Nhật Bản
Tuần này các nhà cung cấp phế Nhật tiếp tục tăng giá chào bán tháng 08, cụ thể các xưởng phế không gỉ tại Kyushu tăng giá phế không gỉ thêm 5.000 Yên/tấn ,đạt mức 135.000 Yên/tấn; tuy nhiên không được phía nhà máy sản xuất chấp nhận mức giá mới vì sức mua yếu và kế hoạch bảo trì trong hè.
Bên cạnh đó giá thép cây tại thị trường trong nước cũng có thể tăng, trong đó Kyoei Steel thông báo khả năng tăng giá bán tháng 08 lên mức 58.000 JPY/tấn điều này có nghĩa là giá giao dịch thực tế trong tháng này có thể tăng 3.000 JPY; mục tiêu phía Kyoei cho giá bán tháng 09 là 60.000 JPY/tấn. hầu hết các khách hàng dung cuối không chấp nhận mức giá tăng nhưng bắt buộc phải chấp nhận giá mới vì muốn bảo đảm đủ lượng vật liệu cho các công trình khở công trong mùa đông.
Giá xuất khẩu cuộn cán nóng cũng tăng, cụ thể phía nhà sản xuất đặt mục tiêu 600 USD/tấn fob do nhu cầu tiêu thụ tại Nhật và khu vực Đông Nam Á có khả năng tăng trong thời gian tới. Tại thị trường trong nước, giá chào bán HRC SPHC 1.7-22mm giao ngay từ các nhà máy tích hợp hiện đạt mức 59.000-61.000 Yên/tấn (602-622 USD/tấn).
Hàn Quốc
Tuần này giá thép hình H sản xuất trong nước cho đơn đặt hàng tháng 08 tăng thêm khỏang 20.000 Won/tấn (18 USD/tấn); đẩy giá chào bán thép dầm hình H SS400 chất lượng cao lên mức 830.000-840.000 Won/tấn (739-748 USD/tấn); giá xuất khẩu tăng thêm 20-30 USD/tấn cho tất cả các sản phẩm, cụ thể giá chào bán xuất khẩu tháng 08 cho sản phẩm thép hinh H (Huyndai), kích cỡ cơ bản tăng lên mức 700-720 USD/tấn cfr Singapore; 720-740 USD/tấn cfr Bắc/Nam Mỹ và 710 USD/tấn cfr Trung Đông. Lần tăng giá được cho là nhằm bù vào phần chi phí do giá phế ferrit và giá điện tăng ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên giá cuộn không gỉ austenit (Posco) giao tháng 08 trong nước lại giảm 400.000 Won/tấn (357 USD), theo đó giá niêm yết mới của cuộn cán nóng 304 là 3,1triệu Won/tấn (2.766 USD/tấn); còn cuộn cán nguội 304 là 3,37 triệu Won/tấn; giá cuộn cán nóng và cán nguội 403 vẫn nguyên giá cũ là 2,14 triệu Won/tấn (1.909 USD/tấn) và 2,52 triệu Won/tấn.
Hoạt động thu mua phế nhập khẩu Nhật Bản tuần này khá trầm lắng vì giá chào cao trong khi sức tiêu thụ chậm, tính đến thời điểm hết tuần trước giá phế H2 nhập khẩu tăng 2.500 JPY/tấn so với giá đầu tháng. Trong khi đó phế trong nước hiện tại vẫn duy trì ổn định với giá 350.000 Won/tấn (314-323 USD/tấn).
Đài Loan
Thị trường Đài Loan tuần này cũng trong xu hướng trầm lắng chung của cuộn không gỉ buộc Yusco phải tăng giá xuất khẩu thêm 50 USD/tấn để bù lại giá trong nước ổn định trước cuộc cạnh tranh khốc liệt của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc mà họ cho là đang phá giá; cụ thể giá tham khảo của Platts cho giá niêm yết bán trong nước của HRC 304 dày 2mm và CRC 2B dày 2mm giao tháng 08 lần lượt là 87.000 TWD/tấn (2.905 USD/tấn) và 91.500 TWD/tấn.
Tuy nhiên thị trường cuộn cán nóng và cán nguội lại khởi sắc hơn; Chung Hung tăng giá xuất khẩu thêm 20 USD/tấn cho các lô hàng giao tháng 09 vì nhu cầu tiêu thụ cải thiện, cụ thể giá HRC vào khoảng 570-575 USD/tấn fob Đài Loan và giá CRC là 670-675 USD/tấn fob; giá trong nước cho cuộn cán nóng và nguội cũng tăng thêm 400 TWD/tấm (13 USD/tấn), theo đó giá niêm yết trước chiết khấu của HRC và CRC (Chung Hung Steel) lần lượt là 18.700 TWD/tấn (624 USD/tấn) và 21.700 TWD/tấn, cho hàng giao tháng 08.
