Sau tuần lễ Tết Nguyên Đán (từ ngày 2 đến ngày 8/2/2011), giá thép dẹt trên Thế Giới tiếp tục tăng. Giá thép dài tại Châu Âu giảm nhẹ, nhưng tại Mỹ vẫn ổn định.
Cho đến ngày 11/2/2011, chỉ số giá thép theo SteelHome của Thế Giới là 143.46 điểm, tăng 2.81% so với tuần trước.
(Theo SteelHome) | Chỉ số(điểm) | Tăng so với tuần trước (%) |
Chỉ số giá thép Thế Giới | 143.46 | ↑2.81 |
Chỉ số giá thép dẹt | 132.14 | ↑2.78 |
Chỉ số giá thép dài | 156.51 | ↑2.13 |
Chỉ số giá thép của Mỹ | 133.42 | ↑2.4 |
Chỉ số giá thép của Châu Âu | 134.14 | ↑1.61 |
Chỉ số giá thép của Châu Á | 150.09 | ↑2.11 |
I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Tuần này, các nhà máy thép của Mỹ tiếp tục tăng giá thép dẹt, nhưng vẫn giữ nguyên mức giá thép dài. Hiện tập đoàn Nucor đã tuyên bố tăng giá thép tấm lên US$ 80/tấn ngắn. Ngoài ra, trước đó, công ty con của tập đoàn thép SSAB tại Mỹ cũng đã tuyên bố tăng giá thép tấm lên US$ 100/tấn ngắn. Và nếu thị trường vẫn ổn định với mức giá tăng này, thì giá thép tấm giao ngay của Mỹ sẽ tăng vọt lên US$ 980-1000/tấn ngắn.
Trong ngày 10/2/2010, AK Steel đã ra quyết định tăng giá giao ngay của thép tấm lên US$ 50/tấn ngắn. Vậy, tính đến nay, AK Steel đã tăng giá 7 lần liên tiếp kể từ tháng 11/2010 và tổng mức tăng đạt US$ 290-300/tấn ngắn, cụ thể: ngày 5/11/2010, AK Steel lại tăng giá giao ngay của thép tấm lên US$ 30-40/tấn ngắn, tăng thêm US$ 40/tấn ngắn trong cả 2 ngày 30/11 và 9/12/2010, sau đó tiếp tục tăng US$ 30/tấn ngắn trong ngày 20/12 và tăng US$ 50/ tấn ngắn trong ngày 6/1 và 20/1/2011.
Vào ngày cuối tuần 5/2/2011, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,789,000 tấn thuần với công suất sản xuất là 74.0%. Sản lượng trong tuần này tăng 15.3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0.4% so với tuần trước. Sản lượng được điều chỉnh tăng tính đến ngày 5/2/2011 là 9,035,000 tấn, tăng 13.2% so với năm ngoái ở mức công suất 72.6%.
Sản lượng tính đến ngày cuối tuần 5/2/2011 tại các khu vực (đơn vị tính là ngàn tấn thuần) gồm: Bờ biển phía Đông Bắc: 86; Pittsburgh/Youngstown: 125; khu vực hồ Erie: 42; Detroit : 89; Ấn Độ/Chicago: 424; khu vực Trung Tây: 287; khu vực phía Nam: 646 và phía Tây: 90.
Cuối cùng, đến ngày 7/2/2011, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đã ra quyết định tăng thuế chống bán phá giá lên 430% và tăng thuế chống trợ cấp đối với ống khoan dầu được nhập khẩu từ Trung Quốc lên 18.18%. Vậy, trong hơn 2 tháng qua đến nay, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đã 5 lần tiến hành điều tra các sản phẩm thép của Trung Quốc, vì họ cho rằng các công ty thép của Mỹ đang bị đe dọa về những tổn thất từ việc thép nhập khẩu giá rẻ bất thường từ Trung Quốc. Theo các thủ tục pháp lý có liên quan, cả Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ và Bộ Thương mại Mỹ cần phải có xác định cuối cùng về những tổn thất này trước khi ban hành mức thuế chống bán phá giá và thuế chống bù giá cho cơ quan Hải quan.
II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Tại thị trường Châu Âu, giá thép dẹt tiếp tục tăng, nhưng giá thép dài giảm nhẹ.
