Thị trường thép thế giới trong tuần tăng, trừ thị trường Mỹ.
Chỉ số giá thép đến ngày 03/02
| Chỉ số | Thay đổi theo tuần % |
Trung Quốc | 132.91 | ↑1.61 |
Bắc Mỹ | 133.58 | - - |
Châu Âu | 122.34 | ↑4.9 |
Châu Á | 137.79 | ↑0.64 |
Thép dẹt | 120.81 | ↑2.48 |
Thép dài | 148.41 | ↑0.51 |
I Thị trường Bắc Mỹ
Giá thép phế liệu tại thị trường Mỹ giảm trong tuần này. Thép phế liệu giảm USD4/tấn dài, đạt mức USD469/tấn. Giá thép phế liệu HMS1 bình ổn ở mức USD433/tấn kể từ đầu tháng 1. Các nhà kinh doanh cho rằng nhu cầu tiếp tục tăng và việc giảm giá là do lượng tồn kho nhiều. Thị trường xuất khẩu thép phế liệu tại Mỹ cũng giảm. Dự tính, mức giá sẽ còn tiếp tục giảm đến ngưỡng USD450/tấn(CFR).
Thị trường nhập khẩu và xuất khẩu thép thành phẩm tại Mỹ đều khá ổn định. Báo giá nhập khẩu (cảng Gulf, hàng đã nộp thuế) là: Cuộn cán nóng USD500/tấn, cuộn cán nguội USD893/tấn, tấm mạ kẽm là USD1009/tấn, tấm dày vừa là USD888/tấn, thép thanh vằn là USD777/tấn và thép cuộn xây dựng là USD777/tấn. Báo giá nội địa là Cuộn cán nóng là USD802/tấn, cuộn cán nguội là USD915/tấn, thép tấm dày vừa là USD1047/tấn và thép thanh vằn là USD854/tấn.
Công suất: Trong tuần kết thúc vào ngày 28/1, tổng sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,897 triệu tấn với công suất là 76,8%; tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,7% so với tuần trước. Trong tuần kết thúc vào ngày 21/1, tổng sản lượng thép thô của Mỹ là 1,911 triệu tấn. Sau khi điều chỉnh, tính đến ngày 28/12, tổng sản lượng thép thô của quốc gia này đạt 7,583 triệu tấn với công suất là 76.7%; tăng 5.9% so với năm trước.
Tồn kho: Theo trung tâm dịch vụ, vào tháng 12/2011, lượng hàng giao của trung tâm này là 2.9577 triệu tấn, tăng 5% so với tháng trước. Lượng này của cả năm 2011 là 40,7114 triệu tấn, tăng 14,2% so với năm trước. Đến cuối tháng 12, tồn kho thép đạt mức 8,3483 triệu tấn, tăng 8,3% so với năm trước và 3,1% so với tháng trước. Tính theo năng lực giao hàng, lượng tồn kho hiện tại có thể đáp ứng cho nhu cầu trong 3 tháng, tăng 3,1 % so với cùng kỳ năm 2010.
Nhập khẩu: Theo số liệu của Viện Sắt Thép Mỹ, tổng lượng dựa trên giấy phép nhập khẩu thép của Mỹ trong tháng 1 là 2,691 triệu tấn, tăng 21% so với tháng 12. Đối với thép thành phẩm, con số này tăng lên 39% so với tháng trước, trong khi thị phần trên thị trường nhập khẩu giảm, đạt mức 23%.
II Thị trường Châu Âu
Sau lần tăng giá liên tiếp trong 2 tháng, các nhà máy sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ giảm lượng thu mua thép phế liệu do thị trường thép thành phẩm đang có xu hướng giảm. Điều này dẫn đến việc giảm giá thép phế liệu tại thị trường Châu Âu. Tại thị trường Nam Âu, giá thép phế liệu cũng giảm xuống USD10/tấn. Đến thời điểm hiện tại, giá thép phế liệu tại thị trường Italia đang ở mức EUR320/tấn, thép phế liệu mới sản xuất là EUR350/tấn và thép phế liệu vụn là EUR340/tấn. Có khả năng, mức giá này sẽ tiếp tục giảm EUR20/tấn trong những tuần tiếp theo.
