- Diễn biến thị trường thép thế giới trong tuần.
Trong tuần qua, thị trường sắt thép chứng kiến sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào và thép thành phẩm. Nguyên nhân khiến giá tăng lên là do nhu cầu tại một số nước như Trung quốc, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh đã đẩy giá trên thế giới tăng theo cho dù nhu cầu về sắt thép tại đa số các nước vẫn chưa có khởi sắc . Cụ thể :
Giá phôi thép niêm yết trên sàn giao dịch London tiếp tục giảm 9 USD/Tấn xuống mức 556 USD/tấn trong tuần này. Tuy nhiên , Giá quặng tại Châu Á đang tăng nhẹ do giá đang ở mức thấp them vào đó nhu cầu nhập khẩu quặng của Trung Quốc để sản xuất thép cũng tăng mạnh . Cùng với đó , giá thép thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tăng đã tác động khiến giá thép phế chào bán sang Châu Á tăng lên.
Tại Châu Á , giá quặng 63,5% hàm lượng của Ấn Độ bán sang Trung Quốc hôm qua phổ biến ở mức 179 – 181 USD/tấn , C&F tăng 4 USD so với ngày 7/6 . Một số khách hàng thậm chí chào mua với giá cao hơn , lên đến 184 USD/ tấn . Trên thị trường Singapore , giá quặng giao tháng 6 cũng tăng gần 1 USD lên 173,75 USD/tấn trong ngày 8/6/2011 , còn quặng giao tháng 8 tăng gần 2 USD lên 171,87 USD/tấn .
Tại Đông Nam Á , thị trường phế nhập khẩu vào Đông Nam Á tuần này vẫn trầm lắng. Giá chào phế tăng khoảng 5 USD/tấn do giá thu mua phế tại Thổ Nhĩ Kỳ bật tăng trở lại . Các chào bàn phế sanh Trung Quốc hiện có giá 485USD/Tấn cfr áp dụng cho 80:20 và 490 USD/tấn cho phế vụn , trong khi các đặt mua từ khách hàng Trung Quốc hồi giữa tháng 5 có giá thấp hơn 5 USD/tấn . Chào bán phế 80:20 HMS 1&2 và phế vụng đang ở mức 495 USD/tấn cfr Đông Nam Á từ mức giá trước đó là 490 USD/tấn.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ , giá thép phế tiếp tục tăng tới 16-19 USD/tấn lên mức 448-493 USD/tấn. Nhà sản xuất thép Colakoglu đã nâng giá thu mua phế tháo dỡ từ ô tô them 30 TL/tấn lên mức 720 TL/tấn ( 457 USD/tấn) . Giá mua mới của Diler cũng leo lên 730 TL/tấn ( 463 USD/tấn ) và Kaptan cũng tăng lên 750 TL/tấn (476 USD/ tấn ).
Giá thép thành phẩm tại một số thị trường đã nhích lên , như giá thép HRC tại Mexico tăng mạnh do nhu cầu nôi đại tăng cao , còn giá thép thanh vằn xuất khẩu tại Nam Âu tăng trong khi nhu cầu trong nước vẫn khá trầm lắng , nguyên nhân một phần d0 nhu cầu tại Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tăng.
Tại Mexico , nhu cầu thép dẹt tại thị trường nội địa Mexico khá mạnh là đòn bẫy kéo giá HRc trong nước hường lên . Giá HRC từ các nhà phân phối và trung tâm dịch vụ bán cho người dung cuối cùng hiện đang được đàm phán ngưỡng 13.200-13.400 Pesos/tấn ( 1.122-1.139 USD/tấn ) , gồm thuế IVA so với mức 13.000-13.200 Pesos/tấn của tuần trước.
Tại Nam Âu , giá thép thanh vằn đã tăng tại thị trường Nam Âu mặc dù nhu cầu còn yếu . Cụ thể , giá thép thanh vằn tại Italia đang ở mức 300 – 310 Euro , còn giá giao dịch thực tế ở mức 295 Euro/tấn . Tuy nhiên ,giá xuất khẩu thép thanh vằn của Italia đã tăng lên mức 510 Euro/tấn FOB . Bên cạnh đó , nhu cầu thép thanh vằn tại Tây Ban Nha liên tục suy yếu và giá thanh vằn hiện ở mức 285 -290 Euro/tấn . Tuy nhiên , giá chào xuất thép thanh vằn vẫn giử ở mức cao ở mức 510 Euro/tấn FOB.
