"Trong năm 2015, Trung Quốc đã trải qua sự suy giảm mạnh về tăng trưởng kinh tế và lượng thép dư thừa, khiến ngành công nghiệp thép trong và ngoài nước rơi vào “kỷ băng hà”, theo Angang Steel Co.
Sau khi công bố lỗ ròng 4,59 tỷ nhân dân tệ (710 triệu USD) trong năm 2015, Angang Steel Co. phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, cạnh tranh khốc liệt và điều kiện phát triển khó khăn bởi nhu cầu trong nước đi xuống, giá giảm, trong khi nhà băng lại thắt chặt cho vay. Đối mặt với suy giảm doanh số bán hàng tại nhà, các nhà máy trong top sản xuất chiếm một nửa nguồn cung toàn cầu đã vận chuyển khối lượng thép kỷ lục ở nước ngoài, nâng cao cạnh tranh từ châu Âu cho đến Mỹ. Thậm chí, trong tuần này, Ấn Độ còn có kế hoạch bán các sản phẩm tồn kho trong nhà máy ở Anh, khiến Thủ tướng Anh David Cameron phải ra lời kêu gọi đàm phán trước khủng hoảng.
Cụ thể, giá thép Benchmark giảm 31% ở Trung Quốc trong năm ngoái, lợi nhuận giảm mạnh tại các nhà máy thúc đẩy chính phủ tăng cường buộc ngành công nghiệp sản xuất dư thừa và chuyển người lao động sang làm công việc khác. Trong khi thép thanh đã tăng trở lại từ tháng 11, theo như Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd. cho biết, các kết quả khác từ Trung Quốc trong tuần này cũng cho thấy mức độ suy thoái lượng tiêu thụ thép.
Công ty Baoshan nhà sản xuất lớn thứ haitại đại lục, đã cung cấp số liệu thu nhập trong năm 2015 chỉ ở mức 83% và Trùng Khánh Iron & Steel Co thậm chí lỗ đến 5,99 tỷ NDT so với một năm trước đó. Theo số liệu từ CISA, Các nhà máy quy mô lớn và trung bình nước này đã lỗ tổng cộng 28,1 tỷ NDT (4,4 tỷ USD) trong 9 tháng đầu năm 2015. Nhu cầu thép tại Trung Quốc cũng co lại 8,7% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái. Còn giá thép nước này đã giảm 60% kể từ năm 2012 đến nay.
Trước đó, cuối tháng 9/ 2015, Citi group và Macquari Group đã cảnh báo các hãng thép Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng khó khăn chưa từng có, và phần lớn đang thua lỗ. Đến bây giờ, Zhao Chaoyue, một nhà phân tích của China Merchants Futures Co. ở Thâm Quyến cũng đồng quan điểm: "Nhìn chung, ngành thép vẫn là một ngành công nghiệp hoàng hôn", và với riêng ông, thuật ngữ “Ice Age” là dành cho sự khủng hoảng ngành thép lần này.
Nguồn tin: ANTT