BẢN TỔNG HỢP TUẦN THỨ 32
I.Tình hình diễn biến thị trường thép thế giới trong tuần qua:
- Thị trường Châu Âu:
Trong tuần này thị trường Châu Âu không có nhiều biến động so với tuần trước. Tuy nhiên, đáng kể nhất là giá các sản phẩm thép đều tăng lên khá nhanh, trung bình từ 20-30$/tấn. Sau kỳ nghỉ hè dài cùng với nền sản xuất đình trệ do khủng hoảng kinh tế, sắp tới các lò luyện thép của Châu Âu sẽ trở lại hoạt động. Và hiện tại, hàng tồn kho ở khắp các nhà máy sản xuất ở Châu Âu đều ở mức khá thấp. Do vậy, nhu cầu tích trữ hàng đang tăng trở lại. Điều này đã đẩy giá phế liệu không ngừng tăng nhanh trong tuần qua, kéo theo là sự tăng giá hàng loạt của hầu hết các sản phẩm thép trong tất cả các lĩnh vực.
Mở đầu là thị trường Bắc Âu, Thị trường thép băng Bắc Âu đang trên đà tâm lý lạc quan vì hiện các đơn hàng tăng nhẹ và nền sản xuất thép sắp hoạt động trở lại để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại về mức nhu cầu thấp ở những người mua cuối cùng. Những người tham gia trên thị trường này đều thừa nhận rằng các đơn hàng đã tăng lên trong vài tuần vừa qua, trong khi đó mùa nghỉ hè đã sắp kết thúc, các nhà máy sản xuất ở Châu Âu đang chuẩn bị hoạt động trở lại, do vậy hiện nay không ít người lo ngại rằng tình trạng sản xuất ồ ạt sẽ diễn ra trong khi nhu cầu tiêu thụ vẫn còn hạn chế.
Ở Nam Âu và các khu vực khác, tình hình cũng diễn ra tương tự. Ở Italy, Các nhà sản xuất thép vẫn đang chào bán thép tấm với giá rất cạnh tranh. Một doanh nghiệp Italia cho biết “việc này đang gây nên một sức ép quá lớn, bởi vì nhu cầu thực tế không nhiều đến như vậy…”Phần lớn các đơn hàng đến từ những nhà đầu cơ chứ không xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của những người mua cuối cùng. (5,8…nhiều ý kien lo ngai…)
Các nhà sản xuất thép xây dựng của Thỗ Nhĩ Kỳ đang cố gắng đẩy giá xuất khẩu lên cao hơn do giá phế liệu tăng. Giá chào mới nhất phổ biến ở mức 490-500$/tấn FOB. Mức chào giá phế liệu không ngừng tăng lên, có vẻ như mức giá này sẽ còn tăng trong tháng 8 và tháng 9 tới.
Nhìn chung, các ngày nghỉ lễ của Châu Âu đang làm cho tình hình giao dịch thép ống ở Châu Âu có vẻ trầm lắng hơn trong các tháng qua. Nhu cầu trong 6 tháng đầu năm đã giảm xuống trong năm 2008. Trong thời gian tới, nhu cầu có vẻ không giảm đi, nhưng cũng không cho thấy bất cứ dấu hiệu cải thiện nào trong những tháng cuối năm.
Sắp tới, các lò luyện thép của Châu Âu sẽ trở lại hoạt động, có không ít những ý kiến khác nhau về việc liệu các nhà sản xuất thép có đẩy mạnh công suất hoạt động của các nhà máy sau thời gian tạm ngưng sản xuất hay không, vì họ e rằng nguồn cung sẽ quá tải trong khi nhu cầu hạn chế ở hầu hết các khu vực trên thị trường Châu Âu.
- Thị trường Châu Á:
Giám đốc cấp cao Lakshmi Mittal – Acelor M đã phát biểu tuần trước ArcelorMittal mong đợi sản lượng thép của Trung Quốc tăng 10% so với năm 2008, do thị trường và nhu cầu nội địa vẫn còn mạnh. Giá thép Trung Quốc tăng và ArcelorMittal mong đợi giá sẽ có chiều hướng tăng cao hơn do nhu cầu , công suất khả dụng và giá nguyên vật liệu cao.
Nhu cầu thực của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh do kế hoạch kích cầu, hoạt động thanh khoản và cho vay để kích thích sự tăng trưởng. Việc đầu tư vào tài sản cố định của Trung Quốc tăng 37% vào tháng 6 và sản lượng công nghiệp tăng gần 11%.
Các doanh nghiệp cho biết giá thép cuộn cán nóng tăng nhanh chính là yếu tố khiến giá thép tấm giao ngay tăng, do giá thép cuộn cán nóng chính là chỉ số xác định khuynh hướng của giá thép tấm phẳng.
Hiệp hội sắt thép Nhật Bản (JISF) đã thông báo vào ngày 3/8 giá thép xuất khẩu của Nhật Bản vào tháng 6 tăng mạnh khoảng 33% so với tháng 5 đạt 2,87 triệu tấn. Nhưng giá thép xuất khẩu vào tháng 6 vẫn thấp hơn 11% so với tháng 6 năm 2008. Trong khi việc xuất khẩu của hầu hết các sản phẩm tăng, thép thanh xuất khẩu của tháng 6 giảm 6% so với tháng 5. Nguyên nhân chính là do việc tiếp tục cắt giảm sảm lượng thép thanh và nhu cầu từ nước ngoài thấp.
