Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan NK phôi thép, tấm cuộn, thép xây dựng và thị trường thép VN tuần 20

·         Diễn biến thị trường sắt thép thế giới trong tuần

      Sau khi tăng trở lại vào tuần trước, giá phôi niêm yết trên sàn giao dịch London cuối tuần này lại quay đầu giảm, đạt 541 USD/tấn, giảm 10 USD/tân so với cuối tuần trước.

    Thị trường phôi thép nhập khẩu tại khu vực Đông Nam Á vẫn tiếp tục trầm lắng, hầu như không có giao dịch nào diễn ra. Trong đó, giá phôi tại một số nước được chào bán như sau:

   Giá phôi thanh Thái Lan được các nhà sản xuất nội địa bán với giá 20.500 THB/tấn (679 USD/tấn), còn giá các nhà sản xuất EAF hiện đang ở mức 20.800-21.000 THB/tấn. Gái chào nhập khẩu sang Thái Lan được ấn định ở mức 685-700 USD/tấn cfr.

   Tại Indonesia, phôi đựợc chào bán từ Đài Loan có giá là 675 USD/tấn cfr, còn chào từ Hàn Quốc là 680 USD/tấn cfr. Tuy nhiên các nhà cán lại Indonesia đang dùng phôi nội địa để sản xuất và nguồn cung nội địa cũng đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại.

   Còn tại Việt Nam, giá phôi nội địa hiện có giá xuất xưởng là 14,4-14,6 triệu/tấn (706-716 USD/tấn) chưa bao gồm thuế VAT.

    Trong khi giá phôi thép niêm yết trên sàn giao dịch London giảm thì giá phôi CIS xuất khẩu sang Biển Đen đã phục hồi trở lại trong tuần này với 640 USD/tấn fob. Tuy nhiên, các mức giá này chưa phổ biến và chủ yếu được bán cho các thương nhân, còn giá mặt bằng chung sang Biển Đen ở khoảng 625-630 USD/tấn fob. Nguyên nhân khiến cho giá phôi CIS tăng trở lại do lượng tồn gần như trống trơn và đồng USD mất giá nên những người rút lui khỏi thị trường vào tháng trước đang tham gia trở lại trong tháng này. Nhu cầu được cho là khá ổn đỉnh ở Morocco, Ai Cập, Italia, ả Rập saidi và Sudan.

    Giá phôi thép giảm đã tác động tới giá thép thành phẩm trên thế giới, khiến giá chào bán giảm nhẹ tại một số thị trường, như:

   Tại Châu Á, giá thép không gỉ tiếp tục giam, giá giao dịch thép tấm cán nguội giao từ 01 đến 02 tháng của Đông Á xuất sang Trung Quốc giảm xuống còn 3.550-3.600 USD/tấn cfr từ mức giá tuần trước là 3.550-3.650 USD/tấn do các nhà cung cấp điều chỉnh giảm giá chào bán bởi nhu cầu yếu.

    Các giá chào từ Đài Loan và Hàn Quốc hiện đang ở mức 3.600-3.650 USD/tấn từ mức chào 3.600-3.700 USD/tấn trong tuần trước. khả năng các nhà cung cấp Nhật Bản sẽ đưa ra giá chào mới vào tuần tới sau khi quay lại thị trường từ sau kỳ nghỉ tuần lễ vàng. Các giá chào từ Nhật hồi giữa tháng 04 là 4.000-4.050 USD/tấn.

    Mặc dù giá chào giảm xuống nhưng các giao dịch vẫn trầm lắng. giới thu mua vẫn đứng ngoài thị trường do sự dao động gần đây của giá nickel khá mạnh cũng như các dự báo giá có thể sẽ giảm xuống nữa.

   Tại Trung Quốc, niềm tin vào thị trường thép cây nội địa ở khu vực miền nam Trung Quốc tiếp tục suy yếu vào hôm thứ hai sau khi giảm nhẹ hôm thứ 6 tuần trước do giá bán lẻ lai giảm thêm nữa.