Giá thép thành phẩm tăng mạnh. Giá xuất xưởng lần lượt như sau: Cuộn cán nóng USD697/tấn, cuộn cán nguội USD842/tấn, tấm mạ kẽm USD829/tấn, tấm dày vừa USD836/tấn, thép thanh vằn USD724/tấn và cuộn xây dựng USD758/tấn. Giá nhập khẩu lần lươt là: Cuộn cán nóng USD717/tấn, cuộn cán nguội USD776/tấn, tấm dày vừa USD750/tấn và thép thanh vằn USD730/tấn.
Các nhà máy tại Châu Âu tăng giá cuộn xây dựng sản xuất trong tháng 2 lên EUR20/tấn(~USD26/tấn). Một lượng nhỏ cuộn xây dựng giao dịch trong tuần này với mức giá EUR590-600/tấn(hàng đã trả phí vận chuyển), cao hơn mức giá EUR570-580/tấn của tuần trước. Các nhà máy Nam Âu tăng giá xuất khẩu thép thanh vằn sang Bắc Phi. Báo giá của hàng giao vào tháng 2 là USD690-700/tấn(FOB), tăng USD10-15/tấn. Do khủng hoảng trong ngành xây dưng gây ra khó khăn trong việc bán hàng tại thị trường nội địa, nên các nhà máy tại khu vực phía Nam tập trung vào xuất khẩu.
Theo Hiệp Hội Sắt Thép Thế Giới, sản lượng thép thô của 64 nước trong năm 2011 là 1,527 tỷ tấn, tăng 6,8% so với năm trước, đạt mức cao kỷ lục. Sản lượng của các nước không bao gồm Trung Quốc là 807 triệu tấn, tăng 5,1%. Sản lượng tại khu vực Châu Âu là 177,4 triệu tấn, tăng 2,8% so với năm 2010; của Tây Ban Nha là 15,6 triệu tấn, giảm 4,6% so với năm 2010 trong khi của Italia là 28,7 triệu tấn, tăng 11,3% so với năm 2010.
III Thị trường Châu Á
Nhật Bản: Tổng thu nhập trong năm tài chính 2011 của các tập đoàn lớn tại Nhật ở mức thấp. Tổng thu từ sản xuất của Nippin Steel giảm khoảng 40% so với năm trước(~JPY130 triệu); của JFE và Sumimoto giảm 10 tỷ yên. Nippon và JFE có kế hoạch cắt giảm sản lượng thép thô là 1 triệu tấn. Do ảnh hưởng của lũ lụt tại Thái Lan, nhu cầu từ ngành công nghiệp tự động cũng đình trệ. Ngoài ra, việc đồng yên mạnh lên cũng gây ảnh hưởng không tốt đối với việc xuất khẩu của ngành thép Nhật Bản. Dự đoán rằng, sản lượng thép thô của Nippin sẽ là 30 triệu tấn, giảm 8% so với năm trước.
Đàm phán giữa Nhật Bản và Hàn Quốc: Các nhà máy Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu đàm phán về tấm dày đóng tàu với bên Hàn Quốc. Tuy nhiên hiện phía Nhật Bản đang tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước. Hàn Quốc đang xem xét về việc bắt đầu điều tra về chống phá giá đối với tấm dày và cuộn cán nóng của Nhật Bản. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp phía Nhật Bản giữ mức giá tấm dày SS400 ở mức USD650/tấn(C&F). Hai bên đang tạm ngừng đàm phán với nguyên liệu cuộn cán nguội trong quý 1.
Hàn Quốc: Tồn kho cuộn cán nóng đang ở mức thấp nhất trong 18 tháng vừa qua. Phòng kinh doanh của POSCO và Hyundai Steel xác nhận lượng tồn kho là 150,000 tấn, tương tự với lượng này giữa tháng 5/2010 và giảm 15,1% (20,000 tấn) so với đầu tháng 1 năm nay. Đối mặt với việc nhu cầu đang tăng đột biến, các nhà máy liên tục tăng giá xuất xưởng. Hyundai Steel sẽ tăng giá cuộn cán nóng lên KRW20,000-30,000/tấn(~USD17-26/tấn), POSCO cũng đang cân nhắc về việc tăng giá. Các nhà nhập khẩu bắt đầu nâng lượng hàng nhập; lượng hàng tồn kho sẽ tăng rõ rệt sau giữa tháng 2.
Nguồn tin:SteelHome