Các đơn hàng đóng tàu trên thế giới hồi phục mạnh mẽ vào tháng 7 đạt 6.3 triệu tấn, tăng 224% so với tháng 6. Các nhà phân tích cho biết việc tăng trong các đơn hàng đóng tàu tháng 7 chỉ ra rằng ngành công nghiệp đóng tàu có thể đã vượt qua thời kỳ khó khăn, và lạc quan về thị trường đang trở lại. Việc tăng đột ngột này làm cho nhu cầu tăng cao do giá vận chuyển thấp hơn và khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể đã kết thúc.
Việc kinh doanh nhà ở Trung Quốc giảm vào tháng 7 sau 4 tháng liên tiếp tăng mạnh, một tín hiệu đáng lo ngại cho thấy sự hồi phục của thị trường nhà ở có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Số liệu chỉ ra rằng các hoạt động xây dựng nhà ở Trung Quốc tiêu thụ 74 triệu tấn thép vào năm 2008, nhưng có thể giảm còn 66 triệu tấn vào năm nay.
- Thị trường Châu Mỹ:
3.1. Bắc Mỹ
Hiện nay, nhu cầu thép ở Mỹ chưa có gì thay đổi, tuy nhiên nhiều người đang hi vọng nhu cầu sẽ phục hồi trở lại trong quý 3.
Tương tự, hãng sản xuất thép lớn nhất thế giới ArcelorMittal cũng nhận thấy nhu cầu thép sẽ tăng lên do lượng hàng tồn kho giảm và nhu cầu phế liệu từ ngành công nghiệp ô tô. Công ty cũng cho biết nhu cầu đã tăng 10% trong vòng 2 tháng qua, và việc này sẽ giúp giảm lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, tập đoàn này cũng lưu ý rằng hiện nay lượng hàng tồn kho tại các trung tâm gia công thép của Mỹ đã giảm gần 50%, vì thế trong tương lai có thể lượng hàng tồn kho ở Mỹ sẽ tăng lại. Do nhu cầu tăng nên các nhà máy đang tăng công suất khả dụng đạt 50%, qua đó sản lượng cũng được cải thiện.
Giá thép ở Mỹ tăng liên tục trong vòng 2 tháng qua. Nguyên nhân giá tăng là do nhu cầu có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt là ngành công nghiệp ôto và công nghiệp bạc, và trong ngắn hạn có thể là do thiếu nguồn cung. Tuy nhiên, một số người cũng lo ngại rằng liệu nhu cầu cầu có đủ mạnh để giữ giá tăng hay không. Bên cạnh đó, các nhà máy có thể mắc sai lầm nếu tăng giá mạnh trong thời gian ngắn vì hiện giờ thị trường đang ổn định. Trong khi đó, các nhà mua hàng không quan tâm đến việc tăng giá nữa hay không mà chỉ quan tâm đến việc tăng giá trị hàng tồn kho.
Trong tháng 7, lượng hàng nhập khẩu của Mỹ đã phục hồi trở lại nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn giảm.
Chỉ số các đơn hàng xuất khẩu mới nhất cho thấy sự tăng trưởng trở lại sau 9 tháng giảm liên tục, và cho thấy nền kinh tế đang hồi phục.
Mỹ áp dụng biên độ phá giá 20% đối với hàng nhập khẩu từ Thái Lan.
3.2. Nam Mỹ:
Theo chủ tịch công ty sản xuất thép hợp kim Minas Ligas ở Brazil, ông Henrique Simoes cho biết: nhu cầu từ các nhà sản xuất giảm đã thúc đẩy việc cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sắt thép sẽ hồi phục trong 6 tháng cuối năm, mặc dù sản lượng hàng năm chỉ có thể quay lại mức 2006. Ông ấy nói thêm “Thời điểm tồi tệ nhất của khủng hoảng đã qua đi”.
Nhà máy quặng sắt ở Brazil của Anglo cho rằng trong ngắn hạn lượng bán ra của quặng sắt và quặng manga trong 6 tháng cuối năm 2009 sẽ rất khó khăn. Lượng quặng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Nhật vẫn ở mức thấp, nhưng nhà máy Kumba cho rằng họ lẽ ra có thể tái xuất khẩu lượng hàng này vào thị trường Trung Quốc.
Công ty Gerdau AZA của Chilê cho biết: lượng hàng tồn kho vẫn cao mặc dù đã giảm xuống nhiều so với đầu năm nay, và các nhà sản xuất hiện đang hoạt động ở mức thấp. Giá nội địa bắt đầu cho thấy xu hướng tăng lên do giá quốc tế tăng và nhu cầu trong nước đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi.
Theo Bộ xây dựng Chile, chỉ số xây dựng nội địa đã niêm yết mức giảm 2 chữ số đầu tiên trong tháng 6 này kể từ khủng hoảng Châu Á năm 1997, và những kết quả kém này liên quan đến việc chậm trễ trong nhiều dự án xây dựng do sự sụt giảm liên tục của thị trường. Sự trì trệ của các hoạt động xây dựng ở Chile đã ảnh hưởng tiêu cực đến lượng giao hàng thép xây dựng đến thị trường nội địa.
Công ty sản xuất thép thanh lớn nhất Argentina Acindar buộc phải điều chỉnh sản lượng giảm còn 50% cho phù hợp với nhu cầu trong 6 tháng đầu năm nay, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Ngành công nghiệp ôto ở Argentina tiếp tục công bố mức giảm quá lớn so với năm ngoái do sự sụt giảm của thị trường, nhưng sản lượng đã tăng từ tháng 6 đến tháng 7.