Thị trường thép cây thì lại khá ổn định sau thông báo duy trì giá nội địa tuần thứ 2 liên tiếp của Feng Hsin Iron và Hai Kwang Enterprise; giá niêm yết của Feng Hsin và Hai Kwang vẫn tại mức 17.300 TWD/tấn xuất xưởng Đài Trung và 16.700 TWD/tấn xuất xưởng Cao Hùng, cho loại kích cỡ cơ bản.
Đông Nam Á
Nhìn chung tuần này giá chào bán phôi nhập khẩu ở khu vực Đông Nam Á tăng theo giá phế và thép cuộn, cụ thể giá phôi thanh tăng thêm 5USD/tấn từ mức giá 535-540 USD/tấn cfr Đông Nam Á còn phôi phiến là 475-480 USD/tấn CFR Đài Loan.
Cũng trong tuần giá chào nhập khẩu cuộn cán nóng từ Trung Quốc tiếp tục tăng tuy nhiên không có người mua; theo đó giá SAE 1006 có boron dày 2 mm xuất xứ Trung Quốc đã tăng lên 575 USD/tấn CFR Việt Nam so với mức giá 560-565 USD/tấn hồi giữa tháng 07, SS400B dày 3-12mm xuất xứ Trung Quốc cũng đã tăng 550 USD/tấn cfr Việt Nam từ mức giá 530-535 USD/tấn cfr Việt Nam trung tuần tháng 07. Các chào giá HRC của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan hiện đang dao động quanh mức 570-580 USD/tấn CFR Việt Nam, tuy thuộc xuất xứ.
Ấn Độ
Theo các nguồn tin trong tuần cho hay các công ty sản xuất Ấn Độ vẫn đang cân nhắc khả năng tăng giá bán cuộn cán nóng tháng 08 do hàng nhập khẩu không thể cạnh tranh lại về giá bán cũng như giá thế giới tăng tuy nhiên thị trường tỏ ra quan ngại về khả năng điều chỉnh giá mới khó có thể thành công. Trong tháng 7, giá HRC A/B IS 2062 >= 3mm đạt mức 33.750-34.250 Rupee/tấn (553-561 USD/tấn) xuất xưởng; giới hạn tăng giá an toàn cho các nhà máy trong nước ước tính khoảng 200-300 Rupee/tấn (3-5 USD/tấn). Giá chào bán xuất khẩu HRC SS400 >=3mm tiêu chuẩn thương mại nguồn gốc Trung Quốc vẫn ở mức trên 530-535 USD/tấn FOB, tương đương với mức 565-570 USD/tấn CFR Mumbai, nới rộng thêm khoảng chênh lệch giá giữa giá nhập khẩu và giá trong nước tới 50-60 USD/tấn từ mức 30-40 USD/tấn tuần trước, do đồng Rupee suy yếu.
Trung Đông
Cũng trong tuần này giá nhập khẩu cuộn cán nóng lại tiếp tục tăng, theo đóSS400/ST37 có già chào bán là 580-600 USSD/tấn cfr cơ bản, cụ thể giá chào bán từ các nhà sản xuất Ai Cập là 580 USD/tấn cfr Jeddah cơ bản, giá chào của Ấn Độ và khu vực Viễn Đông vào khoảng 600 USD/tấn cfr Dammam giao tháng 09; tuy nhiên có rất ít đơn hàng đặt mua do hàng tồn kho vẫn còn nhiều và một số thành phần tham gia thị trường ngưng hoạt động trong hè.
Mỹ
Kể từ tuần trước, các nhà sản xuất đã đồng loạt tăng giá tấm mỏng lên khoảng 20-25 USD/tấn ngắn. Thế nhưng với tình hình thị trường đang vào mùa tiêu thụ thấp điểm trong hè với sức mua nhỏ giọt như hiện nay rất khó để có được sự chấp nhận mức tăng giá mới này, bên cạnh đó hàng tồn kho cũng còn khá nhiều. Giá HRC và CRC đã tăng lên ở mức lần lượt là 645-650 USD/tấn ngắn 750-760 USD/tấn ngắn xuất xưởng từ nhà máy Trung Tây (Indiana).
Giá phế trong nước và xuất khẩu thì lại trái chiều nhau. Trong khi các nhà sản xuất hạ giá mua phế nội địa do nguồn cung dồi dào, thì ở thị trường xuất khẩu bờ biển phía Đông lại tăng 10 USD/tấn; phế HMS No.1 lên 300-305 USD/tấn dài; phế vụn có giá 310-315 USD/tấn dài do nhu cầu tiêu thụ phế của Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh vì nguồn cung trong nước bị thiếu hụt trầm trọng nên phải chấp nhận mức giá nhập khẩu cao để đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất trong những ngày xảy ra các cuộc đình công tại nước này. Ngoài ra, còn do phế xuất khẩu từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ mất tính cạnh tranh khi chi phí vận chuyển tăng đẩy giá tăng vọt nên đã chuyển sang đặt mua phế Mỹ.
