Vào ngày 15/5/2009, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới (SH_GSPI) là 94.24 điểm, tăng 1.26% so với tuần trước; của Mỹ vẫn là 89.01 điểm; của Châu Âu là 82.25 điểm, tăng 1.68%; của Châu Á là 103.36 điểm, tăng 1.03%. Chỉ số giá thép dẹt là 84.71 điểm, tăng 0.86% so với tuần trước và chỉ số giá thép dài là 109.21 điểm, tăng 2.76%.
I) THỊ TRƯỜNG MỸ
Hiện nay, giá xuất khẩu thép phế liệu từ Mỹ sang khu vực Viễn Đông và Nam Hàn Quốc trung bình là US$ 200/tấn (theo điều kiện FOB, tại bờ biển phía Tây). Giá xuất khẩu của thép phế liệu HMS I/II80:20 từ Mỹ sang khu vực Nam Hàn là US$ 245/tấn (theo điều kiện CFR, tại Nam Hàn Quốc), sang Việt Nam là US$ 265/tấn (theo điều kiện CFR, tại Việt Nam), sang Trung Quốc là US$ 260/tấn (theo điều kiện CFR, tại Thượng Hải), sang Đài Loan là US$ 240/tấn (theo điều kiện CFR, tại Đài Loan), sang Băng La Đét là US$ 290/tấn (theo điều kiện CFR, tại Băng La Đét) và sang Ấn Độ là US$ 270/tấn (theo điều kiện CFR, tại Ấn Độ).
Mặc dù giá phế liệu tăng, nhưng thị trường thép hình loại vừa và nhỏ tại Mỹ vẫn tiếp tục giảm. Giá giao ngay đã giảm thêm US$ 44/tấn, nhưng các nhà máy thép vẫn giữ nguyên mức giá xuất xưởng là US$ 729-843/tấn; riêng một số khách hàng lớn sẽ được giảm giá ở mức tối đa là US$ 573/tấn. Trên thực tế, các nhà máy thép đều phải cắt giảm giá bán. Mexico chào giá thép hình loại vừa và nhỏ là US$ 573/tấn, giao hàng đến California hoặc Texas, còn mức chào giá của Thổ Nhĩ Kỳ là US$ 683/tấn (theo điều kiện CFR, giao hàng tại khu vực bờ biển nước Mỹ). Vào cuối ngày 9/5/2009, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,023,000 tấn với công suất sản xuất là 42.9%; vì vậy, tổng sản lượng thép tại Mỹ hiện đã giảm từ mức 39,778,000 tấn với công suất sản xuất 90.6% xuống còn 18,705,000 tấn với công suất sản xuất 42.5%, giảm tương ứng 53.0% so với cùng kỳ năm ngoái.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Mặc dù lượng cầu còn thấp, nhưng thị trường thép dài tại Châu Âu vẫn tăng là vì giá phế liệu liên tục tăng. Các nhà máy thép của Vương quốc liên hiệp Anh (gồm nước Anh và Bắc Ai-Len) đã tăng giá thép tròn là US$ 532-548/tấn. Các doanh nghiệp thép của Hy Lạpdự định tăng giá thép tròn lên EUR 380/tấn, tăng tương ứng EUR 10/tấn. Thị trường Châu Âu chào giá thép cuộn xây dựng cho các đơn hàng trong tháng 6/2009 tăng khoảng EUR 370-380/tấn (tương đương US$ 505-519/tấn), cao hơn mức chào giá của tháng 5/2009 là EUR 360-370/tấn.
Các nước CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) vẫn giữ nguyên mức giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của tháng 6/2009 bằng với giá của tháng 5/2009 là US$ 380-400/tấn (chưa bao gồm thuế VAT), nhưng chưa có cuộc giao dịch nào được ghi nhận.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Thứ 6 tuần này, tập đoàn POSCO của Hàn Quốc sẽ giảm giá thép cuộn cán nóng thêm 20%, giá giảm tương ứng là 680,000 won/tấn (tương đương $ 548.8/tấn) và giảm giá thép cuộn cán nguội khoảng 16%, giá giảm tương ứng là 785,000 won/tấn. Giá thép tấm đóng tàu cũng bị cắt giảm xuống 11%, còn 820,000 won/tấn (tương đương US$ 657/tấn). Vì giá trị của đồng tiền won tăng, nên lượng hàng nhập khẩu vào Nam Hàn Quốc cũng tăng. Trước tình hình này, Đài Loan và Nhật Bản càng đẩy một khối lượng lớn thép dẹt có giá thấp vào Nam Hàn Quốc, nên điều này có thể sẽ làm thu hẹp thị phần của POSCO.
Tuần này, thị trường thép cuộn cán nguội tại Malaysia đang tăng dần lên là vì người mua bắt đầu tích trữ hàng tồn kho trở lại. Hai công ty kinh doanh thép cuộn cán nguội của Malaysia là công ty CSS và công ty Mycron cho biết: lượng hàng bán ra trong tháng 4/2009 đạt 40%-60%, tăng tương ứng 20%-30% so với tỉ lệ tiêu thụ của tháng 2/2009 là 30-40%. Giá thép thanh tại Malaysia tăng khoảng US$ 530-543/tấn, tăng tương ứng 20% so với mức chào giá của tháng 4/2009. Hiện nay, nhu cầu sử dụng thép xây dựng đang tăng mạnh ở mức 200,000 tấn/tháng.
(Citicom)