Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp tin kinh tế thế giới ngày 8/9

 

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jose Manuel Barroso tuyên bố bây giờ là thời điểm kết thúc giai đoạn mở rộng chi tiêu ngân sách. Trong đó, các chính phủ châu Âu đẩy tiền công quỹ vào hệ thống tài chính nhằm tăng thanh khoản và ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng.

Lời thú nhận gây choáng váng của chủ tịch FED 

Chủ tịch Bernanke thừa nhận ông biết ngân hàng Lehman Brothers mất thanh khoản vào năm 2008 nhưng không công bố công khai, khoanh tay đứng nhìn. Hơn 1 năm sau, Lehman sụp đổ.

Chủ tịch FED còn thừa nhận đã sai lầm khi không sử dụng toàn bộ quyền lực để điều tiết hoạt động cho vay thế chấp. FED hoàn toàn có quyền làm gì đó đối với hoạt động đầu cơ xếp hạng và sự tham lam trên thị trường nhà đất, nhưng cuối cùng cơ quan đó đã chẳng làm gì cả.

EU đạt thoả thuận về cơ chế giám sát tài chính mới 

Các bộ trưởng tài chính thuộc Liên minh châu Âu đã đồng ý lập nên một cơ chế giám sát thị trường tài chính mới, với mục đích hỗ trợ ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.

Các biện pháp được đưa ra bao gồm một Hội đồng Nguy cơ Hệ thống châu Âu nhằm kiểm soát tình hình sức khoẻ kinh tế của châu Âu.

Lĩnh vực nông nghiệp của Mỹ vẫn phát triển tốt

Trong số tất cả các ngành chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp Mỹ vẫn vững bởi giá các loại hàng hóa nông nghiệp, từ thịt cho đến ngũ cốc, đều tăng mạnh, chủ yếu do nhu cầu từ phía nước ngoài tăng cao.

Tính toán của New York Times cho thấy trong năm tài khóa kết thúc ngày 30/09/2010, nông dân Mỹ sẽ xuất khẩu khoảng 107,5 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp, mức cao nhất ngay cả so với mức kỷ lục 115,3 tỷ USD thiết lập năm 2008.

Ngân hàng trung ương Nhật cam kết sẽ can thiệp vào thị trường nếu cần thiết 

Ngân hàng trung ương Nhật hiện vẫn giữ mức lãi suất cơ bản là 0,1%. Ngân hàng này cho biết sẽ xem xét kỹ càng nguy cơ tăng trưởng giảm cũng như tình hình kinh tế bất ổn tại Mỹ, vấn đề đã gây xáo trộn tại thị trường chứng khoán và tiền tệ trong những tuần gần đây.  

Tuy nhiên Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật ông Masaaki Shirakawa không đưa ra nhiều chi tiết cụ thể về hành động sắp tới của ngân hàng, và ông cho biết cơ quan quyền lực tiền tệ không thể kiểm soát tỷ giá đồng tiền. Tuyên bố này khiến càng nhiều người mua vào đồng yên hơn vì cho rằng sẽ không có biện pháp nới lỏng mạnh tay nào được đưa ra trong thời gian sắp tới.

Hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp nở rộ 


Tháng 8/2010, hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới diễn ra vô cùng sôi động. Tổng giá trị các thương vụ lên tới 286 tỷ USD, mức cao nhất tính từ tháng 7/2008.

Các chuyên gia ngân hàng lạc quan số lượng các vụ mua bán & sáp nhập doanh nghiệp sẽ liên tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, dù hoạt động mua bán & sáp nhập cho thấy thị trường đang phục hồi, các chuyên gia cảnh báo còn quá sớm để tuyên bố về sự trở lại mạnh mẽ.

EU lo ngại nguy cơ khủng hoảng việc làm 

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jose Manuel Barroso tuyên bố tỷ lệ thất nghiệp "đang vẫn ở mức quá cao" tại châu Âu trong bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu.  

Ông Barroso tuyên bố bây giờ là thời điểm kết thúc giai đoạn mở rộng chi tiêu ngân sách trong đó các chính phủ châu Âu đẩy tiền công quỹ vào hệ thống tài chính nhằm tăng thanh khoản và ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng.

Nguồn: Giavang.net

 

ĐỌC THÊM