Tuần này, thị trường thép Thế Giới tiếp tục giảm; trong đó, thị trường Mỹ hầu như vẫn ổn định, riêng thị trường Châu Âu giảm mạnh và thị trường Châu Á cũng giảm nhiều hơn do bị ảnh hưởng bởi thị trường thép Trung Quốc ảm đạm. Tuy vậy, các nhà máy của Nhật vẫn tăng giá thép bởi vì giá nguyên vật liệu cao.
Vào ngày 11/6/2010, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới là 121.18 điểm, giảm 1.5% so với tuần trước, của Mỹ vẫn bằng tuần trước là 119.04 điểm, của Châu Âu là 111.12 điểm, giảm 2.37% so với tuần trước, của Châu Á là 128.19 điểm, giảm 1.4% so với tuần trước. Chỉ số giá thép dẹt là 116.27 điểm, giảm 0.94% và chỉ số giá thép dài là 125.79 điểm, giảm 1.79% so với tuần trước.
I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Trước tình hình giá thép tăng và lượng cầu được cải thiện, các nhà máy US Steel, Steel Dynamics, AK Steel và Nucor Steel đã xoay xở thu lợi nhuận trong quý 1/2010 và cố gắng tăng tốc trong quý 2/2010 nhưng vẫn quan sát cẩn thận tình hình lượng cầu trên thị trường. Ông Keith Busse, Chủ tịch của Steel Dynamics đã yêu cầu các nhà phân tích giảm bớt dự báo về hoạt động của các nhà máy thép trong quý 2/2010 bởi vì tốc độ phục hồi kinh tế của Mỹ còn chậm. Các nhà phân tích lo ngại giá thép sẽ giảm xuống trong những tháng tới do năng suất sản xuất tăng. Tuy vậy, Ông Keith Busse cho biết: về cơ bản thì việc cân bằng lượng cung-cầu vẫn sẽ được duy trì, nên lượng tồn kho sẽ không tăng bằng mức trước khi khủng hoảng tài chính.
Ông Jim Wainscott, CEO của AK Steel cho biết: hoạt động kinh doanh của Công ty hiện đang được cải thiện dần sau giai đoạn suy thoái 18 tháng, nhưng con đường phục hồi này vẫn còn nhiều khó khăn; trong đó, vấn đề chủ yếu là chi phí sản xuất tăng, đặc biệt là giá phế liệu và niken. Đối với AK Steel thì năm 2008 là thời kỳ hoạt động hiệu quả nhất mặc dù giá thép toàn cầu tăng đến 88%, còn năm 2009 là lúc khó khăn nhất mặc dù giá thép toàn cầu đã giảm xuống 45%.
Trong năm nay, các nhà máy thép của Mỹ đã liên tục tăng giá thép để làm dịu áp lực về chi phí sản xuất tăng cao, nhưng điều này còn phụ thuộc vào tình hình phục hồi của nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ giữa cung và cầu hiện nay.
Vào ngày cuối tuần 5/6/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,785,000 tấn thuần với công suất 73.8%, tăng 1.1% so với sản lượng 1,766,000 tấn và công suất 73.0% của tuần 29/5/2010, còn sản lượng vào ngày 5/6/2009 là 1,095,000 tấn với công suất 45.7%. Sản lượng của tuần này cũng tăng 63.1% so với sản lượng của cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng được điều chỉnh tăng từ 22,641,000 tấn với công suất 43.2% của cùng kỳ năm ngoái lên 37,748,000 tấn với công suất 70.0%, tăng tương ứng 66.8%. Sản lượng tính đến ngày 5/6/2010 tại các khu vực (đơn vị tính là ngàn tấn thuần) gồm Bờ biển phía Đông Bắc: 152; Pittsburgh/Youngstown: 120; Lake Erie: 48; Detroit : 134; Indiana/Chicago: 466; khu vực Trung Tây: 244; khu vực phía Nam: 540 và phía Tây: 82.
Tuần này, Mỹ đã quyết định mức thuế đối kháng cuối cùng đối với lưới thép và ống khoan nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ đợt tính áp thuế chống bán phá giá (AD) và thuế đối kháng (CVD) tuần trước; như vậy, vào ngày 4/6/2010 Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá trừng phạt là 14.24-143% và thuế đối kháng 1.52-437.11% đối với lưới thép của Trung Quốc.