Xuất khẩu và giá trị quặng sắt ở Peru đều tăng, nhưng xuất khẩu và giá trị quặng kẽm giảm do giá bán trung bình giảm.
Sản lượng quặng sắt, phế liệu, quặng kẽm trong tháng 5 của Mexico giảm so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu từ ngành công nghiệp sắt thép giảm, buộc các nhà sản xuất phế liệu ở Mexico phải điều chỉnh sản lượng.
Xuất khẩu ferronickel ở Colombia giảm cả về giá trị lẫn doanh thu do xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Tây Ban Nha và Đài Loan giảm cũng như do giá bán trung bình giảm.
II. Thông tin về giá các sản phẩm thép trên thị trường thế giơí tuần qua:
- Phế liệu:
Gần đây kỳ nghỉ hè ở Châu Âu đã sắp kết thúc, hầu hết các nhà máy ở Châu Âu đều đang chuẩn bị hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, hàng tồn kho thời điểm hiện tại ở mức rất thấp. Vì vậy, các nhà máy đang đổ xô thu mua phế liệu để phục vụ sản xuất trong giai đoạn cuối năm. Chính điều này đã đẩy giá phế liệu không ngừng gia tăng trong thời gian gần đây.
Giá thép phế liệu HMS 1&2 70:30 Châu Âu được chào bán đến vùng Viễn Đông khoản 298$/tấn CFR, tăng 8-13$ so với mức giá chào tuần trước. Thép HMS 1&2 80:20 được chào bán khoản 310$/tấn CFR, tăng 10-15$/tấn, và giá phế liệu được chào khoản 315$/tấn, cũng tăng từ 10-15$/tấn. Chỉ có duy nhất sản phẩm thép HMS 1&2 70:30 được xuất đi từ châu Âu với giá 294$/tấn. Giá phế liệu CIS tiêu chuẩn A3 dường như vẫn ổn định ở mức 287$/tấn CFR Isanbul và 292$/tấn CFR Izmir. Nhưng một số doanh nghiệp cho rằng giá sẽ sớm tăng lên khoản 300$/tấn CFR.
Giá phế liệu hiện ở mức cao hơn khoảng 300$/tấn CFR, đã đẩy giá thép xây dựng của Thỗ Nhĩ Kỳ lên 500$/tấn. Tuy nhiên, nhu cầu trên thị trường Trung Đông vẫn còn hạn chế và giá thép ở Châu Âu vẫn khá ổn định. Điều này co nghĩa là những chào hàng có giá ở mức cao dường như vẫn chưa được thị trường chấp nhận.
Đối với thị trường phế liệu Châu Á, giá chào bán của sắt vụn đến Trung Quốc vào khoảng 340 – 345 USD/ tấn so với giá đóng cửa vào khoảng 335 – 337 USD/ tấn CFR khoảng 1 tuần trước. Nhu cầu thép phế liệu nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn còn cao. Tuy nhiên, nhu cầu thép nhập khẩu từ Đài Loan và Việt Nam đang chậm lại do thị trường thép thanh nội địa yếu dần.
Sự lội ngược dòng của giá nguyên vật liệu đã đẩy giá gang ở Châu Á lên cao. Giá chào mua của Trung Quốc cho gang nhập khẩu vào khoảng 345 – 350 USD/ tấn CFR cao hơn so với mức giá 320 USD/ tấn vào giữa tháng 7. Tuy nhiên, các nhà phân phối hiện đang định giá khoảng 360 USD/ tấn CFR. Giá gang tăng do giá nguyên vật liệu tăng và nhu cầu cao từ các nhà máy khi giá thép tăng từ tháng trước.
Nhà máy sản xuất thép Tokyo Steel vừa nâng giá thép phế liệu lên khoảng 500 – 1,000 yên/ tấn (5.27 – 10.5 USD/ tấn) cho tất cả các loại thép có hiệu lực từ ngày 4/8. Công ty vừa cho nâng giá thép phế liệu lên gấp 4 lần trong vòng 10 ngày và tổng giá trị là 1,000 – 2,000 yên/ tấn. Giá xuất khẩu hiện tại đang thấp hơn so với giá nội địa của Nhật Bản.
Mùa gió mùa và thiếu hụt quặng sắt làm chậm các hoạt động xuất khẩu quặng sắt của Ấn Độ đến Trung Quốc vào tháng 6. Dưới điều kiện bình thường, Ấn Độ xuất khẩu khoảng 8-9 triệu tấn quặng sắt/ tháng, đa số là quặng sắt xuất khẩu đến Trung Quốc. Quặng sắt Ấn Độ xuất khẩu giảm gần 45% vào tháng 6 chạm mức 5.6 triệu tấn, thấp hơn so với mức 10 triệu tấn vào tháng 5. Do mùa gió mùa và ứ đọng hàng ở cảng, nên nguồn cung quặng sắt của Trung Quốc bị thắt chặt.
Trung Quốc: Giá giao dịch của thép Mangan phế liệu (EMM) tăng 100 USD/ tấn chạm mức 2,600 – 2,700 USD/ tấn. Nhu cầu xuất khẩu vẫn còn yếu nhưng các nhà phân phối vừa tăng giá của EMM do thị trường nội địa hồi phục. Nguồn cung của quặng cũng đang bị thắt chặt, do mưa nhiều làm cản trở các hoạt động khai thác mỏ như Tây Nam Sichuan.
