Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (29/7-05/8/2011)

 

 

Thị trường thép thế giới tiếp tục biến động trong tuần này. Thị trường Mỹ vẫn ổn định; còn thị trường Châu Âu tăng, CIS giữ nguyên giá xuất khẩu và thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng tốc. Ngày 05/8, chỉ số giá thép theo Steelhome (Global) là 145.82 điểm, tăng 0.69% so với tuần trước.

Chỉ số giá thép thế giới vào ngày 05/8/2011

 

Chỉ số

Tăng/giảm so với tuần trước (% )

Thế giới

145.85

0.69

Mỹ

136.58

--

Châu Âu

135.27

1.3

Châu Á

152.85

0.58

Thép dẹt

132.03

0.61

Thép dài

163.6

0.79

I) Thị trường Bắc Mỹ

Hàng giao: Các trung tâm dịch vụ của Mỹ đã giao 3,579.5 ngàn tấn thép thành phẩm trong tháng 6/2011. Con số này tăng 11.2% so với tháng 6/2010. Tính đến thời điểm hiện tại năm 2011, lượng thép thành phẩm đã giao là 20,861.3 ngàn tấn, tăng 18.6% so với cùng kỳ năm 2010.   

Tồn kho thép thành phẩm vào cuối tháng 6/2011 là 7,936.9 ngàn tấn, tăng 7.6% so với tháng 6 năm ngoái và giảm 4.3% so với tháng trước. Với tỉ lệ hàng giao đến thời điểm hiện tại, con số phản ánh lượng cung tương ứng cho 2.2 tháng, giảm 3.3% so với năm ngoái và giảm 6.4% so với tháng trước.

Thị trường thép của Mỹ giảm giá thép hình I cánh rộng khoảng 80 usd/tấn nhằm đối phó với việc nhập khẩu nguyên liệu.

Thị trường thép tấm có thể chạm đáy tại Mỹ. Chi phí sản xuất thép cuộn cán nóng bằng lòEAF là 600-625 usd/tấn, thấp hơnso với mức 650-700 usd/tấn khi sản xuất bằng lòBF. Giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng hiện tại là 700-720 usd/tấn ngắn. Báo giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng là 690 usd/tấn ngắn (CFR), thép cuộn cán nguội và thép mạ kẽm nhúng nóng là 810 usd/tấn ngắn (CFR) và 860 usd/tấn ngắn (CFR)    

Công suất: Vào cuối tuần 30/7/2011, sản lượng thép thô trong nước là 1,858.000 tấn với công suất 76%. Sản lượng vào cuối tuần 30/7/2010 là 1,684,000 tấn với công suất 69.6%. Sản lượng của tuần hiện tại tăng 10.3% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tính đến ngày cuối tuần 30/7/2011 tăng 1.5% so với cuối tuần trước 23/7/2011 khi sản lượng đạt 1,830,000 tấn và công suất là 74.8%.

II) Thị trường Châu Âu

ArcelorMittal công bố rằng sản lượng thép đã giao của họ là 22.20 triệu tấn trong quý 2/2011, so với 22 triệu tấn trong quý 1/2011 và 22.30 triệu tấn trong quý 2/2010.

Kết quả hoạt động của ArcelorMittal trong Quý 2/2011 (ĐVT: 100 triệu usd)

 

Quý 2

Quý 1

Mức tăng / giảm (%)

Quý 2/2010

Mức tăng / giảm (%)

Doanh thu bán hàng

251

222

13.3

201.5

24.7

Lợi nhuận ròng

15

11

36.4

17

- 11.8

Lãi gộp (EBITDA )

154

 

28.8

 

22.2

 

Kết quả hoạt động của ArcelorMittal trong nửa đầu năm 2011  (H1/2011)

 

H1/2011 (10,000 tấn)

Tăng/giảm so với năm trước (%)

Sản lượng thép thô

4790

2.4

Sản lượng đã giao

4410

1.8

 

 

H1/2011 (100 triệu USD)

 

Tăng/giảm so với năm trước (%)

Doanh thu bán hàng

473

25.9

Lợi nhuận ròng

26

13

Lãi gộp (EBITDA)

136 (USD/tấn)

30.8

ArcelorMittal tin rằng lãi gộp (EBITDA) trong quý 3/2011 có thể đạt 2.4-2.8 tỉ usd, so với 3.413 tỉ usd trong quý 2/2011. Giá nguyên liệu thô trong sẽ cao hơn mức giá trong quý 2. Mặc dù sản lượng thép giao trong nửa năm còn lại, H2/2011 sẽ cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng lãi gộp (EBITDA) trên tấn có thể sẽ giảm.

CIS: thị trường phôi thép có thể tăng lên đến đỉnh điểm. Hầu hết người mua đã đặt hàng cho tháng 8 và tháng 9 vào thời điểm giữa tháng 7.

Severstal và hai nhà sản xuất thép lớn của Nga kêu gọi áp đặt thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép của Trung Quốc là do sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Nga liên tục tăng.

III) Thị trường Châu Á

Nhật Bản nhập khẩu 423,000 tấn thép thành phẩm trong tháng 6, tăng 15% so với thới điểm năm trước, thể hiện sự tăng trưởng liên tục trong 18 tháng. Nhật chủ yếu nhập khẩu thép từ các nước Châu Á.

Tình hình nhập khẩu thép của Nhật theo quốc gia trong tháng 6/2011

Quốc gia

Nhập khẩu

Tăng/giảm so với năm trước (%)

Hàn Quốc

23.2

13

Trung Quốc

11.3

22.4

Đài Loan

7.3

30.2

 

Tình hình nhập khẩu thép của Nhật theo sản phẩm trong tháng 6/2011

Mặt hàng

Nhập khẩu

Tăng/giảm so với năm trước (%)

Thép băng khổ rộng cán nóng

16.5

8.8

Thép tấm dày

4.9

220

Thép tấm mạ kẽm

4.3

29.1

Thép băng khổ rộng cán nguội

7.9

- 0.4

Thép cuộn dây

3.2

- 16.3

Thép hình

1.3

- 20.6

Thép thanh tròn

0.1

- 50.3

Các nhà máy của Nhật sản xuất thép bằng lò BF sẽ bắt đầu thương lượng giá thép cuộn dây cho quý 4 với khu vực Châu Á. Nhật Bản đang cố gắng cắt giảm sản lượng xuất khẩu, và liên tục tăng giá như những gì họ đã làm trong Quý 3. Ngành công nghiệp ôtô trong quý 4 sẽ được cải thiện và đẩy nhu cầu thép lên cao. Trong quý 4, có thể vẫn còn thiếu nguồn cung thép cuộn dây dùng trong ngành ôtô.

Thị trường thép Trung Quốc tại Đài Loan đã tăng giá thép cuộn dây khoảng 150 usd/tấn đối với hàng xuất khẩu. Người mua hàng phản đối mạnh mẽ việc tăng giá.

Các nhà sản xuất thép của Ấn Độ đang cảnh báo viễn cảnh doanh số bán hàng ôtô đang giảm. Trong tổng số nhu cầu thép của Ấn Độ, nhu cầu từ ngành sản xuất ôtô chiếm khoảng 7-8%

Nguồn tin: Steelhome

ĐỌC THÊM