 6.6% so với tháng 7/2010, giảm 4.5% so với tháng trước và thấp hơn mức mong đợi. Sản lượng thép nhập khẩu tích lũy trong 7 tháng đầu năm 2011 là 15.63 triệu tấn, tăng 21.9% so với năm trước.

Theo mặt hàng: sản lượng nhập khẩu thép thanh tròn, thép dây cuộn và thép tấm dày vừa trong tháng 7 giảm rõ rệt, trong khi đó nhập khẩu của thép cuộn cán nóng, cuộn cán nguội và thép tấm mạ kẽm tăng so với tháng trước khoảng 43%. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng nhập khẩu của các loại thép thành phẩm như thép ống về cơ bản không thay đổi, trừ các loại thép bán thành phẩm như thép thanh tròn, thép dây cuộn thì lại tăng với số lượng lớn. Theo nguồn nhập khẩu: sản lượng nhập khẩu từ tât cả các quốc gia trên Thế Giới, trừ khu vực Châu Âu, Nam Trung Mỹ và Nhật Bản, đều giảm so với tháng trước. Từ một năm trước đây, sản lượng nhập khẩu từ Bắc Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và CIS đã giảm rõ rệt, trong khi đó, khối lượng nhập khẩu từ Trung Quốc, Nam Mỹ và Hàn Quốc lần lượt tăng tương đối cao. Mỹ đã nhập khẩu 142 nghìn tấn thép thành phẩm từ Trung Quốc trong tháng 7, tăng 64.8% so với năm trước nhưng giảm 3.7% so với tháng trước       

Đến 28/8/2011, với việc Mỹ áp dụng giấy phép nhập khẩu, sản lượng nhập khẩu là 1.85 triệu tấn, thấp hơn hồi tháng 7, và nhập khẩu trong tháng 8 cũng sẽ tiếp tục đi xuống.

Công suất: theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Sắt Thép Mỹ, đến cuối tuần ngày 27/8/2011, Mỹ đã sản xuất 1.861 triệu tấn thép thô với công suất 76.1%. Sản lượng này tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 1.4% so với tuần trước. Vào ngày 27/8/2011, sản lượng tích lũy trong năm 2011 đạt 62.359 triệu tấn ròng, với công suất bình quân khoảng 74.7%. Con số này tăng 6.2% so với thời điểm năm trước. So sánh theo khu vực: đến cuối tuần ngày 27/8/2011: sản lượng ở khu vực bờ biển Đông Bắc là 127 nghìn tấn ròng, Pittsburgh/Yongstown là 138 nghìn tấn ròng, khu vực hồ Erie là 43 nghìn tấn ròng, Detroit 110 nghìn tấn ròng, Ấn Độ/Chicago 474 nghìn tấn, khu vực Trung Tây 270 nghìn tấn, khu vực phía Nam là 609 nghìn tấn và khu vực phía Tây là 90 nghìn tấn.          

II)  Thị trường Châu Âu

Giá thép cuộn ở Châu Âu tiếp tục giảm trong tháng 8 do không có sự chắc chắn hơn về kinh tế và sự hồi phục của thị trường thép vẫn còn yếu. Triển vọng kinh tế Châu Âu vẫn ảm đảm. Mặc dù dẫn đầu thị trường khu vực Châu Âu, chỉ số PMI của Pháp và Đức vẫn giảm mạnh, đạt mức thấp trong 2 năm. Chỉ số PMI của Tây Ban Nha trượt xa hơn, trong khi Ý duy trì ở điểm cân bằng là 50. Cuộc khủng hoảng nợ quốc gia vẫn còn gây tác động xấu đến lòng tin vào thị trường của mọi người.

Lượng thép tồn kho của Đức ở các trung tâm giao dịch tăng ổn định 1.2 triệu tấn, đây là mức cao hơn so với trước cuộc khủng hoảng. Điều này có nghĩa là các giao dịch đã giảm trong tháng gần đây nhất. Một số nhà máy duy trì mức tồn kho thấp hơn nhu cầu trong nước, nhưng giá thép cuộn vẫn giảm tiếp trong tháng vừa qua. Giá thép cuộn cán nóng giảm 10 Euro/tấn, còn 540 Euro/tấn, và thép cuộn cán nguội, thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng tương ứng với các mức giá 645 Euro/tấn và 660 Euro/tấn.

Ở Ý, sự suy thoái kinh tế và thời gian hè ảm đạm đã dẫn đến sự sụt giảm nhiều hơn đối với giá thép cuộn. Vào đầu tháng 8, giá thép cuộn cán nóng giảm 5 Euro/tấn còn 514 Euro/tấn, giá thép cuộn cán nguội giảm còn 601 Euro/tấn và giá thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng còn 594 Euro/tấn.

Nhu cầu thép cuộn ở miền Nam Châu Âu sụt giảm do kinh tế kém phát triển. Giá thép cuộn ở Đức đã trải qua một đợt giảm giá mạnh do giá nhập khẩu từ Ý thấp. Giá sẽ không được tăng lên do hiện tại nhu cầu yếu và lợi nhuận biên của các nhà máy thép bị thắt chặt hơn. Vì vậy, các nhà máy thép ở Châu Âu sẽ cắt giảm sản xuất đáng kể hơn.