Trong khi đó, ở thị trường Châu Mỹ, Giá thép phế liệu tham khảo trên thị trường Mỹ đã tăng từ 205 USD/tấn dài (1 tấn dài = 1916kg) đến 265USD/tấn dài tháng trước, mức phụ phí tăng thêm 60USD/tấn ngắn.
Giá chào mới nhất của nhà máy Rio Doce Manganes đối với quặng mangan khoảng 1.030 USD/tấn. Nhu cầu quặng mangan đang xuất hiện trở lại nhưng sản lượng chưa hồi phục được.
- Phôi:
Mở đầu thị trường phôi Châu Âu là kết quả tăng giá phế liệu đã làm cho giá phôi tăng theo trên thị trường Thỗ Nhĩ Kỳ. Thị trường xuất khẩu phôi CIS dường như đã vựt dậy sau nhiều tuần vắng lặng, và các chào hàng bây giờ đã có giá vượt mức 400$/tấn FOB. Giá phôi mới niêm yết trên thị trường Thỗ Nhĩ Kỳ khoản 440-443$/tấn xuất xưởng, tăng so với mức giá xuất xưởng hồi tuần trước là 405-408$/tấn. Giá phôi thép lớn mới nhất khoảng 545$/tấn, tăng so với 510$/tấn xuất xưởng hồi tuần trước.Giá phôi xuất khẩu CIS không ngừng tăng lên và những người mua đang tỏ ra khá dè chừng để chấp nhận một mức giá mới.
Tuần trước giá phôi vùng Biển Đen là dao động trong khoảng 390-410 $/tấn FOB (271-285Euro/tấn). Mặc dù nhiều người mong đợi giá sẽ giảm trong tuần này, nhưng hiện tại giá chào bán đến vùng Biển Đen khoảng 420-435$/tấn FOB. Novolipetsk (NLMK) của Nga cho biết họ đã chào bán thành công phôi dẹt đến vùng Biển Đen với giá 420-450$/tấn, trong khi đó giá chào đến vùng phía Bắc ở Châu Á chạm mức 500$/tấn CFR. Giá chào bán của Uraina đến vùng Biển Đen là 380-400$/tấn, nhưng ở vùng Ilyich nhu cầu phôi dẹt lại không cao, vì nhu cầu thép tấm ở vùng này đang tăng lên.
Về phía Châu Á, trong những tuần gần đây, giá phôi có sự điều chỉnh: hầu hết đều ổn định, dù có xu hướng tăng nhẹ. Giá phôi CIS vào khoảng 390 – 405 USD/ tấn FOB, trong khi đó giao dịch ở Châu Á đang có dấu hiệu chững lại, với giá chào bán hơn 560 USD/ tấn CFR.
Giá phôi thanh Trung Quốc vừa tăng vào cuối tháng 7 và tiếp tục tăng vào tháng 8 sau khi giá thép không ngừng tăng nhanh.
Trung Quốc đã sản xuất 267 triệu tấn thép thô, tăng 1.23% so với năm ngoái. Sản lượng thép thô hàng tháng ở Trung Quốc liên tục tăng cao từ tháng 3, và chạm mức 49 triệu tấn vào tháng 6.
Ở tỉnh Tangshan phía Bắc Trung Quốc, giá xuất xưởng phôi thanh tiêu chuẩn 150 x 150mm (Q235) vừa tăng lên mức 3,900 nhân dân tệ/ tấn (570 USD/ tấn) bao gồm 17% VAT. Giá tăng khoảng 500 nhân dân tệ/ tấn từ 23/7.
Giá chào bán của phôi thanh (cán thép xây dựng) đến Đông Nam Á tiếp tục tăng vào khoảng 470 – 480 USD/ tấn. Nhưng giá chào mua trong khu vực giảm 10 – 20 USD/ tấn.
- Thép xây dựng:
Giá thép xây dựng của Thỗ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục tăng lên do giá phế liệu tăng cao và các chi phí sản xuất khác. Các nhà sản xuất Thỗ Nhĩ Kỳ cho biết, để không bị lỗ nặng do giá phế liệu tăng cao, thì buộc các nhà sản xuất nước này phải chào bán thép xây dựng ở mức 500$/tấn FOB.
Thỗ Nhĩ Kỳ cùng với nhà sản xuất Kardemir đều tăng mức giá chào bán sản phẩm và công bố mức tăng thêm 13TL/tấn đối với thép xây dựng lên 729TL/tấn (500 $/tấn) xuất xưởng, và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3 tháng 8. Mức giá chào phôi CIS đến Thỗ Nhĩ Kỳ dao động khoản 435-455$/tấn CFR. Kardemir cũng tăng giá sản phẩm gang lên thêm 20$/tấn, nằm trong khoản 340-390$/tấn.
Giá thép xây dựng và thép cuộn tròn trơn hiện vẫn không biến động nhiều so với thời điểm đầu mùa hè năm nay, khoảng 315-330Euro/tấn (448-469$/tấn). Theo dự đoán, thị trường trong tháng 8 vẫn trầm lắng vì hầu hết các doanh nghiệp đang chờ đợi một mức tăng mới trong nhu cầu tiêu thụ vào tháng 9 tới. Trong khi đó, ở Italy, hiện tại giá thép xây dựng đã giảm đến mức thấp nhất ở Châu Âu, bên cạnh đó doanh số bán ra cũng giảm đáng kể. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào tăng cao và nhu cầu hiện tại ở Châu Âu là khá thấp.