Đồng thời , các nhà máy sản xuất thép Hu Lạp cũng đã tăng giá chào thép thanh vằn cớ vừa lên 535 – 565 Euro/tấn , tăng 5 Euro/tấn so với tuần trước đó.
Tại Đài loan , Feng Hsin Iron & Steel , nhà sản xuất thép cây lớn nhất Đài Loan ở phía trung tây Đài Trung đã nâng giá thép cây them 300 Đài tệ / tấn ( 10 USD/tấn ) do giá phế phục hồi trở lại . Như vậy , giá xuất xưởng thép cây SD 280 kích thước vừa của nhà sản xuất này tăng lên 20.300 Đài tệ/tấn ( 708 USD/tấn ) và sẽ được duy trì trong tuần này.
- Nhập khẩu phôi thép từ Nhật Bản tăng mạnh trở lại
Trong tháng 4/2011 , nhập khẩu sắt thép các loại từ thị trường Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh về lượng trị giá . Cụ thể , khối lượng nhập khẩu đạt 179,9 nghìn tấn và trị giá đạt 151,8 triệu USD , tăng 20,28 % về lượng và 53,55% về trị giá . Tính chung trong 4T/2011 , nhập khẩu sắt thép các loại từ Nhật Bản đạt khối lượng 633,2 nghìn tấn và trị giá 495,9 triệu USD , tăng 17,43% về lượng 41,33% về trị giá .
Về đơn giá nhập khẩu : đơn gía nhập khẩu sắt thép các loại từ Nhật Bản trong tháng 4/2011 trung bình đạt 844 USD/tấn , tăng 2% so với tháng 3/2011 và 25,75% so với cùng kỳ năm 2010 . Nhìn chung ,đơn giá nhập khẩu các loại sắt thép qua các tháng tính từ đầu năm 2011 từ thị trường Nhật Bản nagỳ còn tăng cao đã đẩy đơn giá trung bình trong 4T/2011 tăng tới 20,35% so với cùng kỳ năm 2010 , lêm mức 783 USD/tấn.
Về chủng loại nhập khẩu :
Sau khi giảm mạnh về lượng nhập khẩu phôi thép trong tháng 3/2011 , thì sang tới tháng 4/2011 nhập khẩu phôi thép đã tăng mạnh trở lại. Cụ thể , phôi thép nhập khẩu tong tháng 4/2011 đạt khối lượng 17,7 nghìn tấn và trị 12,49 triệu USD , tăng tới 462,08% về lượng và 494,75% về trị giá so với tháng 3/2011 , so với cùng kỳ năm 2010 tăng 4,92% về lượng và 38,56% về trị giá . Đơn giá nhập khẩu phôi thép đạt trung bình 704 USD/tấn , tăng 5,81% so với tháng 3/2011 và 32,07% so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy đơn giá nhập khẩu phôi thép trung bình từ thị trường Nhật Bản tiếp tục tăng nhưng vẫn không ảnh hưởng tới sự tăng về lượng nhập khẩu . Nguyên nhân một phần do đơn giá nhập khẩu trung bình phôi thép từ thị trường Trung Quốc vẫn ở mức cao trong tháng 4/2011 khiến cho xu hướng nhập khẩu phôi thép từ Nhật Bản tăng.
Tính chung trong 4T/2011 , nhập khẩu phôi thép từ Nhật Bản đạt khối lượng 105,1 nghìn tấn và trị giá 66,13 triệu USD , thang 38,77% về lượng và 77,76% về trị giá . Đơn giá nhập khẩu đạt trung bình 629 USD/tấn , tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2010.
