Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trọng tâm "Kế hoạch 5 năm lần thứ 12" của Trung Quốc

“Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” của Trung Quốc sẽ đưa ra những cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó lấy chuyển dịch phương thức phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Trung Quốc "lấy phát triển làm trọng tâm" (Ảnh minh họa: Internet)

Hội nghị Trung ương 5 khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiến hành xem xét “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” - một chiến lược lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc và thậm chí cả thế giới trong 5 năm tới. Hội nghị có thể sẽ đưa ra một khuôn khổ trở thành “kim chỉ nam” cho thời kỳ chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Bắc Kinh. Điều đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận là 9 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị thời gian gần đây đã tăng cường các chuyến đi thị sát cơ sở, nhằm nắm các nội dung liên quan trong nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện dân sinh, cải cách các lĩnh vực trọng điểm.

Trước động thái này, một số học giả Trung Quốc đã cho rằng các chuyến thị sát cơ sở của các ủy viên Bộ chính trị trước thềm Hội nghị Trung ương 5 báo hiệu nghị trình hội nghị lần này sẽ rất “nóng”.

Học giả kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Thường Tu Trạch cho rằng các chuyến thị sát dồn dập của lãnh đạo trung ương có mối quan hệ rất lớn đối với “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, bởi trọng tâm là vấn đề chuyển dịch phương thức phát triển kinh tế khi Trung Quốc đang chuyển từ giai đoạn “lấy sinh tồn làm trọng” sang giai đoạn “lấy phát triển con người làm trọng”. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn tồn tại trong giai đoạn hiện nay như chủ trương “lấy GDP làm trọng tâm”. Một số tỉnh phía Nam hiện đã xuất hiện những mâu thuẫn mới liên quan đến mức lương người lao động, vấn đề đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành điều chỉnh.

Ông Thường Tu Trạch cho rằng “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” không chỉ là kế hoạch kinh tế mà là quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, hướng tới mục tiêu "kinh tế phát triển, xã hội hài hòa". Theo ông, sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế trong thời gian triển khai “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” gắn liền với xu hướng tư duy mới có thể khái quát trong 8 chữ “nhân bản, màu xanh, sáng tạo, điều phối”, trong đó “dĩ nhân vi bản” là mục tiêu chuyển đổi quan trọng. Đó sẽ là chuyển đổi hạt nhân lấy sự phát triển tự do toàn diện của con người làm tôn chỉ; chuyển đổi chiến lược lấy phát triển xanh, phát triển sáng tạo làm chủ đạo; chuyển đổi kết cấu lấy hợp tác trong ngoài, hợp tác ngành nghề, hợp tác khu vực và hợp tác giữa thành thị với nông thôn làm nội dung; chuyển đổi thể thế lấy “cải cách 5 khâu”, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị, cải cách xã hội, cải cách văn hóa, cải cách môi trường sinh thái, làm trọng điểm. Những đổi mới này sẽ tạo ra sự hỗ trợ về thể chế đối với mô hình phát triển đã nói ở trên.

Theo học giả Thường Tu Trạch, việc “cải cách 5 khâu” đòi hỏi phải nắm vững trọng tâm của mỗi khâu. Cải cách kinh tế phải nhằm vào “thị trường hóa”, cải cách chính trị phải nhằm vào “dân chủ hóa”, cải cách xã hội phải nhằm vào “hài hòa hóa”, cải cách văn hóa phải nhằm vào “tiên tiến hóa và đa nguyên hóa”, cải cách môi trường sinh thái phải nhằm vào “sinh thái văn minh hóa”.

Trung Quốc hiện đang đối diện với làn sóng “đại chuyển đổi” mang tính lịch sử lần thứ ba. Sau làn sóng chuyển đổi chế độ xã hội trong những năm 1940-50 và làn sóng chuyển đổi thể chế kinh tế bắt đầu từ năm 1979 đến nay, kinh tế-xã hội Trung Quốc nay lại bước vào một đợt chuyển đổi mới, to lớn và sâu sắc.

Nguồn: Văn hối báo

ĐỌC THÊM