Giá thép xây dựng tham khảo trên thị trường Bắc Âu không đổi so với tuần trước. Giá phôi thanh ở vùng Địa Trung Hải giao dịch trên thị trường LME trong tuần trước có giá 375$/tấn, làm giá thép xây dựng trên thị trường Bắc Âu của TSI tăng thêm 72$. Giá thép xây dựng xuất xưởng tham khảo trên thị trường Nam Âu ở mức 345Euro/tấn (488$/tấn). Còn giá thép tấm dao động khoản 400-450Euro/tấn.
Trên thị trường Châu Á, Giá thép tấm giao tại xưởng tăng, nhiều người tin tưởng việc mua vào hiện nay thiên về đầu cơ nhiều hơn là mua hàng thật. Giá nguyên vật liệu cao là nguyên nhân chính. Giá quặng sắt giao ngay đến Trung Quốc ở mức cao với 90 USD/ tấn CFR.
Giá thép tấm nội địa của Trung Quốc tiếp tục tăng trong sự mong đợi sẽ chạm mức cao hơn trong tháng 9.
Các nhà sản xuất thép chính của Ấn Độ - Steel Authority of India Ltd (Sail), Ispat Industries và JSW Steel – vừa bất ngờ tăng giá thép cuộn cán nóng và cán nguội và các sản phẩm thép tấm phẳng khác lên 1000 Rupi/ tấn (21 USD/ tấn) vào tháng 8 sau khi nhu cầu tăng và giá quốc tế tăng cao.
Một số nhà máy Trung Quốc đang chào bán thép tấm đến Hàn Quốc với giá 600 USD/ tấn FOB cho các đơn hàng tháng 10, tăng khoảng 50 USD/ tấn so với giá tháng 9. Nhưng dù giá xuất khẩu của Trung Quốc tăng, nhu cầu giảm của Hàn Quốc làm cho các nhà nhập khẩu dè chừng. Trong khi đó, Hàn Quốc chỉ có 2 nhà máy sản xuất thép tấm, Posco và Dongkuk, có vẻ có được nhiều lợi ích từ việc tăng giá thép tấm Trung Quốc. Khách hàng mua thép tấm nội địa hiện đang đặt hàng nhiều hơn từ các nhà sản xuất nội địa, vì thế lịch sản xuất của 2 nhà máy Hàn Quốc đã hầu như hết công suất cho tháng 9.
Trên thị trường Châu Mỹ, theo một nhà mua hàng địa phương, giữa tháng 7 và tháng 8, giá thép tấm đã tăng khoảng R$200/tấn (110USD/tấn) ở thị trường nội địa Brazil và cơ bản đang ổn định ở R$2,000-2,100/tấn đã giao hàng.
Giá xuất khẩu thép xây dựng ở Peru vẫn ổn định. Một số hàng được giao từ Arequipa sang Peru trong tháng 7 được bán với giá khoảng 705 USD/tấn giá FOB.
Các nhà mua hàng thép tấm tại Mỹ cho rằng hầu hết các nhà máy nội địa sẽ cố gắng tăng 30-40 USD/tấn ngắn (1 tấn ngắn = 916kg) cho các đơn hàng tháng 10. US Steel đã thông báo mức tăng 30 USD, sau đó AK Steel cũng đã tăng 40 USD. Các nguồn tin thị trường cũng cho rằng giá thép tấm tăng lên ít nhất 100-120 USD/tấn ngắn kể từ khi thị trường giảm đến mức thấp nhất vào tháng 5. Giá giao dịch hiện ở mức 500USD/tấn ngắn giá FOB đối với thép cuộn cán nóng, tăng so với 380 USD/tấn ngắn vào tháng 5
4. Thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội:
4.1. Thép cuộn cán nóng:
Một số nhà sản xuất thép cuộn ở Châu Âu đang có động thái tăng giá trong tháng 9 tới, vì nhu cầu tiêu thụ có xu hướng tăng trở lại sau khi mùa nghỉ hè kết thúc. Một số nhà sản xuất thép cuộn ở Italia đang dự định tăng giá sản phẩm lên khoản 30Euro/tấn trong tháng 9 tới.
Ở Tây Ban Nha, giá cả đã nhích lên một tí, khoản 10-15Euro/tấn so với tháng trước. Tuy nhiên, động thái tăng giá này không xuất phát từ nhu cầu tăng mà do bởi giá nguyên vật liệu tăng cao.
Giá thép cán nóng(US HR) của hãng Midwest đã tăng thêm 18$/tấn ngắn(1 tấn ngắn=916 kg) lên 448$/tấn ngắn (538$/tấn), trong khi đó giá thép cán nguội tăng thêm 4$/tấn so với mức giá hồi tuần trước. Thời gian giao hàng kéo dài hơn so với tuần trước, trong đó thép cuộn nóng mạ kẽm có thời gian giao hàng tới 7.4 tuần.
Mức giá tham khảo thép cuộn cán nóng ở Bắc Âu đã tăng lên kể từ tuần trước, và bây giờ đạt 421 Euro/tấn (595$/tấn).