Trong khi đó các nhà sản xuất đang tìm cách để nâng giá thép cây vì giá đã giữ ở mức thấp suốt tháng 07, nhưng theo giới thị trường nếu không có được sự hậu thuẫn của nhu cầu tiêu thụ thì rất khó để đợt tăng giá đạt được kết quả. Mức giá giao dịch hiện nay của thép cây khoảng 635 USD/tấn.
Thổ Nhĩ Kỳ
Có thể nói tuần này là một tuần giá biến động theo hướng tăng do ảnh hưởng của các cuộc đình công xảy ra từ giữa tháng 07 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ thị trường thép. Tranh thủ thời điểm tâm lý thị trường bất ổn, các nhà sản xuất trong nước đã không bỏ lỡ cơ hội để tăng giá bán khi nguồn cung thiếu hụt. Do đó giá tăng liên tục trong tuần cũng không lấy gì làm khó hiểu.
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ trong nước bị hạn chế do đang diễn ra lễ chay Ramadan nhưng vì HRC tăng 20 USD/tấn nên kéo theo CRC, HDG và PPGI cũng theo đà tăng của HRC. Như vậy có thể nói chính việc tăng giá của HRC đã gây áp lực lên thị trường thép thành phẩm trong tuần này. Ngoài ra còn phải kể đến là do chi phí đầu vào mà cụ thể là giá phế nhập khẩu leo thang cùng với đó là giá phôi thanh đắt đỏ.
Thép cây xuất khẩu đã tăng 3 USD/tấn lên 595 USD/tấn FOB Thổ Nhĩ Kỳ do sức mua tăng mạnh ở các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, còn giá trong nước cũng tăng 15 TRY/tấn theo giá phế nhập khẩu, thêm vào đó là do biến động tỷ giá theo chiều hướng không có lợi cho nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ khi đồng lira liên tục mất giá.
Giá xuất xưởng cuộn trơn cũng đã tăng lên 1.385-1.450 TRY/tấn (716-749 USD), gồm VAT 18%.
Tuy nhiên, nếu cuộc đình công được giải quyết ổn thỏa giữa lãnh đạo và công nhân của nhà máy thì giá thép sẽ sớm hạ nhiệt. Nhưng khi kết thúc lễ chay Ramadan thì cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ phục hồi trở lại, do đó không chắc giá sẽ giảm được hay không. Hiện giờ sẽ còn quá sớm để đưa ra dự báo chính xác cho xu hướng giá nên phải đợi thêm một thời gian nữa mới có thể biết chắc được.
Châu Âu
Trong tuần này do các nhà sản xuất phải thu mua phế liệu nhập khẩu với giá cao hơn 20 EUR/tấn so với tháng 06, cùng với đó là việc các nhà máy tạm ngưng hoạt động để bảo trì làm nguồn cung sụt giảm đã đẩy giá thép thành phẩm leo thang theo.
Cụ thể, các nhà sản xuất ở Nam Âu đã tăng giá bán thép tấm lên 520 EUR/tấn. Thép cây có giá 240-250 EUR/tấn cơ bản, giá xuất khẩu là 450 EUR/tấn FOB; cuộn trơn dạng lưới xuất khẩu cũng tăng lên 470 EUR/tấn FOB, còn giá trong nước là 470 EUR/tấn xuất xưởng.
Tại Bắc Âu, giá thép cây cũng tăng thêm 30 EUR/tấn so với mức đáy được thiết lập hồi đầu tháng 07 nhưng các khách hàng hiện nay vẫn chưa chấp nhận mua với mức giá cao này vì đang là kỳ nghỉ hè. Ngoài ra thị trường trong nước còn bị “đe dọa” bởi hàng nhập khẩu vào Châu Âu từ giữa tháng 09 sẽ tăng.
CIS
Do nhu cầu tiêu thụ của Thổ Nhĩ Kỳ tăng đã hậu thuẫn cho giá xuất khẩu thép cuộn và phôi thanh của CIS tăng. Cụ thể, nhà sản xuất thép Ukraina đã chốt đơn hàng tháng 08 và một phần đơn hàng tháng 09 đối với HRC có giá 520-540 USD/tấn FOB Biển Đen. Còn phôi thanh xuất khẩu có giá 530-535 USD/tấn CFR Aliaga. Nhưng các nhà nhập khẩu ở Thổ Nhĩ Kỳ lần này lại tỏ ra khá thận trọng với mức giá chào cao hơn. Vì cho rằng hiện nay giá phế nội địa của Mỹ giảm nên xuất khẩu tới Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ rớt giá theo. Khi đó giá phôi thanh trong nước sẽ giảm và kéo giá nhập khẩu giảm nhiệt theo.