Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (27/11- 4/12/2009)

Tuần này, giá thép Thế Giới đã ngưng giảm. Giá thép và lượng cầu tại Mỹ được khôi phục lại; giá thép dài tại Châu Âu tăng; giá thép xuất khẩu tại các nước CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) tăng chút đỉnh và thị trường thép Trung Quốc cũng tăng nhẹ. Ngày 4/12/2009, chỉ số giá thép của Thế Giới là 102.34 điểm, tăng 0.8% so với tuần trước; của Mỹ là 92.66 điểm, bằng tuần trước; của Châu Âu là 92.11 điểm, tăng 2.44% và của Châu Á là 111.63 điểm, tăng 0.16%. Chỉ số giá thép dẹt là 96.06 điểm, tăng 0.23% so với tuần trước và chỉ số giá thép dài là 111.1 điểm, tăng 1.22%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Vào ngày cuối tuần 28/11/2009, sản lượng thép thô trong nước là 1,499,000 tấn thuần với năng suất sản xuất 62.8%, tăng 24.0% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 2.7% so với sản lượng của cuối tuần 21/11/2009. Đến ngày 28/11/2009, sản lượng đã được điều chỉnh giảm từ 95,661,000 tấn với năng suất sản xuất 84.7% của cùng kỳ năm ngoái xuống còn 56,812,000 tấn với năng suất sản xuất 50.2%, giảm tương ứng 40.7%. Tính đến ngày 28/11/2009, sản lượng của một số khu vực ở Bắc Mỹ (đơn vị tính là nghìn tấn thuần) như sau: bờ biển phía Bắc: 152; Pittsburgh/Youngstown: 99; hồ Erie: 55; Detroit: 74; Ấn Độ/Chicago: 443; khu vực Trung Tây: 212; khu vực phía Nam: 401 và khu vực phía Tây: 63.

Hiện giá thép phế liệu tại Mỹ đã tăng 12%. Tuần này, nhà máy thép Severstal Bắc Mỹ đã tăng giá thép trong tháng 1-2/2010 lên cao hơn. Sau khi điều chỉnh mức giá, giá thép cuộn cán nóng là US$605/tấn; giá thép cuộn cán nguội là US$715/tấn và thép cuộn mạ kẽm là US$737/tấn. Thêm vào đó, vì giá kẽm tăng nên các sản phẩm có phủ mạ kẽm bên ngoài cũng sẽ tăng theo và quyết định tăng giá sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đến ngày 23/11/2009, WSD cho biết giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng của Mỹ theo benchmark là US$553/tấn (tương đương US$502/tấn Mỹ), giảm US$17/tấn so với 2 tuần trước.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Giá thép tròn tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng trở lại. Các nhà sản xuất thép của Marmara đã nâng giá xuất xưởng từ US$552-565/tấn lên US$579-592/tấn (giá đã có thuế VAT 18%). Một nhà sản xuất thép cho biết việc tăng giá thép tròn là để bù qua các chi phí tăng cao khác. Tương tự, nhà sản xuất thép Izmir cũng tăng giá từ US$551-555/tấn lên US$542-545/tấn, còn giá thép tròn bán tại thị trường nội địa thì thấp hơn giá xuất khẩu.

Hiện nay, giá thép tròn tại thị trường Tây Ban Nha lại giảm nhẹ. Giá thép tròn tại thị trường nội địa gần như bằng với mức giá xuất xưởng tại các nhà máy thép. Tuy nhiên, giá thép phế liệu tăng đã đẩy giá thép tròn tại Ý tăng lên, giá xuất xưởng cũng tăng từ €350-360/tấn lên €330/tấn (đã bao gồm các khoản phụ phí). Giá thép cuộn cán nóng/ cán nguội tại khu vực Bắc Châu Âu vẫn ổn định và người ta mong đợi giá sẽ tăng lên sau tháng 1/2010. Các nhà thương mại cho biết lượng tồn kho thép cuộn cán nóng/ cán nguội hiện đang không đủ; vì thế, lượng cung trong quý 1/2010 cũng sẽ bị thiếu.

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Nhu cầu sử dụng thép tròn tại thị trường Nhật Bản còn yếu. Trong tháng 11/2009, các đơn đặt hàng thép tròn tại các nhà máy thép của Nhật là 80,000-90,000 tấn, giảm so với tháng 10/2009 là 100,000 tấn. Hiện nay, giá xuất xưởng thép tròn giảm còn 54,000 yên/tấn và giá bán ra là 59,000 yên/tấn. Do các nhà máy muốn cạnh tranh với nhau nên mức giá giao dịch đã bị giảm thấp hơn 50,000 yên/tấn. Giá thép tròn tại thị trường Nhật Bản sẽ giảm nữa bởi vì lượng cầu trong quý 1/2010 thấp.

Hiện nay, do nguồn nguyên vật liệu đang bị thiếu nên lượng cung của thép cuộn xây dựng hàm lượng cacbon cao tại Nam Hàn đã không thể đáp ứng đủ cho lượng cầu thực tế; trong tháng 10/2009, năng suất sản xuất thép cuộn xây dựng hàm lượng cacbon cao tại Nam Hàn đã tăng 70-80%. Theo thống kê, sản lượng xuất khẩu của thép cuộn xây dựng hàm lượng cacbon cao trong tháng 10/2009 giảm 9.1% so với năm trước và xuất khẩu đến khối EU giảm 18% so với năm trước.

Trong suốt 2 tuần đầu của tháng 11/2009, đã có trên 32,000 tấn thép cuộn cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam, chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga. Lượng cầu thép cuộn cán nguội tại địa phương chỉ đạt 1.4 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng hàng năm đạt 2 triệu tấn/ năm. Lượng cung thép cán cuộn nguội có khả năng sẽ vượt xa lượng cầu, nhất là khi các nhà máy thép mới có năng suất cao. Vào tuần trước, Hiệp hội Sắt Thép Việt Nam đã yêu cầu Bộ Khoa học và Kỹ thuật nghiêm khắc hơn đối với việc nhập khẩu để ngăn chặn sản phẩm thép giá rẻ mà chất lượng thấp từ các quốc gia khác, đây là một cố gắng để bảo vệ ngành công nghiệp thép trong nước.

SAIL, nhà sản xuất thép lớn nhất Ấn Độ đã cắt giảm giá thép dẹt tại thị trường giao ngay xuống 3% hoặc Rs 800/tấn, giảm tương ứng còn Rs 500-800/tấn để hạn chế mối đe dọa từ các nguồn nhập khẩu giá rẻ. Hiện nay, giá cơ bản của thép dẹt bán tại thị trường nội địa là Rs 32,000-33,000/tấn. Tương tự, các nhà sản xuất thép khác như Ispat, Essar và JSW cũng cắt giảm giá trong tháng này.

(Citicom)

ĐỌC THÊM