Ở Nam Âu, tất cả thép cuộn đều tăng. Giá CRC xuất xưởng tăng thêm 8 Euro/tấn. HDG tăng lên 458Euro/tấn (648$/tấn). Ngược lại, giá thép HRC, CRC, HDG xuất xưởng trên thị trường Thỗ Nhĩ Kỳ thấp hơn so với tuần trước, trong đó thép HRC giảm 16$/tấn, xuống còn 577$/tấn. Giá thép cuộn cán nóng của Thỗ Nhĩ Kỳ chào bán đến Italia dao động khoản 415-420Euro/tấn CFR (596-603$/tấn). Các sản phẩm có chất lượng thấp hơn từ Libya có giá 360Euro/tấn FOB. Giá thép cuộn cán nóng xuất xưởng từ các nhà máy Italia khoản 400Euro/tấn.
Ở thị trường Trung Quốc nhà máy sắt thép Vũ Hán vừa tăng giá giao tại xưởng cho HRC 200 nhân dân tệ/ tấn và CRC 400 nhân dân tệ/ tấn. Baosteel đang dự định tăng giá xuất xưởng cho HRC tháng 9 ít nhất 300 nhân dân tệ/ tấn vào 1/ 8.
Nhà máy Shagang Đông Trung Quốc gây ngạc nhiên cho thị trường với việc tăng giá 500 nhân dân tệ/ tấn cho thép cuộn từ ngày 1 – 10/ 8.
Giá HRC Trung Quốc tăng ở Thượng Hải vào thứ 2, sau khi công ty Shagang Đông Trung Quốc nâng giá xuất xưởng vào đầu tháng này.
Shagang tăng giá HRC mạ khoảng 700 nhân dân tệ/ tấn (103 USD/ tấn), SPHC HRC 800 nhân dân tệ/ tấn, thép tấm là 720 nhân dân tệ/ tấn, thép đóng tàu là 700 nhân dân tệ/ tấn.
Giá HRC tiếp tục tăng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mua HRC nhiều hơn trên thị trường giao ngay. Họ tin tưởng rằng tháng 8 sẽ là mùa cao điểm do giá giao tại xưởng cao.
Các nhà sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) nâng giá chào bán đến Trung Quốc do giá trong nước tăng. Nhưng vài doanh nghiệp vẫn không có động thái gì mặc dù giá rẻ hơn giá trong nước, bởi vì thị trường khó lường và nhu cầu không chắc chắn.
Hiện tại, giá nhập khẩu HRC từ Nga đến Trung Quốc là 530 USD/ tấn, tăng 50 USD so với tháng trước. Giá mới sẽ được áp dụng cho đơn hàng tháng 10, do cập cảng Trung Quốc trước cuối năm.
Đông Nam Á: Giá HRC nhập khẩu chạm mức 600 USD/ tấn. Việc giá chào bán HRC tăng cao đang gây trở ngại cho các doanh nghiệp ở Đông Nam Á do không chắc chắn là việc tăng nhanh này sẽ tiếp tục duy trì hay không.
Nhưng giá tăng làm giảm các hoạt động mua vào trong những tuần gần đây. Các hoạt động xuất khẩu từ các nhà máy trong khu vực cũng đang bị thắt chặt do thị trường nội địa của Châu Á đang phát triển mạnh bao gồm Malaysia, Indonesia, và Đài Loan. Đơn hàng tháng 9 của các nhà máy đã được đặt hết và một số nhà máy đã hết đơn hàng cho tháng 10.
Có vài hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam và Trung Quốc. Hai nước nhập khẩu số lượng nhỏ thép cuộn cán nóng từ Nhật Bản với giá 530 – 540 USD/ tấn FOB. Các doanh nghiệp cho biết các hoạt động mua bán trực tiếp đang bị giới hạn đối với 1 số nhà tiêu thụ và không phải là đại diện của thị trường.
Hàn Quốc: Các nhà phân phối Hàn Quốc báo giá thép cuộn cán nóng nội địa tăng 20,000 won/ tấn (16 USD/ tấn) so với 2 tuần trước do thiếu nguồn cung của HRC.
Thị trường Châu Mỹ, việc giao dịch thép cán nóng diễn ra ít sôi động, giá thép cán nội địa ở Brazil ổn định ở mức R$2,000/tấn giao tại xưởng (1.084 USD/tấn) hay khoảng R$2,300-2,450/ tấn giá giao hàng.
4.2 Thép cuộn cán nguội:
Thị trường Nhật Bản, hàng tồn của thép cuộn cán nóng, cán nguội và thép mạ ở các nhà máy thép giảm 1.3% từ cuối tháng 5 đạt 1.5 triệu tấn, lượng hàng tồn kho của các nhà phân phồi giảm 10.6% đạt 776,000 tấn và ở các trung tâm thép giảm 7% đạt 1.86 triệu tấn. Hàng tồn thép cuộn cán nguội giảm 5.1% đạt 667,000 tấn và thép mạ giảm 4.2% chạm mức 1.02 triệu tấn.
Thị trường Trung Quốc, giá thép cuộn cán lạnh nội địa Trung Quốc tiếp tục tăng giá sau khi giá thép cuộn cán nóng tăng. Các doanh nghiệp và người quan sát thị trường đang bị thuyết phục trước tin Baosteel sẽ tăng giá giao tại xưởng của thép cuộn cán nguội lên khoảng 400 nhân dân tệ/ tấn (59 USD/ tấn) – đây là một trong những lý do giải thích tại sao thị trường tăng trưởng nhanh.
Các doanh nghiệp cho biết việc tăng giá cho các đơn hàng tháng 9 của Baosteel là chắc chắn. Điều này là do việc cho vay hỗ trợ thị trường giao ngay, vì thế các doanh nghiệp dự định nâng giá chào bán do giá xuất xưởng cao từ các nhà máy.
