Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan tình hình nhập khẩu và xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm 2012

 Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu hơn 7,6 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá 5,97 tỷ USD, tăng nhẹ 2,9% về lượng và giảm 7,3% về trị giá so với năm 2011. Với kết quả này, sắt thép là nhóm hàng đứng thứ 5 trong số các nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam trong năm 2012.

Bảng 1: Thứ hạng, trị giá và tỷ trọng của một số nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam năm 2012

Tên nhóm hàng

Thứ hạng

Trị giá
 (Tỷ USD)

Tỷ trọng*
(%)

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

1

16,04

14,1

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

2

13,11

11,5

Xăng dầu

3

8,96

7,9

Vải

4

7,04

6,2

Sắt thép

5

5,97

5,2

(Ghi chú:* Tỷ trọng là tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước).

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Có thể nói trong 2 năm qua (năm 2011 và 2012), thị trường sắt thép nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh bởi tình hình kinh tế khó khăn, các dự án có vốn ngân sách bị cắt giảm, thị trường bất động sản đóng băng nên lượng sắt thép nhập khẩu trong hai năm này đã giảm mạnh so với hai năm trước đó. Số liệu được chi tiết trong Bảng 2 dưới đây.

Bảng 2: Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 -2012

Năm

Phôi thép

Sắt thép loại khác

Tổng cộng

Lượng
 (Nghìn tấn)

Trị giá 
(Triệu USD)

Lượng
 (Nghìn tấn)

Trị giá 
(Triệu USD)

Lượng
 (Nghìn tấn)

Trị giá 
(Triệu USD)

2008

2.393

1.636

5.872

5.085

8.265

6.721

2009

2.417

1.032

7.332

4.329

9.749

5.361

2010

1.986

1.076

7.096

5.079

9.082

6.155

2011

878

576

6.509

5.857

7.387

6.434

2012

444

278

7.159

5.688

7.603

5.966

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong các năm qua, Việt Nam nhập khẩu sắt thép chủ yếu theo hình thức nhập về để kinh doanh. Lượng nhập khẩu nhóm hàng này trong ba năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 6,98 triệu tấn, 8,6 triệu tấn và 7,8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng lần lượt là 84%,  89% và 86% trong tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của từng năm. Riêng đối với năm 2011 và 2012, lượng nhập khẩu là gần 5,8 triệu tấn và 5,9 triệu tấn, đều chiếm tỷ trọng 78%; đồng thời cũng trong 2 năm này, tỷ trọng nhập khẩu theo hình thức nhập gia công và nhập sản xuất xuất khẩu đã lên hơn 19% trong khi 3 năm trước đó là 11%, 7% và 10%.

Bảng 3: Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của Việt Nam phân theo loại hình từ năm 2008 -2012

Lượng: nghìn tấn; trị giá: triệu USD

Loại hình

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Lượng

Trị giá

 

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

 

Lượng

Trị giá

 

Lượng

Trị giá

Nhập kinh doanh

6.976

5.423

8.642

4.532

7.813

4.976

5.777

4.698

5.947

4.293

Nhập gia công & sản xuất xuất khẩu

890

1.011

683

615

942

946

1.446

1.555

1.465

1.489

Nhập đầu tư

399

286

423

214

327

232

164

181

190

185

Tổng cộng

8.265

6.721

9.749

5.361

9.082

6.155

7.387

6.434

7.603

5.966

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì thời điểm lượng nhập khẩu sắt thép ở mức lớn nhất trong năm 2012 là tháng 10 với 728 nghìn tấn, nhưng chỉ bằng 2/3 so với mức kỷ lục ghi nhận vào tháng 8/2009 và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của năm 2009 (812 nghìn tấn) và năm 2010 (757 nghìn tấn).

Biểu đồ 1: Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của Việt Nam theo tháng trong năm 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong hai năm trở lại đây giảm do giảm nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhập khẩu khá ổn định trong 3 năm qua (từ năm 2010) với lượng nhập khẩu mỗi năm đạt 3,1 triệu tấn. Khối doanh nghiệp trong nước nhập khẩu trong năm 2010 là 5,95 triệu tấn, năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 4,27 triệu tấn và 4,49 triệu tấn.

Biểu đồ 2: Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2010 - 2012

Biểu đồ 3: Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của các doanh nghiệp trong nước

từ năm 2010 - 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong năm 2012, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và lần thứ ba trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 trở thành đối tác lớn nhất cung cấp sắt thép cho thị trường Việt Nam với 2,34 triệu tấn, trị giá là 1,76 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với năm 2011 (trong hai năm 2008 và năm 2010, sắt thép có xuất xứ từ Trung Quốc cũng là nguồn hàng lớn nhất cho Việt Nam).