Vào ngày 8/6/2010, Bộ Thương mại Mỹ đã thiết lập sơ bộ mức thuế đối kháng với $119.2 triệu ống khoan nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này có thể làm tăng mức độ tranh chấp thương mại giữa hai nước. Bộ Thương mại Mỹ cho biết ban đầu họ xác định rằng các nhà xuất khẩu ống khoan của Trung Quốc đã nhận được trợ cấp đối kháng 15.72%. “Nếu Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ cùng khẳng định các ống khoan nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ gây thương tích hoặc đe dọa thiệt hại đáng kể, còn ngành công nghiệp trong nước thì Bộ Thương mại Mỹ sẽ ban hành một lệnh thuế đối kháng”
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Nhiều nhà sản xuất thép dài của Ý đã quyết định cắt giảm sản lượng để ổn định lại giá thép. Beltrame Steel, nhà sản xuất thép thanh lớn nhất Châu Âu đã đóng cửa các cơ sở tại Ý và châu Âu, đó là S.Didero và SanGiovanniValdarno tại Torino. họ cũng đã đóng cửa nhà máy tại Vicenza trong một thời gian dài và xem xét về việc đóng cửa nhà máy tại Marghera. Ngoài ra, Beltrame cũng đã quyết định đóng cửa các chi nhánh tại Bỉ, Luxemburg và Pháp.
Vào tháng 6/2010, Ferrosider Steel sẽ đóng cửa sản xuất khoảng 2 tuần; Stefana đóng cửa từ 31/5/2010 cho đến 13/6/2010; Riva Sellero cũng ngưng sản xuất thép dài trong tháng 4 và tháng 5/2010; Duferdofin-Nucor, một nhà sản xuất thép hình cũng đóng cửa sản xuất.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khối EU đã chậm lại vì bi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ ở Iceland và Hy Lạp. Trong tháng 4/2010, chỉ số PMIcủa ngành công nghiệp sản xuất tại Châu Âu tăng 1% điểm, tương ứng 57.6 điểm, tăng trên 50 điểm trong 7 tháng liên tiếp.PMI tại Anh và Đức đều đạt 61,5 điểm, tăng cao nhất trong 2 năm qua. PMI tại Pháp đạt 56,6 điểm. Hiện nền kinh tế Châu Âu đang trong quá trình phục hồi, nên điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu thép tăng lên. Trong tháng 5/2010, chỉ số PMI của Đức đạt 58,3 điểm, giảm 3,2% điểm so với tháng trước; Pháp đạt 56.2điểm, giảm 0.4% điểm. Chỉ số PMI của Anh tăng 0.8% điểm, tương ứng 58.0điểm trong tháng 4/2010, đây là mứctăng trưởng nhanh nhất trong 15 năm qua.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Tập đoàn Nippon Steel Corp và Toyota Motor đã đồng ý tăng giá thép trong khoảng thời gian từ tháng 4-9/2010 lên JPY 20,000/ tấn (tương ứng US$219) so với năm tài chính 2009 đến cuối tháng 3/2010. Giá thép trong năm 2009 của của Nippon Steel tăng từ JPY75,400/ tấn lên gần bằng mức cao nhất JPY104,700/ tấn của năm tài chính 2008. Như vậy, do việc tăng giá quặng sắt và các nguyên vật liệu khác kể từ tháng 4/2010, nên người ta dự kiến giá xe ô tô chở khách cũng tăng khoảng JPY 20,000/ 1 chiếc. Các nhà sản xuất thép và xe ô tô thường xác định lại giá thép vào mỗi năm, nhưng giá nguyên vật liệu thì được căn cứ theo hằng quý, điều này khiến các nhà sản xuất thép muốn chuyển đổi hệ thống báo giá hằng năm sang hằng quý.
Được biết, các nhà máy thép liên hợp của Nhật đã bắt đầu đàm phán giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng ở mức USD800-850/ tấn (theo điều kiện FOB, giao hàng từ tháng 7-9/2010) sang Nam Hàn; như vậy, giá giao dịch lần này tăng khoảng USD100-150/ tấn so với các điều khoản trong hợp đồng cung cấp trước đó giữa 2 bên.
Có dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất thép cuộn của Hàn Quốc sẽ mất nhiều thời gian để đàm phán lại giá với các nhà sản xuất thép của Nhật Bản bởi vì đồng won của Hàn Quốc vẫn tiếp tục mất giá so với dollar Mỹ, cộng thêm các nhà sản xuất thép cuộn của Hàn Quốc đang phải đối mặt với giá xuất khẩu của thép tấm cán nguội bị giảm.
Theo các dữ liệu tạm thời của Bộ thép cho biết, trong tháng 5/2010 lượng tiêu thụ thép của Ấn Độ đã tăng đến 12% là nhờ lượng cầu lớn mạnh từ ngành sản xuất ô tô và các ngành cơ sở hạ tầng. Nhưng sản lượng trong nước chỉ tăng 1.5%, tương ứng 5.1 triệu tấn nên không đáp ứng kịp lượng tiêu thụ 5.4 triệu tấn; do đó, Ấp Độ phải nhập khẩu thêm từ các nước như Trung Quốc và Nhật Bản. Một nhà phân tích dấu tên cho biết, mặc dù lượng cầu thép đang tăng, nhưng người tiêu dùng vẫn cứ dự đoán và chờ đợi giá thép tiếp tục giảm; vì vậy, sau cuộc vận động quốc tế về giá cả, giá thép trong nước có thể sẽ giảm xuống chút đỉnh.
Steelhome.com