CIS:  một phần tư số lượng các nhà sản xuất thép ở Nga (theo năng lực) đã tiết lộ số liệu thống kê về sản xuất trong quý II của họ. Tổng sản lượng thép thô trong quý II đạt 13.889 triệu tấn, chiếm 82% trong tổng sản lượng quý II của Nga là 16.923 triệu tấn (thông tin từ Hiệp hội Sắt Thép quốc tế), tăng 2.5% điểm so với quý I với mức 79.5%. Sản lượng thép thô trong 6 tháng đầu năm đạt 27.926 triệu tấn, chiếm 80.8% tổng sản lượng trong nửa năm đầu. IISI tiết lộ rằng, sản lượng trong quý II thấp hơn 4% so với quý I, nhưng giảm 1% so với cùng quý của năm trước. Sản lượng thép thô tương ứng của các nhà máy Severtal, Evraz, NLMK và MMK là 18.2 triệu tấn, 16.3 triệu tấn, 11.9 triệu tấn và 11.4 triệu tấn, xếp theo các thứ hạng từ thứ 1 đến thứ 4. 

III) Thị trường Châu Á

Nhật Bản và Hàn Quốc: các nhà máy thép liên hợp của Nhật Bản đã bắt đầu thương lượng với người mua ở Đông Nam Á về giá thép cuộn cán nóng cho các lô hàng giao trong tháng 10 (bao gồm cả hàng giao cuối tháng 9). Việc đàm phán vẫn đang tiếp tục và hai bên có thể đồng ý với mức tăng giá 20-30 usd/tấn. Trước đó, các nhà máy thép của Trung Quốc đã tăng mức giá thêm 15 usd/tấn, các nhà máy của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng muốn tăng giá. Người mua ở khu vực Đông Nam Á phải thay đổi thái độ chờ đợi của họ và chấp nhận việc tăng giá. Việc đàm phán sẽ sớm đạt được một sự thỏa thuận vì người ta thấy được sự bùng nổ về nhu cầu trong tháng 10 và thị trường thép cuộn cán nóng có thể chạm đáy. Các nhà máy thép của Nhật Bản sẽ cắt giảm sản lượng xuất khẩu thép cuộn cán nóng trong quý IV do giá thép cuộn cán nóng giảm, tiền yên Nhật mạnh lên và nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng từ sự hồi phục của nền công nghiệp ôtô. Sản lượng cắt giảm có thể là 20% hoặc cao hơn. Người ta cho rằng khối lượng của Hàn Quốc thậm chí có thể nhiều hơn. Sản lượng xuất khẩu của thép cuộn cán nóng thấp cũng là nguyên nhân chính mà các nhà thầu ở Đông Nam chào tăng 30 usd/tấn. Thêm vào đó, Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán với khách hàng Châu Á về giá xuất khẩu thép mạ điện trong quý IV, giá xuất khẩu tăng 200-300 usd/tấn do nhu cầu ở Châu Á mạnh lên. Các nhà máy thép của Nhật cũng nhận được nhu cầu từ Thái Lan và Indonesia, những khách hàng chấp nhận mức tăng giá 200usd/tấn.                      

Xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Ấn Độ đang bị chậm lại. Theo Bộ Công nghiệp Thép, xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Ấn Độ trong tháng 7 đạt tổng lượng 81.9 nghìn tấn, giảm 32.1% so với sản lượng xuất trong tháng 6 là 120.7 nghìn tấn. Xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Ấn Độ thể hiện xu hướng tăng mạnh trong tháng 4 và tháng 5, do nhu cầu trong nước thấp và công suất được nâng lên. Từ tháng 4 đến tháng 7, tổng lượng xuất khẩu thép cuộn cán nóng là 428.9 nghìn tấn, gần đạt bằng tổng lượng 479.6 nghìn tấn của năm tài chính 2010-2011. Châu Âu vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ. Xuất khẩu vào các nước Châu Âu như Bỉ, Tây Ban Nha và Ý đạt 34.8 nghìn tấn, chiếm 42.5% trong tổng lượng xuất khẩu; 43.3 nghìn tấn trong tháng 5 và 40.6 nghìn tấn trong tháng 6. Xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Ấn Độ sẽ còn bị hạn chế trong vài tuần và sẽ không có sự hồi phục rõ ràng, vì không có sự chắc chắn về kinh tế Thế Giới và nhu cầu mua hàng phía nước ngoài không cao.           

Tuần này Công ty Thép Chung Hung của Đài Loan tăng mạnh giá bán trong nước và giá xuất khẩu của thép cuộn cán nóng, cán nguội và thép tấm mạ kẽm nhúng nóng cho tháng 9/2011. Giá bán trong nước tăng từ 450-800 TWD/tấn, và giá xuất khẩu tăng từ 10-30 usd/tấn, với mức tăng trung bình từ 2-3%. Đây là lần đầu tiên Công ty Chung Hung tăng giá kể từ tháng 6/2011, và mức tăng này vượt quá sự mong đợi.

 

Nguồn tin: Steelhome

ĐỌC THÊM