    Hôm 09/05, thép cây HRB335  18-25mm của nhà sản xuất Ma’anshan Iron & Steel được chào bán tại thị trường Quảng Châu với giá 5.210 NDT/tấn (799 USD/tấn), gồm 17%VAT, giảm 50 NDT/tấn (7 USD/tấn).

  Với cùng loại sản phẩm trên từ nhà sản xuất Guangzhou Iron & Steel được chào bán tại thị trường Thâm Quyến với giá 5.200 NDT/tấn, gồm VAT, giảm 20 NDT/tấn. Giá thép cây ở phía nam Trung Quốc đi xuống kể từ cuối tuần trước theo đà giảm của giá thép giao kỳ hạn. Thứ 06 tuần trước, thép cây được giao dịch với giá 5.300 NDT/tấn, đã giảm 40 NDT/tấn, gồm VAT tại thị trường Quảng Châu.

    Tuy nhiên, giá thép dầm hình H tại thị trường miền nam Trung Quốc đã tăng  khoảng 50 NDT/tấn (7 USD/tấn) so với tuần trước do chịu ảnh hưởng của xu hướng giá thép dầm ở các thành phố lớn Trung Quốc điển hình la Thượng Hải.

     Hôm 06/5, thép dầm hinh H Q235 dày 200x200mm từ nhà sản xuất Ma’anshan Iron & Steel (Magang) được chào bán tại Quảng Châu với giá 4.950 NDT/tấn (759 USD/tấn), gồm 17% VAT tương đương 4.230 NDT/tấn chưa VAT.

   Giá chào xuất khẩu thép dầm hình H từ các nhà sản xuất Trung Quốc cũng theo đà tăng. Magang gần đây đã nâng giá chào xuất đối với thép dầm cỡ nhỏ cho lo hàng tháng 07 suất sang Hàn  lên mức 801 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với giá một tuần trước đó.

   Tại Anh, giới thương nhân cũng như các nhà sản xuất ở Anh cho biết nhu cầu và giá thép cây tại thị trường nội địa tiếp tục bị giảm.

   Một nhà sản xuất ở Kent đang bán thép thành thường phẩm với giá giao tận nơi là 520-530 Pond/tấn (588-599 EUR/tấn) buộc các nhà sản xuất khác cũng phải theo xu hướng điều chỉnh này. Khả năng các nhà sản xuất nội địa muốn bán hàng sang thị trường Benelux hoặc Đức, với cước phí vẫn chuyển tương tự, nhưng họ có thể đàm phán giá chạm mức 540-550 Pound/tấn.

·         Lượng thép lá cán nóng nhập khẩu tiếp tục tăng trong T3/2011

      Theo số liệu thống kê, nhập khẩu thép lá cán nóng trong tháng 3/2011 tiếp tục tăng 10,16% về lượng và 17,98% về trị giá so với tháng 2/2011 và tăng 12,31% về lượng và 35,17% về trị giá so với cùng kì năm 2010, tương ứng đạt khối lượng 55,6 nghìn tấn và trị giá 38,16 triệu USD. Đơn giá nhập khẩu trung bình thép lá cán nóng trong tháng 3/2011 tăng 7,1% so với tháng 2/2011 và 20,35% so với cùng kỳ năm 2010.

    Tính chung trong quý 1/2011, nhập khẩu thép lá cán nóng vào Việt Nam đạt khối lựong 142,04 nghìn tấn và trị giá 92,82 triệu USD, tăng 29,66% về lượng và 55,42%về trị giá so với cùng kì năm 2010. Đơn giá nhập khẩu thép lá cán nóng trong quý 1/2011 đạt trung bình 653 USD/tấn, tăng 19,87% so với cùng kỳ năm 2010.

