Tiếp nối đà tăng vào tháng 12, phế liệu vụn của Mỹ giao tại xưởng trong tháng 1 đã tăng khoảng 45 – 50 USD/tấn dài (1 tấn dài = 1,016 kg) lên mức 335 – 345 USD/tấn dài. Phế liệu vụn xuất khẩu tăng 5 – 12 USD/tấn dài lên mức 290 – 310 USD/tấn dài FOB. Điều này đã khiến các nhà máy trong nước phải thay đổi giá thép thành phẩm nhằm duy trì lợi nhuận của mình.
HRC tại khu vực Midwest tăng 61 USD/tấn ngắn, tương đương 11.6%, lên mức 580 – 600 USD/tấn ngắn. CRC tăng 45 USD/tấn ngắn, tương đương 6.9%, lên mức 647 – 663 USD/tấn ngắn. HDG tăng 29 USD/tấn ngắn, tương đương 4.2%, lên mức 682 – 700 USD/tấn ngắn. Thép tấm A36 tăng 34 USD/tấn ngắn, tương đương 5.5%, lên mức 608 – 625 USD/tấn ngắn.
Giá thép xây dựng khu vực Midwest trung bình đã tăng 55 USD/tấn ngắn (1 tấn ngắn = 916 kg), tương đương 10.6%, lên mức 510 – 530 USD/tấn ngắn. Thép cuộn trơn trung bình tăng 45 USD/tấn ngắn, tương đương 7.1%, lên mức 615 – 655 USD/tấn ngắn. Thép thanh thương mại tăng 40 USD/tấn ngắn, tương đương 5.5%, lên mức 715 – 735 USD/tấn ngắn.
GDP trong quý 4 của Mỹ tăng 5.7%, cao hơn rất nhiều so với mức của quý 3 là 2.2%. Theo ý kiến của các chuyên gia, khi GDP của Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng trên 2.5%, nhu cầu thép sẽ tăng trở lại. Điều này sẽ là cơ sở để các nhà máy sẽ mạnh dạn hơn trong việc tăng giá thép thành phẩm, do nền kinh tế Mỹ trước đó vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng.
Trong năm 2009, nhu cầu thép của Mỹ đã giảm 39%, và có khả năng sẽ tăng 19% lên 72 triệu tấn trong năm 2010. Bên cạnh đó, các nhà máy chắc chắn sẽ gia tăng tích trữ hàng tồn kho trở lại trước dự đoán giá phế liệu sẽ tăng mạnh vào tháng 2. Hành động này sẽ khiến giá thép thành phẩm tăng từ 10 – 15% trong quý 1 năm nay.
(Sacom)