Hầu hết các doanh nghiệp đang rất cẩn trọng về thị trường do giá tăng quá nhanh. Nhưng họ thừa nhận họ không thể ngừng việc đặt hàng từ các nhà máy chỉ bởi vì rủi ro tăng hoặc là họ sẽ mất cơ hội kiếm lời.
- Thép không gỉ:
Giá giao ngay của thép mạ crom đã tăng nhẹ trong vài tuần vừa qua, và một vài nhà sản xuất đã thông báo rằng nền sản xuất sẽ bắt đầu vì nhu cầu thép không rỉ trên thị trường đang tăng lên.
Giá thép FeCr có hàm lượng Cacbon cao giao ngay hiện ở mức 0.95$/pound CIF cảng Rotterdam (0.66 Euro/pound) và 1.95$/bound CIF đối với thép có hàm lượng cacbon thấp. Giá thép đã tăng nhẹ so với giá của tháng trước là 0.85$/pound đối với thép HC và 1.80$/bound CIF đối với LC.
Giá hợp đồng Niken kỳ hạn 3 tháng trên sàn giao dịch Kim Loại Luân Đôn (LME) đã tiến gần hơn với mức 18.000$/tấn sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 31 tháng 7 có giá 17.725/75/tấn. các nhà phân tích cũng lạc quan rằng giá sẽ sớm chạm ngưỡng 18.000$/tấn-đó cũng là mức cao nhất trong tháng 9 năm 2008-và sẽ ổn định xung quanh mức giá đó bởi vì nhu cầu tăng cao trên thị trường thép chống gỉ.
Nhà sản xuất thép không gỉ Bắc Mỹ đã tăng giá 6% đối với thép cán nóng và cán nguội không gỉ đối với hàng giao tháng 9. Nhà máy ở Kentucky đã tác động đến mức tăng 6% thông qua việc giảm chiết khấu 2% lên thép không gỉ cán nguội và thông qua việc tăng gía 80USD/tấn ngắn đối với thép cán nóng không gỉ và thép không gỉ cho ngành ôto. Ak Steel cũng đã tăng 6-9% đối với thép tấm cuộn loại 200, 300, 400 phụ thuộc vào loại và hình dáng sản phẩm có hiệu lực với hàng giao ngày 30 tháng 8.
- Các loại thép khác:
Theo các dữ liệu từ phòng thương mại khu vực, giá thép thương mại và giá thép hình vẫn ổn định từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 3 tháng 8 tại Brescia ở miền Bắc Italia, khu vực sản xuất thép lớn nhất Italia.
Theo dữ liệu được công bố vào ngày 3 tháng 8, giá thép thương mại cố định từ 135-175Euro/tấn (195-252$/tấn), tùy theo từng loại kích cỡ, trong khi đó giá thép thương mại giảm 5 Euro/tấn, xuống còn 105-115Euro/tấn.
Giá thép hình IPN dao động trong khoản 165-221Euro/tấn, tùy từng loại kích cỡ, và giá thép hình UPN ổn định ở mức 165-221Euro/tấn. Thép hình IPE và HE có giá bằng nhau 170-221Euro/tấn tùy theo từng kích cỡ khác nhau.
Giá thép định hình ở Thượng Hải tăng khoảng 100 nhân dân tệ/ tấn (15 USD/ tấn) vào ngày 3/8, trong khi các sản phẩm như thép thanh tăng khoảng 300 nhân dân tệ/ tấn cùng ngày.
Hyundai Steel dự định tăng giá chào bán của thép hình xuất khẩu lên 20 – 30 USD/ tấn cho đơn hàng tháng 9 so với tháng 8 do giá nhập khẩu tăng cao. “Hyundai tỏ ra rất tự tin về việc nâng giá xuất khẩu do nhu cầu nội địa vừa hồi phục. Do Hàn Quốc chỉ có 2 nhà sản xuất thép hình là Hyundai và Dongkuk Steel, nên giá xuất khẩu của thép này cao hơn các sản phẩm khác như thép thanh khi nhu cầu tăng trở lại.
Ak Steel đã áp dụng mức phụ phí 170USD/tấn ngắn cho các đơn hàng thép tấm điện tháng 9. Mức phụ phí của AK dựa trên giá nguyên vật liệu và năng lượng 2 tháng trước, trong đó phụ phí tháng 9 phụ thuộc vào chi phí mua hàng tháng 7.
III. Những dự báo về thị trường thép trong thời gian tới:
Từ những tổng hợp ở trên cho thấy, thị trường thép Châu Âu trong tuần qua có nhiều biến động. Đặc biệt là giá phế liệu liên tục tăng chạm ngưỡng 300$/tấn trong những ngày qua. Điều này đã đẩy giá phôi cao hơn so với tuần trước từ 30$-40$/tấn. Kết quả của việc tăng giá phế liệu và giá phôi đã làm cho giá hầu hết các loại sản phẩm thép tăng theo trên thị trường. Dự đoán tình hình này sẽ còn kéo dài trong hai tháng tới vì một số những nguyên do sau đây:
Thứ nhất, mùa nghỉ hè ở Châu Âu đã sắp kết thúc, các nhà máy sản xuất đang chuẩn bị hoạt động trở lại. Những người tham gia trên thị trường này đều thừa nhận rằng các đơn hàng đã tăng lên trong vài tuần vừa qua. Một số hãng sản xuất lớn ở các nước Châu Âu như Nga, Thỗ Nhĩ Kỳ, Italia, Đức…đang nâng cấp hoạt động của dây chuyền sản xuất nhằm để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng trên thị trường sau một thời gian đình trệ do khủng hoảng kinh tế và mùa nghỉ hè.