Một số chủng loại sắt thép nhập khẩu chính như thép lá cán nóng , thép không gỉ và hợp kim tiếp tục tăng mạnh về lượng và trị giá nhập khẩu , ngược lại chủng loại thép cuộn cán nóng lại giảm nhẹ sau khi tăng mạnh trong 3/2011 . Trong đó , đơn giá nhập khẩu trung bình của chủng loại thép không gỉ và hợp kim giảm khá đã tác động khiến lượng nhập khẩu từ Nhật Bản tăng lên trong tháng 4/2011. Cụ thể :
Nhập khẩu thép không gỉ và hợp kim từ Nhật Bản trong tháng 4/2011 đạt khối lượng 18,1 nghìn tấn và trị giá 19,31 triệu USD , tăng 74,56% về lượng và 40,82% về trị giá so với tháng 3/2011 , tăng 105,26% về lượng và 23% về trị giá so với cùng ký năm 2010 . Đơn giá nhập khẩu trung bình tong tháng đạt 1.066 USD/tấn , giảm 19,33% so với tháng 3/2011 nhưng so với cùng kỳ năm 2010 vẫn tăng 4,37% .
Mặt khác , chủng loại thép không gỉ và hợp kim được nhập khẩu chủ yếu qua hai cảng Hải Phòng và Phú Mỹ ( chiếm tới 87,38% tổng lượng thép không gỉ và hợp kim tong tháng 4/2011 ) và đơn giá trung bình của chủng loại thép không gỉ và hợp kim qua hai cảng trên cũng khá thấp ( đạt 862 USD/tấn tại cảng Hải Phòng và 691 USD/tấn tại cảng Phú Mỹ ) .
Nhập khẩu chủng loại thép cuộn cán nóng từ Nhật Bản sau khi tăng mạnh trong tháng 3/2011, sang tới tháng 4/2011 lượng nhập khẩu đã giảm 10,07% xuống mức 62,06 nghìn tấn nhưng so với cùng kỳ năm 2010 tăng 110% . Đơn gia nhập khẩu thép cuộn cán nóng đạt trung bình 725 USD/tấn , tăng 2,97 % so với tháng 3/2011 và 18,17 % so với cùng kỳ năm 2010 .
Nhập khẩu thép cuộn cán nóng qua cảng Hải Phòng lớn nhất ( đạt 20,7 nghìn tấn ) , tiếp đó nhập khẩu qua cảng Phú Mỹ ( đạt 12,4 nghìn tấn ) , cảng Bến Nghé ( đạt 10,7 nghìn tấn ) …
Tham khảo một số lô sắt thép các loại nhập khẩu từ Nhật bản trong T4/2011
(Lượng: Tấn; trị giá; triệu USD)
Về cửa khẩu nhập khẩu
Nhập sắt thép các loại từ thị trường Nhật Bản qua cảng Hải Phòng tiếp tục dẫn đầu , với khối lượng 64,01 nghìn tấn và trị giá 49,63 triệu USD , tăng 4,2% về lượng nhưng giảm 17,78% về trị giá so với tháng 3/2011 . Trong đó , chủng loại thép cuộn cán nóng , phôi thép, thép không gỉ và hợp kim nhập khẩu qua cảng Hải Phòng chiếm tới 66% tổng lượng sắt thép các loại nhập khẩu qua cảng trong tháng 4/2011 . Cả ba chủng loại thép nhập khẩu qua cảng điều tăng trưởng rất mạnh so với tháng 3/2011 . Cụ thể , lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng đạt 20,7 nghìn tấn ( tăng 96,94% ) , phôi thép đạt 11.5 nghìn tấn ( tăng 267,12% ) , thép không gỉ và hợp kim đạt 9,8 nghìn tấn ( tăng 73,1% )
Nhập khẩu sắt thép qua cảng Phú Mỹ từ thị trường Nhật Bản tăng trưởng đột biến , tăng tới 259,65% về lượng và 281,19% về trị giá , tương ứng đạt khối lượng 34,5 nghìn tấn và trị giá 25,58 triệu USD so với tháng 3/2011 .Trong quý 1 năm 2011, chủng loại sắt thép nhập khẩu qua cảng Phú Mỹ chỉ bao gồm phôi thép và thép cuộn cán nóng , sang tới tháng 4/2011 có them chuẩn loại thép , thép lá cán nóng được nhập khẩu về . Trong đó , lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu đạt 12,4 nghìn tấn , phôi thép đạt 1nghìn tấn.
