Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (6-13/11/2009)

Tuần này, giá thép trên thị trường Thế Giới giảm liên tục. Do lượng cầu tại Châu Âu yếu đã làm giảm giá thép xuống; giá xuất khẩu tại các nước CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) không thay đổi, nhưng sản lượng thép xuất khẩu của CIS giảm một cách nhanh chóng; thị trường thép Châu Á cũng giảm (ngoại trừ Trung Quốc); riêng các nhà máy thép tại Mỹ lại tăng công suất sản xuất lên, điều này sẽ giúp cho thị trường thép của Mỹ được phục hồi. Ngày 13/11/2009, chỉ số giá thép của Thế Giới là 100.82 điểm, giảm 0.22% so với tuần trước; của Mỹ là 93.93 điểm, giảm 0.83%; của Châu Âu là 90.26 điểm, giảm 2.37% và của Châu Á là 109.5 điểm, tăng 1.11%. Chỉ số giá thép dẹt là 94.93 điểm, tăng 0.09% và chỉ số giá thép dài là 109.41 điểm, giảm 0.16%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Vào ngày cuối tuần 7/11/2009, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,544,000 tấn thuần với công suất sản xuất 64.7%, tăng tương ứng 27.7% so với sản lượng 1,209,000 tấn với công suất sản xuất 50.7% của cùng kỳ năm 2008 và tăng 3.3% so với cuối tuần trước 31/10/2009. Đến ngày 7/11/2009, sản lượng đã được điều chỉnh giảm từ 92,034,000 tấn với công suất sản xuất 84.7% của cùng kỳ năm 2008 xuống còn 52,219,000 tấn với công suất sản xuất 49.3%; giảm tương ứng 43.3%. Sản lượng của một số khu vực tại Bắc Mỹ (tính theo 1000 tấn thuần) như sau: bờ biển Đông Bắc: 119; thành phố Pittsburgh/Youngstown (miền Tây Nam Pennsylvania/ miền Đông Bắc Ohio): 92; hồ Erie (thuộc đại ngũ hồ của Hoa Kỳ và Canada): 48; thành phố Detroit (miền Đông Nam Michigan): 85; Indiana/Chicago (Hoa Kỳ): 405; khu vực phía Trung Tây: 233; khu vực phía Nam: 493 và khu vực phía Tây: 69.

Ông Dan Di Micco, Tổng Giám đốc tập đoàn thép Nucor cho biết sản lượng thép và lượng cầu tại Trung tâm Giao dịch Kim loại của Mỹ đã tăng trở lại. Một số nhà sử dụng thép sẽ ngừng hoạt động các máy móc cũng như trang thiết bị sản xuất để đón Noel và Tết Dương Lịch trong quý 4/2009, việc này sẽ làm giảm sản lượng. Giá thép trên thị trường giảm sau khi giá thép dẹt tăng cao nhất vào cuối quý 3/2009 và đầu quý 4/2009. Hiện nay, số lượng đơn đặt hàng của Nucor trong năm 2009 đã tăng lên nhưng với công suất sản xuất trong quý 4/2009 lại không đáp ứng được lượng đặt hàng này.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Lượng cầu tại thị trường thép Châu Âu yếu và giá thép giảm. Giá thép tròn tại Anh hiện nay đã giảm từ mức £340-360/tấn (334-368 Euro/tấn, bao gồm phí vận chuyển) của giữa tháng 10/2009 xuống còn £300-330/tấn; ngoài ra, giá thép nhập khẩu thấp nhưng giá xuất xưởng của các nhà máy tại Anh lại cao, nên giá thép trong tương lai sẽ còn giảm nữa.

Hans-Juergen Kerkhoff, Chủ tịch Liên đoàn thép của Đức đã nói với các phóng viên rằng “rủi ro luôn ở đằng sau chúng tôi”. Ông cho biết Đức là quốc gia sản xuất thép lớn nhất Châu Âu, nhưng bây giờ lại mất cân đối về lượng cung – cầu thép một lần nữa so với đầu năm nay. Số lượng đơn đặt hàng mới của quý 3/2009 không tăng hơn so với năm ngoái, nhưng vẫn đang được khôi phục nhờ vào việc thanh lý hàng tồn kho.

Các nhà buôn tại thị trường Ý nghĩ rằng những người mua thiếu niềm tin về sự không rõ ràng của giá thép và lượng cầu trong năm 2010. Lượng cầu thép tấm mạ kẽm tại Thổ Nhĩ Kỳ yếu, tuy nhiên, giá vẫn không thay đổi. Hiện nay, giá thép cuộn mạ kẽm 0.5mm được sản xuất tại khu vực địa phương là US$850-900/tấn, giá nhập khẩu từ khu vực Viễn Đông là US$750/tấn (theo điều kiện FOB) hoặc US$830-850/tấn (theo điều kiện CFR tại Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện tại, thị trường Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu giảm vào mùa vãn khách và thị trường thép sẽ có khuynh hướng phục hồi vào quý 1/2010.