Diễn biến lượng và giá thép tấm cán nóng nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

   Trong thang 3/2011, lượng thép lá cán nóng nhập khẩu từ một số thị trường chính như Đại Loan và Nhật Bản giảm nhẹ, tuy nhiên lượng nhập khẩu từ những thị trường còn lại tăng rất mạnh. Do vậy, nhìn chung lượng nhập khẩu thép lá cán nóng trong tháng 3/2011 vấn tăng 10,16% so với tháng 2/2011 và 12,31% so với cùng kỳ năm 2010.

    Trong năm 2010, lượng thép lá cán nóng nhập khẩu từ thị trường Đài Loan trong những tháng đầu năm đạt không cao, nhưng trong nữa năm còn lại lượng nhập khẩu luôn ở mức cao. Cụ thể, lượng thép lá cán nóng nhập khẩu trong tháng 6/2010 đạt 8,6 nghìn tấn, và đạt đỉnh vào tháng 9/2010 với 15,2 nghìn tấn, sau đó giảm xuống 12,3 nghìn tấn vào tháng 12/2010. Bước sang năm 2011 lượng thép lá cán nóng nhập khẩu từ thị trừong này đã đạt khá cao ngay từ đầu năm. Cụ thể, lượng nhập khẩu trong tháng 1/2011 đạt 4,6 nghìn tấn, tháng 2/2011 đạt 20,9 nghìn tấn và tháng 3/2011 đạt 17,6 nghìn tấn. Điều  này cho thấy nhu cầu nhập khẩu thép lá cán nóng từ thị trường Đài Loan đang tăng lên. Dự báo, lượng thép lá cán nóng nhập khẩu từ thị trường Đài Loan trong những tháng tới vẫn ở mức cao, như sẽ khó tăng mạnh do nhu cầu trong nước đang trầm lắng.

   Trong tháng 3/2011, nhập khẩu thép lá cán nóng từ thị trường Đài Loan đạt khối lượng 17,6 nghìn tấn và trị giá đạt 12,1 triệu USD, giảm 15,75% về lượng và 9,46% về trị giá so với tháng 2/2011, nhưng so với cùng kỳ năm 2010 lại tăng 782,56% về lượng và 805,76% về trị giá. Đơn giá nhập khẩu trung bình đạt 690 USD/tấn, tăng 7,46% so với tháng 2/2011 và 2,63% so với cùng kỳ năm 2010.

   Tính chung trong quí I/2011, nhập khẩu thép lá cán nóng từ thị trường Đài Loan đạt khối lượng 43,23 nghìn tấn và trị giá 28,6 triệu USD, tăng 740,62% về lượng và 787,99% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010. Đơn giá nhập khẩu trung bình trong quí I/2011 từ Đài Loan đạt 662 USD/tấn, tăng 5,63% so với quí I/2010.

Tình hình nhập khẩu thép lá cán nóng từ Đài Loan qua các tháng của năm 2010

   Tiếp theo , nhập khẩu thép lá cán nóng từ thị trường Nhật Bản đạt khối lượng 17,4 nghìn tấn và trị giá 12,1triệu USD , giảm 1,27% về lượng nhưng tăng 9,39% về trị giá so với tháng 2/2011, còn so vời cùng kì năm 2010 thì giảm 40,81% về lượng và 26,34% về trị giá. Đơn giá nhập khẩu trung bình trong tháng 3/2011 từ Nhật Bản đạt 699 USD/Tấn , Tăng 10,8% so với tháng 2/2011 và 24,44% so với cùng kỳ năm 2010.

   Trong quý 1/2011 , nhập khẩu théplá cán nóng tứ Nhật Bản giảm 18,81% về lượng và 1,65% vê trị giá , tương ứng đạt khối lượng 47,07 nghìn tấn v2 trị giá 30,63 triệu USD. Tuy nhiên , đơn giá nhập khẩu trung bình lại tăng tới 21,14% so với quí 1/2010, đạt 651 USD/Tấn.

