Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011

Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao, các khoản nợ và thâm hụt ngân sách khổng lồ, kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2011.

 

Trong báo cáo sơ bộ "Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011" được công bố hồi đầu tháng 12, Liên hợp quốc (LHQ) hy vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3,1% trong năm 2011 và 3,5% trong năm 2012, thấp hơn dự báo tăng trưởng 3,6% của năm 2010 và còn lâu mới đủ để khôi phục số việc làm đã bị mất trong khủng hoảng kinh tế. Báo cáo nêu rõ: "Đà phục hồi kinh tế thế giới đã bắt đầu hụt hơi kể từ giữa năm 2010. Mọi chỉ số cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại". Bản báo cáo đầy đủ, trong đó nêu cụ thể viễn cảnh tăng trưởng của từng khu vực, dự kiến sẽ được công bố trong tháng 1/2011.

Cũng theo báo cáo này, việc các nước không phối hợp tốt chính sách tiền tệ sẽ khiến các thị trường trở nên bất ổn hơn. Ông Rob Vos, tác giả chính của báo cáo, nói: "Thế giới vẫn chưa thoát khỏi thời điểm khó khăn. Nhiều rủi ro lớn vẫn còn tiềm ẩn phía trước và con đường phục hồi vẫn còn khá dài và đầy rẫy chông gai".

Theo LHQ, tình trạng thiếu việc làm là "trở ngại lớn nhất" cho quá trình phục hồi kinh tế và biến động thị trường tiền tệ cũng đang khiến các nền kinh tế phát triển trở nên bất ổn hơn. LHQ nhấn mạnh trong báo cáo: "Tinh thần hợp tác của các nền kinh tế lớn đang giảm sút, làm giảm hiệu quả của các biện pháp đối phó khủng hoảng. Những phản ứng rời rạc của các nước trong chính sách tiền tệ... là nguyên nhân gây ra rối loạn trong các thị trường tài chính. Tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu có thể vấp phải nhiều trở ngại hơn nếu một số nguy cơ tiềm ẩn trở thành hiện thực. Trong trường hợp đó, châu Âu, Nhật Bản và Mỹ có thể phải đối mặt với suy thoái kép". Có nguy cơ giá nhà ở Mỹ sẽ tiếp tục giảm, căng thẳng trên các thị trường ngoại hối tái diễn lại xuất hiện và có thể dẫn tới những biện pháp bảo hộ mới.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế của 33 nước thành viên OECD này sẽ tăng trưởng bình quân 2,8% trong năm 2010, sau khi giảm 3,4% trong năm 2009, và 2,3% trong năm 2011 (thấp hơn mức dự báo 2,8% mà OECD dự báo hồi tháng 6/2010). OECD cho rằng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu - trong đó có nợ công khổng lồ của số nước châu Âu, mất cân bằng thương mại ngày càng gia tăng có thể dẫn đến nhiều biện pháp bảo hộ thương mại.

Tuy nhiên, tăng trưởng mạnh mẽ ở các nước ngoài OECD sẽ góp phần thúc đẩy sự phục hồi kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng của Trung Quốc ở gần 10% trong năm 2010 và 2011. Trong năm 2011, Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng 8,4%, Nga 4,3% và Brazil 4,1%. Bốn nước thuộc nhóm BRIC này sẽ đóng góp đáng kể cho sự phục hồi kinh tế thế giới.

Theo OECD, thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, tăng 12,3% năm 2010 trước khi giảm xuống còn 8,3% vào năm 2011 và 8,1% vào năm 2012. Tăng trưởng thương mại sẽ đặc biệt mạnh tại nhiều nước châu Á và Brazil. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của các nước OECD sẽ vẫn ở mức hơn 8% trong năm 2010 và 2011, trước khi giảm xuống còn 7,5% trong năm 2012. OECD cũng kêu gọi các nước châu Âu tiến hành cải tổ thị trường lao ðộng.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các nền kinh tế Ðông Á - trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore - sẽ tăng trưởng 8,8% trong năm 2010 và giảm xuống còn 7,3% vào năm 2011 do viễn cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu và các chương trình kích thích kinh tế dần bị thu hẹp. Theo ADB, tăng trưởng của khu vực Đông Á cũng vấp phải một số trở ngại, trong đó có lạm phát leo cao ở một số nước.