Không có biến động trái chiều như các thị trường lớn khác, lượng nhập khẩu sắt thép từ Nhật Bản tăng liên tiếp trong các năm qua và đạt 2,16 triệu tấn trong năm 2012, trị giá là 1,55 tỷ USD, tăng 11,8% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với năm 2011.

Biểu đồ 4: Lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ một số thị trường chính trong giai đoạn năm 2008 – 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thị trường lớn thứ 3 cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Hàn Quốc với 1,46 triệu tấn, trị giá là 1,3 tỷ USD, giảm 13,7% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với năm 2011. Tiếp theo là các thị trường như: Đài Loan: 757 nghìn tấn, trị giá: 618 triệu USD, giảm 6,6% về lượng và giảm 18,6% về trị giá; Nga: 345 nghìn tấn, trị giá: 224 triệu USD, tăng mạnh 64% về lượng và tăng 46,6% về trị giá; Malaixia: 105 nghìn tấn, trị giá: 96,7 triệu USD, giảm 73,4% về lượng và giảm 66,3% về trị giá; … so với năm 2011.

Diễn biến ngược lại với tình hình nhập khẩu sắt thép, xuất khẩu nhóm hàng này xét trong 4 năm trở lại đây đều tăng liên tiếp. Tuy nhiên, lượng sắt thép xuất khẩu trong năm 2012 tăng không nhiều so với năm 2011. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quancho thấy trong năm 2012, cả nước xuất khẩu gần 1,96 triệu tấn sắt thép, tăng 6,2%, trị giá là 1,64 tỷ USD, giảm 2,4% so với năm 2011.

Bảng 4: Lượng và trị giá xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong giai đoạn năm 2009 -2012

Năm

Phôi thép

Sắt thép loại khác

Tổng cộng

Lượng
 (Nghìn tấn)

Trị giá 
(Triệu USD)

Lượng
 (Nghìn tấn)

Trị giá 
(Triệu USD)

Lượng
 (Nghìn tấn)

Trị giá 
(Triệu USD)

2009

0

0

487

383

487

383

2010

0,74

1,57

1.279

1.048

1.280

1.050

2011

235

150

1.609

1.532

1.844

1.682

2012

369

214

1.590

1.428

1.958

1.642

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Không chỉ tăng không nhiều về lượng xuất khẩu mà thị trường xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm 2012 cũng chỉ giới hạn ở một số nước trong khu vực như: Cămpuchia: 525 nghìn tấn, trị giá: 387 triệu USD, tăng 25,6% về lượng và tăng 19% về trị giá; Inđônêxia: 336 nghìn tấn, trị giá: 289 triệu USD, tăng 53,8% về lượng và tăng 34,7% về trị giá; Philippin: 332 nghìn tấn, trị giá: 195 triệu USD, tăng 103% về lượng và tăng 76,7% về trị giá; Thái Lan: 188 nghìn tấn, trị giá: 178 triệu USD, cùng giảm 5,4% về lượng và trị giá; Malaixia: 173 nghìn tấn, trị giá: 157 triệu USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 5,3% về trị giá; Lào: 129 nghìn tấn, trị giá: 108 triệu USD, tăng gấp 2,1% về lượng và trị giá;… so với năm 2011.

Theo số liệu trong cơ sở dữ liệu COMTRADE của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNSD) cập nhật đến năm 2011 thì Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về xuất khẩu sắt thép các loại trong năm 2010 và 2011, chỉ đứng sau Malaixia và Xingapo và giữ một khoảng cách khá xa so với các nhà xuất khẩu sắt thép lớn của thế giới như Nhật Bản và Trung Quốc.

Bảng 5: Trị giá xuất khẩu sắt thép của một số thị trường trên thế giới trong năm 2010 và 2011

Thị trường

Trị giá (triệu USD)

Tăng/giảm năm 2011/2010

Năm 2010

Năm 2011

Số tuyệt đối (triệu USD)

Số tương đối (%)

Nhật Bản

34.682

37.970

3.288

9,5

Trung Quốc

26.109

35.662

9.552

36,6

Malaixia

1.547

1.915

368

23,8

Xingapo

1.450

1.901

451

31,1

Thái Lan

1.225

1.287

62

5,1

Hồng Kông

928

957

29

3,1

Inđônêsia

651

806

156

23,9

Nguồn: Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNSD)

ĐỌC THÊM