Do sản xuất Trung Quốc trì trệ nên ngành thép nước này tiếp tục để mắt tới thị trường mới nổi tiếp theo nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Theo số liệu từ Hiệp hội thép Thế giới (WSA), sản lượng thép của Trung Quốc tăng từ khoảng 640 triệu tấn (2010) lên 822 triệu tấn (2013), nhưng sự tăng trưởng năm ngoái không đáng kể, chỉ nhích lên 0,1% đạt 822,7 triệu tấn.
“Chúng tôi nghĩ Trung Quốc đang bước vào giai đoạn nơi mà thị trường thép nước này hoạt động giống như một thị trường trưởng thành và chúng tôi đang đợi ứng cử viên mới để thúc đầy việc tiêu thụ thép sắp tới”, tổng giám đốc WSA, ông Edwin Basson phát biểu hồi tuần này tại hội nghị của Viện nghiên cứu tái chế quốc tế diễn ra ở Dubai.
Basson bắt đầu bài phát biểu rằng không có ứng viên nào khác có thể phù hợp với sự tăng trưởng mà Trung Quốc đã thể hiện trong thập niên qua, ông thu hẹp danh sách xuống còn ba khu vực sản xuất mới nổi tiềm năng.
“Thực sự là có ba ứng viên, ở Đông Nam Á có Ấn Độ là đối thủ mạnh nhất, bởi vì số dân và quy mô nền kinh tế nước này có sự ảnh hưởng toàn cầu. Đối thủ thứ hai là Trung Đông và Bắc Phi đang tăng trưởng khá mạnh. Nhưng xét về quy mô thì thực sự nó không đủ lớn để tác động đến mô hình toàn cầu. Và khu vực cuối cùng với sự ảnh hưởng tăng trưởng tiềm năng là lục địa Châu Phi nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều đó nằm ngoài giai đoạn dự báo của mình”.
Hiệp hội dự đoán nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 1,5 tỷ tấn trong năm 2014 lên 2,1 tỷ tấn vào 2040. Những dự báo tăng trưởng trong thời gian đó là 145-195 tấn trong NAFTA (hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ gồm Mỹ, Canada và Mexico), 52-87 triệu tấn ở Trung Đông, 37-107 triệu tấn ở Châu Phi và 1-1.3 tỷ tấn ở Châu Á.
Basson không tin là thị phần lò hồ quang điện (BOF) sẽ tăng một cách đáng kể. Năm ngoái, quy trình sản xuất bằng lò nung chiếm 73% tổng sản lượng thép thế giới, trong khi lò hồ quang điện chỉ có 27%. Dự báo năm 2019 tỷ lệ này sẽ là 70-30.
“Where new capacity is being installed is mostly in developing markets where you do not have sufficient electricity and sufficient scrap,” Basson said. “Energy and steel scrap scarcity forces you into a BOF market.”
“Nơi công suất mới đang được lắp đặt hầu hết đều nằm ở những thị trường đang phát triển, nơi không có đủ điện và phế. Sự khan hiếm phế và điện buộc anh phải dùng công nghệ BOF”, Basson phát biểu.
Nguồn tin: satthep.net