Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (9-16/4/2010)

Ngày 16/4/2010, chỉ số giá theo Steelhome của Thế Giới là 128.09 điểm, tăng 1.69% so với tuần trước; của Mỹ vẫn là 116.9 điểm, của Châu Âu là 117.9 điểm, tăng 2.17% so với tuần trước; của Châu Á là 137.76 điểm, tăng 1.86% so với tuần trước. Chỉ số giá thép dẹt là 119 điểm, tăng 1.14% so với tuần trước, chỉ số giá thép dài là 138.32 điểm, tăng 2.36% so với tuần trước.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Giá thép của Mỹ sản xuất

 

Sản phẩm

Giá hiện nay (USD/tấn)

Thép cuộn cán nóng

750

Thép cuộn cán nguội

860

Thép cuộn mạ kẽm

915

Thép tấm dày vừa

871

Thép tròn

673

 Giá thép nhập khẩu

 (theo điều kiện CIF, tại Cảng Gulf, đã bao gồm thuế nhập khẩu)

 

Sản phẩm

Giá hiện nay (USD/tấn)

Thép cuộn cán nóng

678

Thép cuộn cán nguội

799

Thép cuộn mạ kẽm

893

Thép tấm dày vừa

711

Thép tròn

601

Thép phế liệu: Các nhà máy thép của Mỹ mua phế liệu vụn với giá USD 370/ tấn, phế liệu HMS1 là USD 336/ tấn và phế liệu busheling là USD 438/ tấn.

Các nhà thương mại Mỹ báo giá thép phế liệu HMS1 là USD 460-465 / tấn (theo điều kiện CIF, tại Đông Á), thép phế liệu Bonus là USD 480-485 / tấn (theo điều kiện CIF), tăng USD 15-20 / tấn so với tuần trước.

Nhà máy thép Nucor tăng giá thép tấm dày vừa lên USD 60 /tấn Mỹ và thép tấm thường lên USD 40 /tấn Mỹ. Thép tấm A36 hiện đang được định giá ở mức USD 770-810/ tấn Mỹ. Các nhà thương mại cho biết hiện có 3 nhà sản xuất thép tấm lớn của Mỹ bắt đầu tiến hành bảo dưỡng máy móc, nên điều này sẽ làm giảm tỉ lệ công suất sản xuất của nhà máy. Tuy nhiên, nguồn cung thiếu hụt có thể đẩy mạnh giá thép tăng dù lượng cầu yếu.

Vào ngày cuối tuần 10/4/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,731,000 tấn thuần với công suất sản xuất đạt 71.6%, tăng 1.1% so với sản lượng 1,712,000 tấn với công suất sản xuất 70.8%. Riêng sản lượng của tuần này tăng 77.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm ngoái, sản lượng cuối tuần 10/4/2009 là 977,000 tấn với công suất sản xuất 40.8%. Ngày 10/4/2010, sản lượng đã được điều chỉnh tăng từ 14,506,000 tấn với công suất sản xuất 42.4% của cùng kỳ năm ngoái lên 23,564,000 tấn với công suất sản xuất 68.2%.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 

 

Thép nội địa

Đơn giá (USD/ tấn)

Mức tăng trong tuần

Thép cuộn cán nóng

705

↑10

Thép cuộn cán nguội

813

↑11

Thép cuộn mạ kẽm

813

↑23

Thép nhập khẩu

Đơn giá (Theo điều kiện CFR, USD/ tấn)

Mức tăng trong tuần

Thép cuộn cán nóng

685

↑10

Thép cuộn cán nguội

874

↑12

Thép cuộn mạ kẽm

813

↑11

Thép tấm dày vừa

691

↑30

Thép tròn

725

↑10

Các nhà máy thép Châu Âu đang thương lượng giá thép mạ thiếc với các đối tác mua hàng của họ từ các nước Mỹ La Tinh, Úc và Trung Đông cho các đơn hàng giao trong tháng 7/2010.

Thép dài: giá thép thanh ở Bắc Âu đang tăng ở từ EUR 470-490 / tấn lên đến EUR 600-640 / tấn vào giữa tháng 3/2010. Giá thép thanh có khả năng còn tăng cao hơn nữa do giá kim loại hiện đang tăng lên.

Theo hãng tin Reuters, Hiệp hội công nghiệp thép Châu Âu (EUROFER) sẽ yêu cầu các nhà làm luật chống độc quyền của Châu Âu xem xét việc Vale đang lạm dụng vị thế cao hơn trong ngành.

Ông Gordon Moffat, Chủ tịch hiệp hội EUROFER đã nói với Reuters rằng: “Chúng tôi sẽ đệ trình một văn bảng khiếu nại chống lại Vale bởi vì sự lạm dụng này. Cuộc tranh luận của chúng tôi không chỉ nhằm vào việc tăng giá mà còn về sự thay đổi trong các điều khoản giá cũng như các đề nghị thay đổi giá bán hàng năm dành cho thị trường giao ngay. Việc đơn phương thay đổi điều khoản giá trong hợp đồng mà không qua đàm phán có thể được xem như lạm dụng vị thế trên thị trường.”

