Tuần này, thị trường thép Thế Giới vẫn tăng. Các nhà máy thép ở Mỹ bắt đầu tăng giá bán của các loại thép thành phẩm là vì chi phí sản xuất cao, cộng thêm sản lượng tồn kho và sản lượng thép thô tại thị trường Mỹ liên tục giảm. Riêng các nước CIS tiếp tục tăng giá xuất khẩu thép dài mặc dù lượng cầu hiện vẫn còn yếu. Ngoài ra, các nhà máy thép của Nhật Bản và Nam Hàn Quốc đều cắt giảm giá bán đối với thị trường trong nước và đối với khách mua hàng với số lượng lớn sau khi họ thương lượng thành công về giá quặng sắt.
Ngày 5/6/2009, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới (SH_GSPI) là 95.31 điểm, tăng tương ứng 0.54% so với tuần trước, đây là mức tăng trong 5 tuần liên tiếp; của Mỹ là 89.01 điểm; của Châu Âu là 83.53 điểm, tăng tương ứng 0.2%; và của Châu Á là 104.6 điểm, tăng tương ứng 0.84%. Chỉ số giá thép dẹt là 86.14 điểm, tăng 1.17% và chỉ số giá thép dài là 110.01 điểm, giảm tương ứng 0.27% so với tuần trước.
I) THỊ TRƯỜNG MỸ
Một vài nhà máy thép của Mỹ vẫn tiếp tục nâng giá thép lên là vì giá thép thô tăng cao hơn, còn sản lượng thép thô và sản lượng tồn kho đều giảm. Ngày 1/6/2009, nhà máy thép AK tăng giá thép dẹt lên US$ 20/tấn Mỹ và mức giá mới được áp dụng kể từ ngày 1/7/2009. Tập đòan thép Severstal của Mỹ tăng giá thép dẹt lên 6% đối với các đơn hàng trong tháng 7/2009. Giá xuất xưởng thép thanh cán nóng tại Mỹ trong tháng 6/2009 là US$ 360-400/tấn Mỹ và có thể tăng khoảng US$ 380-420/tấn Mỹ trong tháng 7/2009. Nhưng, liệu các nhà máy thép này có duy trì được mức giá xuất xưởng tăng lên hay không thì còn tùy thuộc vào lượng cầu. Giá xuất xưởng của thép mạ kẽm nhúng nóng loại 1mm G90 tại khu vực Trung Tây Mỹ là US$ 600/tấn Mỹ (tương đương US$ 660/tấn ròng).
Tính đến cuối tuần vừa qua 30/5/2009, sản lượng thép thô trong nước là 1,103,000 tấn ròng và tỉ lệ sử dụng năng suất là 46.2%. Năm ngoái, tổng sản lượng tính đến ngày 30/5/2008 là 2,173,000 tấn và tỉ lệ sử dụng năng suất là 91.1%. Tỉ lệ sản lượng của tuần này giảm 49.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng của cuối tuần này (30/5/2009) tăng 10% so với sản lượng của cuối tuần trước (23/5/2009) là 1,093,000 tấn và tỉ lệ sử dụng năng suất là 45.8%. Đến ngày 30/5/2009, mức sản lượng sau khi được điều chỉnh lại là 21,961,000 tấn và với tỉ lệ sử dụng năng suất là 43.0%; giảm tương ứng 52.6% so với mức sản lượng của cùng kỳ năm ngoái là 46,297,000 tấn có tỉ lệ sử dụng năng suất là 90.6%.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Các nhà máy thép địa phương sẽ tăng giá thép tấm cho các đơn hàng trong tháng 7/2009 vì lượng cầu tăng và đã kết thúc giai đoạn thanh lý hàng tồn kho. Các nhà máy đang chào giá thép cuộn cán nóng cho những người mua trong nước là € 350-400/tấn (US$ 498-569/tấn). Mức giá mới nhất của thép cuộn cán nguội đối với các đơn hàng trong tháng 6/2009 là € 420-440/tấn (US$ 598-626/tấn) và của thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) là € 475-500/tấn. Tuy nhiên, chỉ vì tâm lý sắp đến mùa hè, mà sức tiêu thụ thép có thể không tăng lên nữa. Hiện nay, hầu hết các nhà thương mại và các trung tâm giao dịch đã bắt đầu tích trữ hàng tồn kho, nhưng lượng cầu thực sự thì vẫn yếu. Giá thép sẽ không tăng nữa bởi vì các ngành công nghiệp xe ôtô và xây dựng vẫn chưa phục hồi.
Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp chào giá thép tròn là € 340-350/tấn (theo điều kiện FOB). Các nhà máy thép tại Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực phía Nam Châu Âu đều cắt giảm mức giá xuất khẩu để cạnh tranh bán hàng với khu vực Bắc Phi. Anh Quốc cũng giảm giá thép tròn xuống £ 320-325/tấn.
Các nước CIS: mặc dù lượng cầu yếu, nhưng các nhà máy thép của CIS đã tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng/ cán nguội sang Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa, nhưng giá cao nhập khẩu lại cao và thuế nhập khẩu đến 13-15%, nên đều này làm Thổ Nhĩ Kỳ do dự không muốn nhập hàng. Cụ thể như sau: CIS tăng giá thép cuộn cán nóng cho các đợt giao hàng trong tháng 6 và tháng 7/2009 là US$ 390-430/tấn (theo điều kiện CFR, Thổ Nhĩ Kỳ), cao hơn mức chào giá cách đây 2 tuần là US$ 390-410/tấn (theo điều kiện CFR) và tiếp tục tăng giá thép cuộn cán nguội từ US$ 450-470/tấn lên US$ 450-500/tấn (theo điều kiện CFR). Trong khi đó, các nhà máy thép của Châu Âu chào giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng/ cán nguội chỉ khoảng € 330/tấn và € 300/tấn (theo điều kiện CFR, tại Thổ Nhĩ Kỳ).
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Sau khi tập đòan thép Nippon đồng ý giảm giá thép cho tập đòan Ôtô Toyota, thì họ cũng giảm 150,00 yen/tấn thép cho các ngành công nghiệp thiết bị gia dụng. Giá giảm này chỉ áp dụng cho các công ty sản xuất các thiết bị gia dụng trong nước Nhật. Công ty thép Hyundai tại Nam Hàn Quốc cũng giảm 60% giá thép thanh cán nóng kể từ ngày 1/6/2009, giảm tương ứng từ SKW 880,000/tấn xuống còn SKW 700,000/tấn (khoảng US$ 560/tấn).
Tại Nhật Bản: sản lượng thép xuất khẩu trong tháng 4/2009 chỉ đạt là 2.133 triệu tấn, giảm 30.2% so với năm ngoái và giảm 18.7% so với tháng trước đó. Tổng sản lượng xuất khẩu trị giá 206.3 tỉ JPY, giảm 1.7% so với năm ngoái và giảm 28% so với tháng trước.
Trước tình hình lượng cầu trong nước đã được phục hồi, còn thị trường Thế Giới đang ổn định trở lại, nên các nhà máy thép lớn tại Ấn Độ như JSW, Jindal và Power (JSPL) đang muốn tăng giá cho các sản phẩm thép của họ. Tuy nhiên, do Ấn Độ không thể bán phá mức giá của toàn Thế Giới, vì thế việc tăng giá này sẽ không thể thực hiện chỉ trong thời gian ngắn.