Thị trường chứng khoán Châu Á hôm qua tăng điểm lên mức cao nhất trong hai tháng nhờ thị trường lạc quan sau khi FED tuyên bố sẽ vẫn duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Nhờ thông tin này, thị trường Hong Kong đã có một phiên tăng điểm cao nhất trong 8 phiên sau 3 ngày giảm liên tiếp.
Hội đồng Chính sách Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nhóm họp để thảo luận về việc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ nhằm đối phó với tình trạng giảm phát đang có xu hướng gia tăng ở nước này.
Ngân hàng thế giới (World Bank) nâng mức dự báo tăng trưởng của Trung Quốc lên 9% trong năm 2010, cao hơn mức dự báo 9.7% đưa ra hồi tháng 1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới là 8.7% năm 2009.
Chỉ số NIKKEI 225 tăng 125.27 điểm, tương đương 1.17%, lên mức 10,846.98 điểm. Chỉ số Hang Seng tăng 361.56 điểm, tương đương 1.72%, lên mức 21,384.49 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tăng 57.64 điểm, tương đương 1.93%, lên mức 3,050.48 điểm. Chỉ số KOSPI tăng 34.85 điểm, tương đương 2.11%, lên mức 1,682.86 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 tăng 56 điểm, tương đương 1.17%, lên mức 4,853.20 điểm.
Thị trường chứng khoán Châu Âu chạm mức cao nhất trong 17 tháng nhờ thông tin về lãi suất của Mỹ và giá kim loại tăng cao.
Cổ phiếu của ngân hàng Banco Santander, Credit Suisse, Societe Generale, và Standard Chartered tăng từ 0.8 đến 2.2%.
Chỉ số FTSE 100 tăng 24.20 điểm, tương đương 0.43%, lên mức 5,644.63 điểm. Chỉ số CAC 40 tăng 18.94 điểm, tương đương 0.48%, lên mức 3,957.89 điểm. Chỉ số DAX tăng 53.29 điểm, tương đương 0.89%, lên mức 6,024.28 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm mạnh đưa chỉ số công nghiệp Dow Jones lên mức cao nhất từ tháng 10/2008. Điều này cho thấy sự tăng trưởng kinh tế Mỹ không ẩn chứa khả năng lạm phát.
FED cho biết thị trường lao động hiện đang ổn định và các doanh nghiệp đang hoạt động khá tốt và lạm phát vẫn chưa là vấn đề đối với Mỹ lúc này. Tuy nhiên, FEC vẫn quyết định giữ nguyên mức lãi suất thấp như hiện tại nhằm đảm bảo cho quá trình hồi phục của nền kinh tế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010 lên 4%, cao hơn mức dự báo cách đây 2 tháng của tổ chức này, sau khi suy giảm 0,8% trong năm 2009.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 47.69 điểm, tương đương 0.45%, lên mức 10,733.67 điểm. Chỉ số NASDAQ tăng 11.08 điểm, tương đương 0.47%, lên mức 2,389.09 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 tăng 6.75 điểm, tương đương 0.58%, lên mức 1,166.21 điểm.
Đồng USD đã giảm so với các giỏ tiền tệ khác vì tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cam kết của FED duy trì mức lãi suất thấp đã khuyến khích các nhà đầu tư tìm đến những tài sản có lợi nhuận cao hơn .
Chỉ số US Index đã giảm 0.1% xuống mức 79.710 điểm sau khi đã rơi xuống mức thấp nhất 79.507 điểm, mức thấp nhất trong vòng 6 tuần qua.
Đồng EURO cũng đã giảm 0.2% xuống còn 1.3738 USD/EURO sau khi chạm mức cao nhất 1.3817 trong vòng 5 tuần qua. Trong khi đó, so với đồng YÊN, đồng USD chỉ thay đổi nhẹ ở mức 90.24 JPY/USD.
Thị trường vàng hôm qua đã có đợt biến động trái chiều. Đầu phiên, vàng được hỗ trợ bởi cam kết giữ mức lãi suất thấp của FED, nên giá vàng trên đà tăng mạnh, nhưng đến gần cuối phiên, vàng chịu tác động của thông tin giá cả sản xuất của Mỹ giảm nhiều hơn mong đợi, điều này đã ngăn chặn lại dòng tiền đầu tư vào thị trường này.
Giá vàng giao ngay hôm qua ở mức 1,123.85 USD/ounce so với mức 1,124.70 USD/ounce trong ngày thứ ba. Vàng giao tháng tư đã tăng 1.70 USD lên mức 1,124.20 USD/ounce trên sàn NYMEX.
Thị trường dầu ngày hôm qua đã tăng hơn 1% lên mức 83 USD/thùng sau khi bản báo cáo của chính phủ Mỹ cho biết nhu cầu tiêu thụ dầu đã tăng lên trên thị trường Mỹ và cũng vì OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng dầu mục tiêu.
Giá dầu giao tháng tư đã tăng 1.23 USD lên mức 82.93 USD/thùng. Dầu giao ngọt nhẹ Luân Đôn đã tăng thêm 1.43 USD lên mức 81.96 USD/thùng.
Hôm qua, cục dự trữ năng lượng Mỹ EIA công bố dự trữ xăng đã giảm 1.7 triệu thùng và dự trữ nhiên liệu khí đốt đã giảm 1.4 triệu thùng. Chính những nguyên nhân trên đã hỗ trợ mạnh cho giá dầu tăng cao.
Sacom