   Trong khi nhập khẩu thép lá cán nóng từ hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản giảm, thì nhập khẩu từ thụi trường Trung Quốc lại tăng mạnh về cả lượng và trị giá . cụ thể:

   Nhập khẩu thép lá cán nóng từ thị trường Trung Quốc trong tháng 3/2011 đạt khối lượng 15,03 nghìn tấn và trị giá 10,4 triệu USD , tăng 185,9% về lượng và 190,7% về trị giá so với tháng 2/2011 , tăng 182,48% về lượng và 208,48 về trị giá so với cùng kì năm 2010 . Đơn giá nhập khẩu trung bình tăng 1,68% so với tháng 2/2011 và 9,16% so với cùng kì năm 2010, đạt 693 USD/Tấn.

   Trong quý 1/2011 , nhập khẩu thép lá cán nóng từ thị trường Trung Quốc Đạt khối lượng 27,2 nghìn tấn và trị giá 18,4 Triệu USD , 184,71% về lượng và 216,15% về trị giá so với quí 1/2010. Đơn giá nhập khẩu trung bình đạt 675 USD/Tấn , tăng 11,045 so với quí 1/2010.

   Sự tăng nhập khẩu thép lá cán nóng từ thị trường Trung Quốc một phần do chính phủ Trung Quốc đưa ra những biện pháp nhằm kích thích xuất khẩu sắt thép như giảm thuế, tăng cường quảng bá sản phẩm cho các nước láng giềng tại cửa khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch. Do vậy lượng thép lá cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc trong những tháng tới vẫn ở mức cao và đơn giá nhập khẩu có xu hướng giảm xuống.

   Ngoài thị trường Trung Quốc , lượng thép lá cán nóng nhập khẩu tứ hai thị trường New Zealand và mỹ cũng tăng 273,22% và 83,1% so với tháng 2/2011 , tương ứng đạt 1,33 nghìn tấn 410 tấn.

Tình hình nhập khẩu thép lá cán nóng từ một số thị trường trong T3/201

Lượng ( Tấn) ; trị giá ( triệu USD)

Thị trường

 

T3/2011

% so T2/2011

% soT3/2010

Quí 1/2011

% so quí 1/2010

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Đài Loan

17.641

12,180

-15,75

-9,39

782,56

805,76

43.234

28,604

740,63

789,99

Nhật Bản

17.439

12,198

-1,27

9,39

-40,81

-26,34

47.074

30,639

-18,81

-1,65

Trung Quốc

15.038

10,418

185,90

190,70

182,48

208,36

27.278

18,402

184,71

216,15

Hàn Quốc

3.146

1,997

-42,52

-42,43

-65,21

-62,08

19.140

12,210

-3,54

9,09

New Zealand

1.339

0,706

273,22

257,60

-

-

2.884

1,504

569,65

741,39

Singapore

500

0,330

-

 

-

-

500

0,330

208,39

370,35

Mỹ

410

0,211

83,10

77,92

173,49

213,63

715

0,367

-29,57

-15,98

Malaysia

82

0,099

-

-

-

-

82

0,099

-98,62

-96,88

Italy

47

0,026

-

-

-

-

47

0,026

-75,63

-75,69

Tổng

55.643

38,163

10,16

17,98

12,31

35,17

140.048

92,822

29,66

55,42

 Tham Khảo nhập khẩu thép lá cán nóng qua một số cửa khẩu trong T3/2011

Lượng ( Tấn ) ; Trị giá ( triệu USD)

