Riêng trong 8 tháng năm 2019 đã có có 7 vụ việc. Ngoài ra một số nước đang xem xét khởi xướng các vụ việc khác nữa.. Như vậy, trung bình cứ 1 tháng có một vụ việc khởi xướng điều tra đối với hàng hoá của Việt Nam.
Tôn là một trong những mặt hàng thường xuyên bị khởi xướng điều tra về PVTM, ảnh: Nguyễn Huế
Theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, trong thời gian qua các cuộc điều tra về hành vi chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) của Việt Nam có xu hướng gia tăng. Cho tới nay đã có 19 vụ điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu (XK) của Việt Nam. Riêng trong 8 tháng năm 2019 đã có có 7 vụ việc.
Ngoài ra một số nước đang xem xét khởi xướng các vụ việc khác nữa. Như vậy, trung bình cứ 1 tháng có một vụ việc khởi xướng điều tra đối với hàng hoá của Việt Nam. Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là nhôm, thép, sợi đồ gia dụng điện tử thuỷ sản, gỗ ván ép, lốp xe, pin mặt trời…
Nhìn chung các mặt hàng bị điều tra đều là các mặt hàng Hoa Kỳ, EU đã áp thuế PVTM thương mại đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Như vậy phần chênh lệch thuế giữa hàng hoá của Trung Quốc và hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam XK sang Hoa Kỳ rất lớn
Trong thời gian tới khi diễn biễn của chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang, nhiều dòng thuế của Trung Quốc sẽ chịu thuế đến 30% nên chênh lệch thuế so với hàng hoá từ Việt Nam càng lớn. Do vậy nguy cơ chuyển tải hàng hoá bất hợp pháp, gian lận xuất xứ cũng cần xác định rõ để có biện pháp phù hợp.
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng, chuyển tải hàng hoá bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, lẩn tránh PVTM, ông Dũng cho biết, thủ đoạn của DN rất tinh vi, trong nhiều trường hợp chỉ thực hiện hoạt động XK, NK một thời gian ngắn rồi giải thể DN. Ngoài ra các DN cũng lợi dụng các chính sách liên quan đến tạm nhập, tái xuất, chuyển tải quá cảnh theo nhiều hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia..
Theo đại diện Cục Phòng vệ thương mại, việc ngăn chặn, phát hiện các vụ việc chuyển tải hàng hoá bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, lẩn tránh PVTM còn nhiều khó khăn do một số nước kể cả Hoa Kỳ, EU cho phép thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.
DN được tự chứng nhận xuất xứ sản phẩm NK, XK của mình không cần qua sự chứng nhận của các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, các cơ quan rất khó kiểm soát được các DN kê khai xuất xứ như thế nào. Ngoài ra, quy định xử phạt còn hạn chế, một số DN cố tình vi phạm và chấp nhận chịu phạt trong trường hợp bị phát hiện.
Trước tình hình trên, trong thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong việc triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát các hoạt động có dấu hiệu chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp PVTM để phối hợp với các đơn vị liên quan đến kiểm tra thực tế, rà soát chặt đối với nhiều sản phẩm như nhôm, thép, thậm chí một số mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đảm bảo các DN tuân thủ đầy đủ quy định liên quan.
Đặc biệt vừa qua trên cơ sở diễn biến phức tạp của chiến tranh thương mại, Chính phủ đã ban hành Đề án 824 ngày 4/7/2019 về tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh PVTM, gian lận xuất xứ.
Đề án này đã khẳng định rõ quan điểm của Việt Nam trong việc kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, lẩn tránh bất hợp pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững các hoạt động sản xuất, XNK. Đảm bảo hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích của nền kinh tế và các ngành sản xuất của Việt Nam.
Theo Đề án này, Bộ Công Thương rà soát, xây dựng thường xuyên danh mục các mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để các bộ ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Công An, UBND các tỉnh thành phố theo dõi, giám sát, cập nhật thông tin về sản xuất, XK, NK các mặt hàng trong danh mục rủi ro, từ đó có kiến nghị kip thời trong trường hợp phát hiện có DN có dấu hiệu vi phạm hoặc hiện tượng bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh XK, NK.
Cũng trên cơ sở danh mục này của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch – Đầu tư sẽ phối hợp với UNND các tỉnh, Thành phố rà soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn kể cả DN FDI để có thể kịp thời phát hiện các hành vi chuyển tải hàng hoá bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, lẩn tránh PVTM. Đồng thời,
Hiêp hội DN, VCCI, theo dõi thời gian, số liệu cấp giấy chứng nhận xuất xứ, tăng cường kiểm tra thực tế để thẩm tra xác minh đối với DN có lượng cấp giấy chứng nhận xuất xứ tăng đột biến…
“Trong quá trình xem xét xử lý các hành vi chống lẩn tránh PVTM thời gian qua cho thấy sự tham gia của các cộng đồng DN là rất quan trọng. Cộng đồng DN triển khai hoạt động trên thực tế, nắm thông tin nhanh nhất, xác thực nhất.
Việc nắm vững thông tin giúp các DN không tiếp tay cho hành vi chuyển tải lẩn tránh bất hợp pháp gian lận xuất xứ đồng thời, phát hiện kịp thời các hoạt động có dấu hiệu vi phạm diễn biễn bất thường để phối hợp với Hiệp hội, cơ quan liên quan để xử lý.
Việc này có ý nghĩa rất quan trọng vì khi các nước điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM chống lẩn tránh, chuyển trải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ sẽ không áp dụng riêng cho từng DN mà sẽ áp dụng chung cho toàn ngành sản xuất.
Nguồn tin: Vietnambiz
Thời gian qua, một số ngành thép, nhôm, thuỷ sản, khi điều tra chứng mimh có hành vi gian lận đã bị áp thuế cho toàn ngành với mức thuế 200%, 4000%. Với mức thuế này các DN rất khó có cơ hội xuất khẩu sang thị trường đó.
Ngoài cộng đồng DN vai trò của các địa phương rất quan trọng, các địa phương nắm vững nhất tình hình sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn để phối hợp với bộ ngành liên quan lĩnh vực liên quan kịp thời có các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất và các DN làm ăn chân chính”, ông Lê Triệu Dũng cho biết.