Tuần này, giá thép Thế Giới tiếp tục tăng là vì chi phí mua nguyên vật liệu vẫn cao và lượng thép tồn kho tăng mạnh hơn lượng cầu thực tế. Ngoài ra, do giá xuất khẩu thép dẹt từ thị trường Nhật Bản và Nam Hàn tăng đã đẩy giá thép tại thị trường Châu Âu và Mỹ tăng nhiều hơn. Việc giá thép Trung Quốc tăng cao đã ảnh hưởng đến thị thường thép Châu Á và đẩy chỉ số giá thép Châu Á tăng theo. Vào ngày 7/8/2009, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới là 108.94 điểm, tăng 5.02% so với tuần trước; của Mỹ là 95.59 điểm, tăng 1.75%; của Châu Âu là 87.91 điểm, tăng 1.4%; của Châu Á là 126.13 điểm, tăng 7.48%. Chỉ số giá thép dẹt là 99.67 điểm, tăng 3.8% và chỉ số giá thép dài là 122.23 điểm, tăng 5.48%.
I] THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Tuần này, thị trường thép cuộn xây dựng của Mỹ lại tiếp tục tăng, riêng giá thép phế liệu sẽ tăng cho đến hết tháng này. Các nhà thương mại cho biết, giá thép cuộn xây dựng tăng không phải do lượng cầu tăng mà là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào vẫn cao, cộng thêm lượng tồn kho thép xây dựng đã giảm đến mức thấp nhất của 5 năm gần đây. Giá xuất xưởng của thép cuộn xây dựng hàm lượng carbon thấp tại Mỹ vẫn là US$595-617/tấn; tuy nhiên, các nhà máy thép của Mỹ rất lạc quan khi hướng đến thị trường thép cuộn xây dựng trong tương lai, vì họ cho rằng chi phí nguyên vật liêu cao và việc cắt giảm tối đa sản lượng của nhà máy trong nửa cuối năm 2009 sẽ nhanh chóng đẩy giá thép cuộn xây dựng tăng nhiều hơn. Bên cạnh đó, các nhà máy thép của Mỹ cũng đã tăng giá thép tròn lên US$549/ tấn, tăng tương ứng US$40/ tấn so với tuần trước; có điều, việc tăng giá này chưa ổn định vì lượng cầu thực tế vẫn chưa mạnh.
Hiện nay, giá thép dẹt và thép phế liệu tăng cao đã thúc đẩy giá thép tấm dày vừa cũng tăng dần; có điều, do các nhà máy thép cứ tăng giá liên tục, nên giá thép tấm xuất xưởng đã tăng mạnh hơn giá thép tấm giao ngay. Giá xuất xưởng thép tấm tại khu vực Trung Tây nước Mỹ hiện đang là US$728-750/ tấn. Theo dữ liệu từ Trung tâm Giao dịch Kim loại cung cấp, vì lượng cầu thấp nên lượng tồn kho thép tấm dày vừa trong tháng 6/2009 vẫn còn rất lớn, tương đương lượng cung của cả 3.2 tháng. Brail đã chào giá thép tấm dày vừa cho các nhu cầu trong tháng 9-10/2009 là US$661/ tấn (đã bao gồm thuế, phí vận tải và giao hàng tại
Viện Sắt Thép Mỹ (AISI) cho biết, vào ngày cuối tuần 1/8/2009, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa đã đạt 1.269 triệu tấn với công suất là 53.2%, vẫn tăng tương ứng 1.2% so với tuần trước mặc dù các nhà máy thép của Mỹ đã điều chỉnh giảm từ mức sản lượng 65,547,000 tấn ở công suất 90.3% xuống 32,666,000 tấn với mức công suất 45.0%; giảm tương tương 50.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép thô tại các khu vực địa phương (ngàn tấn): bờ biển phía Đông Bắc là 107; Pittsburgh/Youngstown là 86; Lake Erie là 8; Detroit là 39; Indiana/Chicago là 386; khu vực Trung Tây là 133; Miền Nam là 441 và Miền Tây là 69.
II] THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Thép dài: vì giá thép phế liệu tăng cao, nên các nhà sản xuất thép tròn của Châu Âu đang cố gắng tăng giá thép tròn của tháng 9/2009 lên 340-350 EURO/ tấn, tăng tương ứng 10-20 EURO/ tấn so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng cầu và lượng giao dịch đã giảm vào mùa hè này. Sản lượng thép dài nhập khẩu tại khu vực Nam Âu vẫn yếu. Thép dài của Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu vào Tây Ban Nha vẫn bị hạn chế và lượng nhập khẩu vẫn còn thấp mặc dù hầu hết người mua đã dự tính sẽ tích trữ hàng tồn kho trước khi các nhà máy thép ngưng sản xuất trong kỳ nghỉ hè 2009. Các nhà thương mại của Ý không có ý định nhập khẩu thêm nữa và sẽ giữ giá của thanh cốt thép và lưới dây thép ở mức 300-400 EURO/ tấn (tương đương US$422-562/ tấn), theo điều kiện CIF; riêng giá thương mại của thép thanh là 400-450 EURO /tấn (theo điều kiện CIF).
Thép dẹt: thị trường thép dẹt tại khu vực Bắc Âu vẫn tăng. Tuy nhiên, giá sẽ giảm vì sau kỳ nghỉ hè năm nay lượng tiêu thụ chưa kịp tăng trở lại, còn các nhà máy thì bắt đầu tăng sản lượng liên tục. Các nhà thương mại cho biết, việc tăng giá thép này không có nghĩa là cải thiện được lượng cầu thực tế. Mặc dù các nhà máy thép đua nhau tăng giá, nhưng người mua sẽ không chấp nhận mức tăng giá này. Công ty Corus British Steel của Anh đã ngừng sản xuất với lý do nhà máy đang bị trục trặc kỹ thuật và họ muốn tăng giá xuất xưởng của thép cuộn cán nóng (giao hàng trong tháng 10/2009) lên 420-430 EURO /tấn; còn giá thương mại của thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội tại khu vực Bắc Âu lần lượt là 380-400 EURO /tấn và 440-450 EURO /tấn (giá giao tại nhà máy).
III] THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Do lượng cầu của các ngành điện và ngành công nghiệp sản xuất ô tô tăng trở lại, nên đã đẩy mạnh lượng xuất khẩu thép của Nhật sang Trung Quốc và các nước Châu Á khác; do đó, Công ty thép
Thép dài: vào đầu tháng 7/2009, các nhà máy thép của Hàn Quốc dự tính đẩy 820 ngàn tấn thép tròn vào thị trường, nhưng trong đó, họ phải giảm bớt giá cho 600 ngàn tấn bởi vì lượng cầu giảm trong suốt kỳ nghỉ hè này. Ngày 23/7/2009, lượng thép tròn tiêu thụ tại các nhà máy thép của Hàn Quốc đạt 443 ngàn tấn; và sẽ đạt đến 700 ngàn tấn trong cả tháng 7/2009.
Thép dẹt: các nhà máy thép cán nguội của Nam Hàn Quốc đã ngưng đàm phán với các nhà máy thép của Nhật về giá nhập khẩu thép cán nóng trong quý 3/2009 ở mức giá ban đầu là US$480/ tấn và sẽ tăng lên US$500 /tấn cho đến tháng 9/2009. Công ty BF Steel của Nhật đã lên kế hoạch tăng giá thép cuộn cán nóng trong quý 4/2009 lên US$550 /tấn. Ngoài ra, giá xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Nam Hàn Quốc vào tháng 9/2009 đã tăng US$620-650/tấn, tăng tương ứng US$20-80/ tấn so với tháng 7 và tháng 8/2009 (theo điều kiện FOB); còn giá xuất khẩu của thép tấm mạ kẽm nhúng nóng trong tháng 9/2009 là US$690-720/ tấn (theo điều kiện FOB), cũng tăng so với mức giá US$670-700/ tấn của tháng 7 và tháng 8/2009.
Citicom