Cửa khẩu

T3/2011

% so T2/2011

% so T3/2010

Quí 1/2011

% so quý 1/2010

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Bến nghé

30.724

21,01

36,49

45,08

56,47

85,16

67.335

44,28

54,77

85,89

Hải phòng

7.447

5,35

110,10

121,07

-43,53

-32,04

11.394

8,05

-60,53

-52,02

Cát lái

6.673

4,17

46,39

52,57

26,27

61,32

14.402

8,80

8,70

40,13

Tân thuận

4.038

2,83

-62,69

-59,24

271,36

342,34

30.539

19,58

239,73

293,76

Tân thuận đông

3.833

2,93

-26,64

-11,77

-

-

10.139

6,93

3.853

3.566

Bến lức

2.929

1,88

-

-

-

-

2.929

1,88

16,16

71,01

·         Tình hình nhập khẩu sắt thép trong tuần

 

   Hầu như lượng nhập khẩu một số chuẩn loại thép chin như : thép cuộn cán nóng, thép không gỉ, thép tấm cán nóng…. Khiến cho lượng nhập khẩu sắt thép nói chung trong tuần giảm 20,79% so với tuần trước , tương ứng đạt 125,3 nghìn tấn. Cụ thể:

 

   Nhập khẩu phôi thép trong tuần này đạt khối lượng 33,5 nghìn tấn và trị giá 22,8 triệu USD , tăng 1,97%  về lượng và 6,81% về trị giá so với tuần trước. Đơn giá nhập khẩu cũng tăng nhẹ 4,72% lên mức 682 USD/Tấn. Trong số những thị trường thép nhập khẩu phôi thép , nhập khẩu từ thị trường Nga lớn nhất ( Đạt 17 nghìn tấn với đơn giá trung bình 682 USD/Tấn ), Tiếp đó là thị trường thái lan ( Đạt 11,7 nghìn tấn với đơn giá trung bình 683 USD/Tấn).

 

   Chuẩn loại thép không gỉ nhập khẩu trong tuần này giảm 14,62% về lượng và 44,57% về trị giá so với tuần trước , tương ứng đạt khối lượng 32 nghìn tấn và trị giá 29,7 triệu USD. Đơn giá nhập khẩu trung bình cũng giảm khá mạnh , giảm 35,08% so với tuẩn trước , xuống mức 927 USD/Tấn . Trong đó đơn giá nhập khẩu thấp nhất tại thị trường Nhật Bản ( Đạt 731 USD/Tấn , sau đó là thị trường Trung Quốc ( đạt 811 USD/ Tấn).

 

   Một số chuẩn loại thép nhập khẩu tăng manh về lượng nhập khẩu so với tuần trước, như chủng loại thép cán nguội ( đạt 211  tấn, tăng 106,95%), thép hình ( đạt 3,07 nghìn tấn tăng 208,51%).

 

Tham Khảo một số lô sắt thép nhập khẩu váo Việt Nam từ ngày 3/5 – 12/05/2011


 

·         Tăng giao dịch nhập khẩu phôi thép

 

    Sau một thời gian đáng kể, việc giao dịch xuất nhập khẩu phôi thép giữa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc ở trạng thái trầm lắng, nay đang có chiều hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng năm 5/2011. Các đơn vị xuất khẩu phôi thép của Trung Quốc đang tích cực gới thiệu khoảng hai chục chủng loại phôi thép. Ngoài các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà nước Trung Quốc còn cho phép một số xí nghiệp sản xuất phôi thép trực tiếp xuất khẩu sản phẩm. Hiện nay, lượng phôi thép tập kết ở khu vực cửa khẩu Đông Hưng và cảng phong thanh có khoảng 500 nghìn tấn. Phía đối tác xuất khẩu đã chào giá cụ thể từng chủng loại phôi thép, nếu tính trung bình vào khoảng hơn 4.700 NDT/tấn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã kí nhiều hợp đồng để nhập khẩu phôi thép trong tháng 5 và 6/2011, sơ bộ tổng hợp khoảng gần 30 nghìn tấn. So với các nguồn nhập khẩu khác, giá phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc thấp hơn từ 10% đến 15% tùy chủng loại.

 

Tham khảo giá phôi thép niên yết ngày 10/5/2011