Tại Mỹ, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang (FED) tỏ ra bi quan hơn về viễn cảnh kinh tế Mỹ năm 2011 và đã hạ dự báo tăng trưởng. Theo FED, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,4%-2,5% trong năm 2010, giảm mạnh so với dự báo tăng trưởng 3%-3,5% đưa ra trước đây. Năm 2011, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3%-3,6% - thấp hơn nhiều so với dự báo đưa ra hồi tháng 6/2010. FED dự đoán giá cả sẽ vẫn trong tầm kiểm soát. Lạm phát được cho là sẽ tăng từ mức 1,1% trong nă, 2010 lên 1,7% trong năm 2011 - hầu như không thay đổi so với dự báo trước đó là 1,1% và 1,6%. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến vẫn ở mức gần 10% cho đến đầu năm 2011, sau đó giảm nhẹ xuống còn 9,2% vào cuối năm 2011. Một trong những quan ngại lớn nhất của các nhà dự báo kinh tế là thâm hụt liên bang. Họ dự đoán thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ sẽ chỉ giảm khoảng 100 tỷ USD, xuống còn 1,2 nghìn tỷ USD trong năm tới.

Tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), Ủy ban châu Âu (EC) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của 16 nước thành viên Eurozone bất chấp khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, EC cho rằng thâm hụt ngân sách của i các nước như Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha sẽ cao hơn dự kiến. Trong báo cáo mới nhất hồi cuối tháng 11, EC cho biết tăng trưởng kinh tế của Eurozone năm 2010 sẽ là 1,7%, gần gấp đôi dự đoán được đưa ra hồi đầu năm (0,9%). Tăng trưởng của Eurozone được cho là sẽ giảm đôi chút trong năm 2011, xuống còn 1,5% do tốc độ tăng trưởng toàn cầu giảm và ảnh hưởng của các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà khu vực này áp dụng. Tuy nhiên, trong năm 2012, Eurozone sẽ tăng trưởng 1,8%. Theo EC, Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - là nước có mức tăng trưởng giảm mạnh nhất trong năm 2011, giảm từ 3,7% trong năm 2010 xuống mức trên trung bình 2,2%.

Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu, dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 1,6% trong hai năm 2010 và 2011. Các nước mang công mắc nợ nhiều nhất sẽ tiếp tục lao đao khi chính phủ hạn chế chi tiêu và tăng thuế. Bồ Ðào Nha - nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất sau Hy Lạp và Ireland – được cho là sẽ lại rơi vào suy thoái trong năm 2011 và dự báo tăng trưởng giảm khoảng 1% sau khi tăng 1,3% trong năm 2010.

Tãng trưởng của Hy Lạp - nền kinh tế đã được giải cứu hồi tháng 5/2010 nhờ gói cứu trợ khẩn cấp 110 tỷ euro - được cho là sẽ lại giảm trong năm 2011, nhưng thấp hơn năm 2010. EC dự đoán kinh tế Hy Lạp sẽ giảm 3% năm 2011, thấp hơn mức giảm 4,2% trong năm 2010.

IMF cho rằng kinh tế Trung Ðông và Bắc Phi sẽ vẫn tãng trưởng mạnh và sự phụ thuộc vào ngành dầu mỏ sẽ khiến khu vực này dễ bị tổn thương, một khi giá dầu thô giảm mạnh. IMF dự báo tãng trưởng của khu vực này sẽ là 4,1% năm 2010 và 5,1% năm 2011, so với mức 2% của năm 2009.

Theo LHQ, tại khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribe, hoạt động xuất khẩu mạnh và giá hàng hóa cao đang "tiếp sức" cho tăng trưởng kinh tế nhanh hơn mong đợi. Dự kiến, tăng trưởng của khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribê năm 2011 vẫn tương đối mạnh, ở mức 4%, mặc dù không mạnh bằng mức tăng trưởng 5,6% trong năm 2010.

Brazil, "đầu tàu" tăng trưởng của khu vực, sẽ tiếp tục duy trì nhu cầu mạnh mẽ ở trong nước để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của các nước láng giềng. Khu vực này cũng được lợi nhờ các mối quan hệ kinh tế ngày càng mạnh mẽ với các nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á.

Nguồn: AP

ĐỌC THÊM