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS): Giá thép tròn của Nga loại 12 -25mm tăng từ USD 592/ tấn trong tháng 1 lên mức USD 686-703/ tấn (đã bao gồm VAT) như hiện nay. Tuy nhiên, việc tăng giá giá này xảy ra là do các chi phí đầu vào tăng cao chứ không bởi nhu cầu tăng.

III)  THỊ TRƯỜNG  CHÂU Á

Ở Châu Á, thị trường thép gần đây đang chứng kiến giá thép tăng cao hơn, năng suất được đẩy mạnh và đối lập với việc tăng giá quặng sắt.

Nhà máythép Huyndai tăng giá thép xuất khẩu lên USD 50/ tấn cho các đơn hàng giao trong tháng 5-6/2010. Giá xuất khẩu thép hình H tăng lên USD 780-800/ tấn (theo điều kiện CFR, Đông Nam Á), và USD 830-840/ tấn (theo điều kiện CFR, Mỹ). Giá thép tròn tăng thêm USD 40-50/ tấn ở mức USD 720-730/ tấn (theo điều kiện CFR). Giá thép cuộn cán nóng tăng thêm 12% ở mức USD 740-750/ tấn (theo điều kiện FOB).

Nhật Bản: giá thép tấm dày tăng lên USD 700/ tấn (theo điều kiện FOB, giao hàng trong tháng 5/2010) đến khu vực Đông Á. Các nhà máy thép Nhật Bản có thể sẽ tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng sang Nam Hàn lên USD 750/ tấn (theo điều kiện FOB, giao hàng trong tháng 6/2010) hoặc thậm chí cao hơn. Ngoài ra, các nhà máy này cũng đưa ra mức giá tháng cho các đơn hàng thép cuộn cán nóng xuất khẩu sang thị trường Nam Hàn. Nhật Bản định giá thép tháng 5/2010 ở mức USD 700 (theo điều kiện FOB) và có thể sẽ tăng lên USD 750-780/ tấn (theo điều kiện FOB) vào tháng 6/2010.

Đẩy mạnh năng suất: Công ty POSCO vừa lên kế họach để đẩy mạnh năng suất thép không gỉ cán nguội ở Việt Nam lên gấp 3 lần, tương đương 300,000 tấn/ năm sau khi đã khảo sát tính khả thi. Trong khi đó, công ty này cũng đề nghị được mở thêm ở đây 2 xưởng sản xuất thép không gỉ cán nguội với năng suất hàng năm là 100,000 tấn. Kế hoạch cụ thể cho dự án này sẽ được ấn định trong năm 2010.

Công ty thép Dongkuk sẽ xây dựng một nhà máy thép để phục vụ cho thị trường nội địa. Nhà máy này sẽ được đưa vào sản xuất trong tháng 6 với sản lượng ước đạt 120,000 tấn/ tháng.

Công ty sản xuất thép Tokyo sẽ gia tăng sản lượng thép thô lên 180,000 tấn trong tháng 4/2010, tăng 20% so với tháng trước. Trên đà đó, nhà máy này sẽ tăng sản lượng lên 200,000 tấn vào tháng 5 tới, và năng suất tăng lên 70%. 

Đối lập làn sóng tăng giá quặng sắt: Hiệp Hội Sắt Và Thép Hàn Quốc (KOSA) vừa đưa ra một bản quyết toán dựa trên những đợt tăng giá gần đây, trong đó các nhà sản xuất nguyên liệu sắt thép Thế Giới lo ngại làn sóng tăng giá này sẽ cản trở nền kinh tế Hàn Quốc hồi phục trở lại sau cơn suy thoái toàn cầu. KOSA đã đề cập trong bản quyết toán này “Với đợt tăng giá mạnh như vậy cho thấy những nhà sản xuất này đang lạm dụng vị thế của họ trên thị trường để tạo ra các đợt tăng giá mà không xem xét đến các chi phí thực tế và bối cảnh thị trường cung cầu. Giá nguyên liệu tăng sẽ tự động dẫn đến việc tăng giá các sản phẩm thép và sau cùng làm tăng giá vốn trong các ngành công nghiệp chính khác như xe hơi và tàu biển.”  

Tổ chức các nhà sản xuất thép địa phương đã làm rõ sự đối lập này chống lại nỗ lực của những nhà sản xuất nguyên liệu trong việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá trên cơ sở hàng quý. Họ cũng cho rằng hệ thống hiện tại của một cơ sở hàng năm thì thích hợp hơn. Tổ chức này nói rằng việc rút ngắn có thể dẫn đến sự bất ổn định về nhu cầu nhiều hơn trong các ngành công nghiệp, điều này phụ thuộc vào nguồn cung ổn định của thép và sự lộn xộn ở thị trường thế giới. 

Steelhome

ĐỌC THÊM