Nga và Ukraine lên kế hoạch tăng giá thép tròn và cắt giảm sản lượng trong vài tuần tới vì lượng xuất khẩu thấp. Kể từ năm 2008, hầu hết các nhà máy thép tròn đều có kế hoạch giảm bớt sản lượng vì khủng hoảng kinh tế Thế giới. Hiện không có người mua hàng nào tại khu vực Bắc Phi và Vịnh Persian muốn bổ sung thêm hàng tồn kho. Giá xuất khẩu thép tròn của Belarus là US$450/ tấn và không có cuộc giao dịch nào được thực hiện. Có nhiều nguồn tin cho biết một số nhà máy thép tròn đã đóng cửa và điều này sẽ làm giảm sản lượng thép trong tương lai.

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Hiện nay, các nhà máy thép cuộn cán nguội của Nam Hàn và các nhà máy thép của Nhật đang bắt đầu thương lượng giá thép cuộn cán nóng cho quý 1/2010. Nhật Bản yêu cầu tăng giá, nhưng Nam Hàn lại đòi giảm giá. Giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Nhật sang Nam Hàn cho quý 4/2009 là US$540/ tấn, nhưng Nhật dự kiến sẽ tăng giá trên US$550/ tấn; tuy nhiên, các nhà máy thép cuộn cán nguội của Nam Hàn không chấp nhận giá tăng cao như thế bởi vì lượng xuất khẩu thép cuộn cán nguội tại Nam Hàn đang ế ẩm. Ngoài ra, các nhà máy thép của Nhật cho biết Trung Quốc đã xuất khẩu thép tấm dày sang Nam Hàn với mức giá thấp, nhưng điều này không ảnh hưởng mức giá thương lượng cho quý 1/2010 giữa Nam Hàn và Nhật Bản. Kể từ giữa tháng10/2009, giá xuất khẩu thép tấm dày của Trung Quốc sang Nam Hàn là US$480 /tấn (theo điều kiện FOB) và Nhật tin rằng sắp tới lượng cầu từ các ngành công nghiệp đóng tàu, ngành xây dựng sẽ tăng mạnh nên giá thương lượng với Nam Hàn từ tháng 1-3/2010 sẽ không thể giảm và họ đã lên kế hoạch tăng thêm sản lượng.

Một số nhà máy thép lớn tại Ấn Độ phải cắt giảm giá thép dẹt để cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá thấp; tuy nhiên, đến cuối năm 2009, họ sẽ không giảm giá nữa. Nhà sản xuất thép SAIL dẫn đầu về việc giảm giá giao ngay của thép cuộn cán nóng còn 750-1500 Rupee/ tấn, JSW và Ispat Industry cắt giảm ít nhất 5%, tương đương 1500 Rupee/ tấn, Tata Steel cũng giảm 4% (có hiệu lực kể từ tháng 1/11/2009). Sau đợt điều chỉnh giảm giá, giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng của Án Độ giảm còn 28,500-29,000 Rupee/ tấn (tương đương US$605-615/ tấn), giá xuất xưởng thép cuộn cán nguội giảm còn 31,500-32,500 Rupee/ tấn (tương đương US$668-690/ tấn), giảm tương ứng 2500 Rupee/ tấn, giá thép tấm dày vừa giảm còn 30,500-31,000 Rupee/ tấn (tương đương US$647-658/ tấn), giảm tương ứng 1500-2000 Rupee/ tấn, tất cả các giá trên đều chưa bao gồm thuế GTGT.

Hiện nay, giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng từ các nhà cung cấp nước ngoài lại tăng, giá mới nhất tăng từ US$485-495/ tấn lên US$510-520/ tấn, tăng tương ứng US$15-35/ tấn (theo điều kiện CFR), giá thép cuộn cán nóng đối với các đợt giao hàng trong tháng 12/2009 tại các nước CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) là US$510-515/ tấn (theo điều kiện CFR), giảm US$20/ tấn so với mức giá US$525-530/ tấn của đầu tháng 10/2009. Các nhà máy thép Ấn Độ lo ngại nguồn thép nhập khẩu giá thấp sẽ tràn vào thị trường nội địa và làm tăng giá trị đồng dollar Mỹ; vì thế, các nhà máy thép Ấn Độ đã yêu cầu Chính phủ sớm thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sản lượng xuất khẩu.

(Citicom)

ĐỌC THÊM