Tuần này, thị trường thép Thế Giới lại tiếp tục giảm. Thị trường thép của Mỹ vẫn ổn định, thị trường Châu Á giảm nhẹ, riêng thị trường Châu Âu giảm mạnh. Vào ngày 4/6/2010, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới (SH_GSPI) là 123.02 điểm, giảm 1.86% so với tuần trước; của Mỹ vẫn là 119.04 điểm, của Châu Âu là 113.82 điểm, giảm 4.29%; của Châu Á là 130.01 điểm, giảm 0.95%. Chỉ số giá thép dài là 128.08 điểm, 3.16% và chỉ số giá thép dẹt là 117.37 điểm, giảm 1.01%.
I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Tập đoàn sản xuất và kinh doanh thép hàng đầu của Mỹ (USS) đã cho ngưng hoạt động các lò cao luyện thép kể từ tháng 11/2009. Tập đoàn A K Steel Holdings báo giá thép silic đối với các đợt giao hàng trong tháng 7/2010 là USD395/tấn, còn giao hàng trong tháng 6/2010 là USD345/ tấn.
Vào ngày cuối tuần 29/5/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,766,000 tấn thuần với công suất sản xuất 73.0%, giảm 1.2% so với sản lượng 1,787,000 tấn và công suất 73.9% của tuần 22/5/2010; sản lượng được điều chỉnh tăng từ 21,547,000 tấn với công suất sản xuất 42.5% của cùng kỳ năm ngoái lên 35,963,000 tấn với công suất sản xuất 69.9%, tăng tương ứng 66.9%. Còn sản lượng vào ngày cuối tuần 29/5/2009 là 1,026,000 tấn với công suất sản xuất 42.8%. Riêng sản lượng của tuần này lại tăng 72.2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ đã đăng ký nhập khẩu thép là 2.148 triệu tấn, tăng 4% so với tháng trước; trong đó có 1.685 triệu tấn thép thành phẩm, tăng 1% so với tháng trước.
Nguồn nhập khẩu từ Nam Hàn là (182,000 tấn, giảm 7% so với tháng trước); Nhật Bản là (121,000 tấn, tăng 33% so với tháng trước); Đức là (94,000 tấn, tăng 9% so với tháng trước); Ấn Độ là (92,000 tấn, tăng 130% so với tháng trước) và Thổ Nhĩ Kỳ là (63,000 tấn, giảm 27% so với tháng trước).
Bộ Thương mại Mỹ cho biết: nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm hơn 200% sản lượng nhập khẩu các loại thép với tổng giá trị khoảng $90 triệu trong năm 2008. Sau một năm dài điều tra, cuối cùng Bộ Thương mại Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá từ 136.76% đến 145.18% đối với các sản phẩm thép có giá bán thấp hơn giá cả thị trường và áp mức thuế đối kháng (hay thuế chống trợ cấp) 62.46% để bù vào các khoản trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Tuần này, thị trường thép của Châu Âu giảm bởi vì hầu hết khách hàng đều giữ lại đơn đặt hàng. Vào đầu năm 2010, việc tích trữ hàng tồn kho giữa các nhà phân phối tích đã thúc đẩy lượng cầu tăng mạnh, còn các nhà máy đã phải tăng cường sản lượng. KlöcknerAG chính thức thông báo mức công suất hiện nay của các nhà máy thép Châu Âu đạt đến 80%, gần bằng với công suất trước thời kỳ khủng hoảng.
Khi mùa hè đến, lượng cầu thép tại Châu Âu lại càng giảm. Trung Quốc, nhà tiêu thụ thép lớn nhất Thế Giới, cũng sẽ giảm khối lượng mua hàng bởi vì Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh và giới hạn lĩnh vực hoạt động của ngành bất động sản. Thị trường thép của Châu Âu sẽ chịu nhiều áp lực về lượng cung quá tải trong nửa cuối năm 2010.
ArcelorMittal sẽ đóng cửa 3 lò luyện thép tại Châu Âu bởi vì quý 3/2010 là mùa tiêu thụ yếu; tuy nhiên, sau đó tin tức này được thay đổi rằng công ty ArcelorMittal sẽ không cắt giảm sản lượng trong thời gian tới.
Các nhà máy thép của Nga đã tăng giá thép tấm dùng để sản suất ôtô lên 20% kể từ tháng 6/2010. Severstal và MMK đã ký hợp đồng hằng năm với các nhà sản xuất ô tô, trong khi Novolipetsk chỉ ký hợp đồng hằng quý với mức giá giao ngay. Tại thị trường giao ngay của Nga, giá thép tấm cán nguội tăng USD 880/tấn và giá thép mạ kẽm nhúng nóng là USD 950/tấn. Các nhà máy thép đã không tiết lộ mức giá ấn định cuối cùng của họ, nhưng giá này cũng không được thấp hơn giá giao ngay. Ngoài ra, vì giá thép bao gồm 30% chi phí sản xuất thép dùng cho ngành ôtô, nên giá xe ô tô của Nga sẽ tăng thêm từ 5-10%.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Nippon Steel và Toyota có thể đạt được thoả thuận về việc tăng 25% giá thép cho tháng 4-9/2010; như vậy, giá thép tấm cán nguội dùng để sản xuất xe ô tô có thể tăng đến JPY100,000/ tấn (tương đương USD1085 per tonne). Tuy nhiên, nếu Toyota chấp nhận thỏa thuận này, thì hệ thống ký kết hợp đồng hằng năm trong 20 năm sẽ chấm dứt.
Các nhà máy thép của Nhật đang tăng giá thép tấm đóng tàu lên USD900/tấn (theo điều kiện FOB), nhưng Nam Hàn chưa chấp nhận việc tăng giá này; trái lại, nếu chấp nhận, thì các nhà sản xuất của Nam Hàn sẽ tăng giá thép tấm dày tại thị trường nội địa lên SKW900,000/ tấn, còn chi phí vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn của Panamax sẽ là USD60 triệu.
Các nhà máy của Ấn Độ sẽ cắt giảm giá thép bởi vì khí hậu gió mùa đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho ngành bất động sản và ngành công nghiệp xây dựng.
Steelhome.com