Thứ hai, hiện tại hàng tồn kho đang ở mức khá thấp và giờ là lúc một số doanh nghiệp đang hướng đến nhập hàng trở lại. Tuy nhiên, cũng có một vài doanh nghiệp không có nhiều áp lực giảm hàng tồn kho. Bởi vì thời điểm mùa nghỉ hè sắp kết thúc, theo dự đoán nhu cầu sẽ tăng trở lại vào những tháng tới. Do vậy khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn với một mức giá cao hơn hiện tại.
Thứ ba, sự lạc quan đang trở lại với khối ngành xây dựng ở Châu Âu sau khi có thông tin nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi. Thị trường nhà ở và bất động sản đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực ở Anh, Italia, Đức... Ngoài ra, sự trở lại của khối ngành công nghiệp ô tô của Đức, Tây Ban Nha, Italia đã làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ thép trên thị trường các nước này.
Cuối cùng là giá phế liệu và giá phôi liên tục tăng mạnh trong tuần qua đã cho thấy được phần nào xu hướng đi lên của thị trường và hứa hẹn một sự tăng trưởng trong vài tháng tới.
Tuy nhiên, bên cạnh sự lạc quan về thị trường cũng tiềm ẩn nhiều hoài nghi về tình trạng thị trường hiện tại. Sự trở lại hoạt động của nhiều nhà máy ở Châu Âu có thể sẽ gây ra nguồn cung dư thừa. Một số doanh nghiệp cho rằng thực chất nhu cầu thật sự vẫn còn thấp, phần lớn là do các nhà đầu cơ thu mua hàng quá nhiều do vậy đã đẩy mức giá thép lên cao. Vì vậy, giá tăng lên liên tục ở thời điểm hiện nay sẽ không duy trì được lâu mặc dù, sự phục hồi của thị trường hiện đang được nhìn thấy rõ hơn so với cách đây vài tháng. Tuy nhiên, trong thời gian tới tình hình của thị trường vẫn tồn tại nhiều khó khăn và việc cạnh tranh càng khốc liệt hơn.
Đối với thị trường Châu Á, nhu cầu thực của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh do kế hoạch kích cầu, hoạt động thanh khoản và cho vay của chính phủ. Việc đầu tư vào tài sản cố định của Trung Quốc tăng 37% vào tháng 6 và sản lượng công nghiệp tăng gần 11%. Bên cạnh đó, các đơn hàng đóng tàu trên thế giới hồi phục mạnh mẽ vào tháng 7 đạt 6.3 triệu tấn, tăng 224% so với tháng 6.
Ở Nhật, hàng tồn của thép cuộn cán nóng, cán nguội và thép mạ ở các nhà máy thép giảm 1.3% từ cuối tháng 5 đạt 1.5 triệu tấn, lượng hàng tồn kho của các nhà phân phồi giảm 10.6% đạt 776,000 tấn và ở các trung tâm thép giảm 7% đạt 1.86 triệu tấn.
Hiện tại, nhu cầu đang tăng do chính sách kích cầu của chính phủ vào tài sản cố định và thị trường bất động sản. Lượng hàng tồn không nhiều là động lực cho các nhà máy gia tăng sản xuất. Giá thép phế liệu tăng cao do yếu tố gió mùa làm trì trệ các hoạt động khai thác. Những yếu tố này làm cho giá thép thành phẩm tăng cao. Bên cạnh đó, các nhà máy lớn như Baosteel dự định tăng giá vào tháng 9. Điều này làm các doanh nghiệp tin tưởng giá sẽ lập mức tăng mới trong vài tháng tới. Tuy nhiên, khách hàng không nhập hàng do lo ngại về việc giá tăng trong thời gian dài. Do đó, trong tháng 8, giá có thể giảm nhẹ nhằm cải thiện nhu cầu, nhưng giá chắc chắn sẽ tăng cao vào tháng 9 sau khi các nhà máy tăng giá xuất xưởng.
Nhìn chung, thị trường Mỹ trong tuần qua có những chuyển biến khá lạc quan. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, bên cạnh đó còn là nỗ lực của chính phủ khi đưa ra chương trình “Ngày hội đổi xe”. Chương trình này đã kích thích người dân đổi xe mới, đồng thời những xe hơi cũ phải được loại bỏ hoàn toàn. Chính vì thế trong thời gian ngắn, lượng tiêu thụ xe hơi đã tăng lên và từ đó nhu cầu thép cũng được cải thiện rất nhiều, đẩy giá tăng lên. Trong thời gian tới, giá có thể vẫn tiếp tục tăng nhưng không ổn định do không phải tất cả các nhà máy đều đồng loạt tăng giá. Bên cạnh đó, xu hướng tăng giá chỉ có thể trong thời gian ngắn , sau đó ngưng lại và giảm một ít do nhu cầu có thể vẫn chưa đủ mạnh.
Thị trường Nam Mỹ khá ổn định. Trong thời gian tới, giá thép sẽ tăng nhẹ ở một số nước như Brazil và Peru do nhiều nhà máy ở 2 nước này đều tăng công suất trở lại. Tuy nhiên, ở thị trường Chile và Argentina, nhu cầu và giá vẫn còn trì trệ do ngành công nghiệp ôto và xây dựng chưa có dấu hiệu phục hồi lại.