Theo một kế hoạch chi tiết của chính quyền tỉnh, tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc, nhà sản xuất than hàng đầu của nước này lên kế hoạch hạn chế sản lượng và củng cố ngành này quanh các nhà sản xuất lớn trong 4 năm tới trong một nỗ lực tăng hiệu quả.
Chính quyền địa phương cho biết trên trang web chính thức của mình, các nhà sản xuất lớn sẽ tập trung riêng vào than nhiệt, than cốc và than gầy, trong khi các nhà sản xuất nhỏ hơn sẽ bị sát nhập vào nhà sản xuất lớn hơn.
Sản lượng than hàng năm của tỉnh này sẽ bị hạn chế ở mức 1 tỷ tấn vào năm 2020 và công suất ở mức 1,2 tỷ tấn hàng năm vào năm 2020. Tỉnh Sơn Tây đã sản xuất gần 1 tỷ tấn than trong năm 2015.
Sơn Tây, tại phía bắc của Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 sản lượng than của nước này, đang thực hiện hạn chế dư thừa công suất và dư cung của nhiên liệu hóa thạch như một phần của kế hoạch dài hạn để chuyển thành nhiên liệu sạch hơn.
Đố với than nhiện, được sử dụng trong các nhà máy phát điện, Tập đoàn Than Khoáng sản Đại Đồng và Tập đoàn Than Pingshuo Trung Quốc sẽ trở thành các trung tâm hàng đầu, mỗi nơi với công suất 100 triệu tấn hàng năm.
Khu vực trung tâm của Sơn Tây được dự kiến trở thành cơ sở than cốc. Công ty Than Cốc Sơn Tây sẽ là nhà sản xuất hàng đầu, đang điều hành 107 mỏ với công suất hàng năm 181 triệu tấn. Họ cũng có than sạch công suất 120 triệu tấn.
Tỉnh này hiện nay cung cấp than cốc cho các nhà máy thép hàng đầu Trung Quốc và cũng xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các khu vực phía đông Sơn Tây sẽ tập trung vào than gầy, than chất lượng cao với tạp chất ít nhất và giá trị năng lượng cao nhất. Tập đoàn Công nghiệp Than Yangquan, Tập đoàn Công nghiệp Khai thác Lu’an và Tập đoàn Khai khoáng Than gầy Jincheng sẽ là ba nhà sản xuất hàng đầu khai thác mỏ Qinshui lớn nhất của tỉnh này.
Nguồn tin: Vinanet