Tình hình nhập khẩu sắt thép các loại từ Nhật Bản qua một số cảng trong T4/2011
(Lượng: Tấn; trị giá; triệu USD)
- Tình hình nhập khẩu sắt thép trong tuần
Một số chủng loại thép chính như thép không gỉ và hợp kim , thép cuộn cán nóng và tăng mạnh về lượng nhập khẩu trong tuần . Đặc biệt , do đơn giá nhập khẩu khá thấp nên chủng loại thép ống nhập khẩu vào Việt Nam trong tuần tăng trưởng đột biến .
Nhập khẩu thép ống trong tuần đạt khối lượng 30,5 nghìn tấn và tị giá 4,2 triệu USD , so với tuần trước tăng tới 1.440,7% về lượng và 118,37% về trị giá . Đơn giá nhập khẩu khá rẻ , đạt trung bình 138 USD/tấn ,giảm 85,83% so với tuần trước . Trong đó chủng loại thép này được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Ukaraina ( đạt 29,9 nghìn tấn và đơn gía trung bình đạt 117 USD/tấn ) .
Chủng loại thép không gỉ và hợp kim tiếp tục được nhập khẩu vào Việt Nam với lượng lớn hơn so với tuần trước . Cụ thể , lượng nhập khẩu chủng loại thép này trong tuần đạt 35,02 nghìn tấn , tăng 13,47% so với tuần trước . Đơn giá nhập khẩu trung bình đạt 1.221USD/tấn , tăng 23,03% so với tuần trước . Tuy nhiên ,đơn giá nhập khẩu thép không gỉ và hợp kim từ thị trường Trung Quốc lại giảm quá mạnh ( đạt 878 USD/tấn , giảm 38,26% so với tuần trước , chính vì vậy nên lượng thép không gỉ và hợp kim nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh so với tuần trước ( đạt 22,5 nghìn tấn , 345,77%).
Lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng sau khi giảm vào tuần trước , thì tuần này đã tăng trở lại , đạt 46,9 nghìn tấn , tăng 417,06% so với tuần trước . Đơn giá nhập khẩu đạt trung bình 750 USD/tấn , tăng 6,14 % so với tuần trước . Trong đó nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản là lớn nhất ( đạt 25,2 nghìn tấn so với trị giá 19 triệu USD ) , tiếp theo sau là thị trường Hàn Quốc ( đạt khối lựơng 19,5 nghìn tấn với trị giá 14,6 triệu USD)…
Tham khảo một số lô sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam từ 31/5-9/6/2011
- Tăng sản lượng nhập khẩu thép hình
Theo dự báo ,từ nay đến tháng 8/2011 , các doanh nghiệp Trung Quốc chuyên ngành vật tư kim loại sẽ mở rộng việc tiếp thị và chào xuất khẩu các loại thép hình vào thị trường Việt Nam , trong đó nhiều nhất là thép hình chữ I và chữ U . Hai sản phẩm thép hình này ở Việt Nam được sử dụng rộng rãi tron sản xuất công nghiệp nặng , xây dựng cơ bản , công trình giao thông . Do nhu cầu còn cao ở trong nước , sản xuất nội địa chưa đủ đáp ứng nên việc nhập khẩu các loại thép hình này đã là nhiệm vụ thường xuyên của các loại doanh nghiệp , sản lượng giao dịch cũng khá cao . Do là thị trường kế cận , phí vận chuyển thấp , giá trị lại rẻ hơn các nguồn giao dịch khác nên rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chọn đối tác Trung Quốc để nhập khẩu thép hình chữ I và U . sản lượng nhập khẩu từ đầu tháng 6/2011 đến nay luôn đạt khoảng 1000 tấn/tuần lễ ,tăng hơn tháng 5/2011 từ 300-400 tấn/tuần lễ.
Tham khảo giá giao dịch nhà xuất khẩu niên yết ngày 7/6/2011
(Tỷ già USD/VND: 20.620/1)