Hiện nay, tại phía Nam Châu Âu, giá xuất xưởng thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội và thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng tăng trên 3%, còn giá thép tấm dày tăng 3.1%. Thêm vào đó, thời gian giao hàng trung bình của thép tấm cũng bị rút ngắn. Tại phía Bắc Châu Âu, giá thép tấm cán nguội tăng 35 Euros/ tấn, thép tấm cán nóng và thép tấm mạ kẽm nhúng nóng vẫn tiếp tục tăng lên đều đều kể từ tuần trước, còn giá thép tấm dày tương đối ổn định. Cũng như thép dài, giá thép tròn giảm nhẹ trong suốt kỳ nghỉ Tết vì giá phế liệu giảm; điển hình giá phế liệu tại Tây Ban Nha giảm 10-15 Euros/tấn, nên làm giá thép tròn cũng giảm xuống. Hiện nay, giá phân phối thép tròn đang phổ biến ở mức 530-540 Euros/tấn, trong khi giá trước Tết đã tăng đến 560 Euros/tấn.
Chi phí sản xuất thép không gỉ và chi phí nguyên vật liệu cao hơn đã khiến tập đoàn ArcelorMittal bị thua lỗ trong Quý 4/2010, nhưng nhà sản xuất thép lớn nhất Thế Giới này đã tiên đoán tình hình thị trường thép năm 2011 sẽ tốt hơn năm 2010. Công ty trụ sở tại Luxembourg đã bị thất thoát US$780 triệu trong Quý 4/2010 so với mức lợi nhuận US$1.11 tỉ của năm trước. Mặc dù nửa năm cuối 2010 có nhiều kết quả bi quan, nhưng kết quả cả năm 2010 vẫn tốt hơn năm 2009. Lợi nhuận thực của năm 2010 tăng US$2.92 tỉ, trong khi năm 2009 chỉ có US$157 triệu, với tổng doanh số bán hàng năm 2010 là US$78.03 tỉ và năm 2009 là US$61.02 tỉ.
III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Hiện nay, các nhà máy thép Nhật Bản đã báo giá xuất khẩu thép hình H đến Thổ Nhĩ Kỳ và công ty thép Hyundai của Nam Hàn là US$ 900/tấn (giao hàng trong tháng 3 và 4/2011). Vì giá giao dịch thép hình H tăng khi xuất khẩu tới Trung Đông, nên các nhà máy thép của Nhật rất có khả năng thành công trong việc thương lượng giá xuất khẩu thép hình H đến khu vực Châu Á.
Tại Nam Hàn, Hyundai Steel đã tuyên bố tăng giá xuất xưởng thép tròn lên 50,000 won/tấn, áp dụng từ ngày 11/2/2011. Sau khi điều chỉnh, thép tròn 10m sẽ được cung cấp đến các công ty xây dựng với giá 860,000 won/tấn.
Thêm vào đó, trụ sở tổng công ty thép Trung Quốc tại Đài Loan (CSC) đã lên kế hoạch tăng giá thép cho các đợt giao hàng trong tháng 4 và 5/2011 kể từ ngày 24/2/2011. Vì giá nguyên vật liệu tăng cao và tỉ giá hối đoái thay đổi, nên CSC có thể sẽ tăng giá thép cuộn cán nóng lên US$ 100/tấn và tăng giá các sản phẩm thép khác lên US$ 80-120/tấn.
Tại thị trường Ấn Độ, các nhà sản xuất thép cuộn cán nóng như Essar, JSW và tập đoàn thép Tata đều đã tăng giá thép đối với các đợt giao hàng trong tháng 2/2011 lên 1,000-1,500 Rupees/tấn. Mục đích tăng giá là để trang trải chi phí than cốc và quặng sắt tăng cao. Thực tế, các nhà máy thép Ấn Độ đã tăng giá lần thứ 2 kể từ đầu năm 2011, mỗi lần tăng 1,500 Rupees/tấn vào ngày 5/1 và ngày 25/1/2011. Nếu giá thép còn tăng thêm 1,500 Rupees/tấn trong tháng 2 thì mức giá tăng sẽ là 4,500 Rupees/tấn, tăng gần US$ 100/tấn. Hơn nữa, vì chi phí nguyên vật liệu tăng cao hơn, nên lợi nhuận ròng trong Quý 4/2011 của công ty thép JSW và công ty sản xuất thép của Ấn Độ (SAIL) đều bị suy giảm.
Nguồn: Steelhome