Soros tiên đoán "vòng xoáy giảm phát" sẽ xảy ra tại châu Âu
Tỷ phú đầu tư George Soros cho rằng Đức chính là nguyên nhân dẫn tới làn sóng áp đặt các biện pháp thắt chặt chi tiêu công sẽ đẩy châu Âu vào vòng xoáy giảm phát.
"Một đất nước là chủ nợ như Đức mà lại áp dụng biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách là điều hoàn toàn trái ngược với bài học rút ra được từ cuộc Đại Khủng hoảng những năm 30. Đây sẽ là nguyên nhân đẩy châu Âu vào một giai đoạn kinh tế đình đốn dài hoặc thậm chí tồi tệ hơn".
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2010 lên 4,8%
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất (WE0), IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2010 lên 4,8% từ mức 4,6% đưa ra vào tháng 7/2010. Tuy nhiên IMF hạ ước tính tăng trưởng GDP thế giới năm 2011 xuống 4,2% từ 4,3% trước đó.
IMF dự báo nhóm nền kinh tế mới nổi tăng trưởng 2,7% trong năm 2010 và 2,2% trong năm 2011. Nhóm nền kinh tế này sụt giảm 3,2% trong năm 2009.
Thế giới sẽ chịu thảm họa nếu Trung Quốc phải nâng giá đồng nhân dân tệ?
Trong bài phát biểu mới nhất tại Brussels, Thủ tướng Ôn Gia Bảo phản bác lại những chỉ trích từ phía quốc tế đối với chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Ông cho rằng yêu cầu muốn Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ sẽ gây cực kỳ nhiều bất ổn tại Trung Quốc.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói: “Đừng gây áp lực đối với chúng tôi về vấn đề tỷ giá.” Theo ông, các công ty Trung Quốc hiện đã có lợi nhuận biên quá thấp, lợi nhuận sẽ có thể bị “cuốn bay” bởi những hành động như áp dụng thuế nhập khẩu cao hơn như phía Mỹ định áp dụng.
Jan Hatzius: Kinh tế Mỹ sẽ “cực tệ”?
Nền kinh tế đầu tàu thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng “khá xấu” hoặc “cực tệ” trong vòng sáu đến chín tháng tới,- Jan Hatziu, một chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs nhận định.
Kịch bản thứ nhất là, kinh tế tăng trưởng 1,5% tới 2% cho tới giữa năm sau và thất nghiệp tăng nhẹ lên mức 10%. Kịch bản thứ hai tồi tệ hơn, đó là kinh tế trở lại tình trạng suy thoái.
IMF cảnh báo nguy cơ chiến tranh tiền tệ
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn cho rằng, các chính phủ đang tạo nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh tiền tệ khi cố gắng dùng công cụ tỷ giá để giải quyết những khó khăn kinh tế trong nước.
“Rõ ràng là ý tưởng sử dụng đồng tiền như một thứ vũ khí chính sách đang lan rộng. Nếu được biến thành hành động, ý tưởng như vậy sẽ tạo ra một rủi ro rất lớn đối với sự phcuj hồi kinh tế toàn cầu… Cách làm như thế sẽ tạo ra tác động tiêu cực và gây tổn thất rất lớn trong dài hạn”, ông Strauss-Kahn nói.
Nguồn: Giavang.net