Trung Quốc đẩy nhanh việc cắt giảm sản lượng sẽ tạo ra sự thiếu hụt lớn về nhôm trong năm nay, trong khi những lo lắng về sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở Guinea đã giúp đẩy giá lên mức cao nhất trong 13 năm.
Dự báo trung bình cho mức thâm hụt là 1,2 triệu tấn trong năm nay, gần 2% nhu cầu ước tính khoảng 68 triệu tấn.
Nhôm, một vật liệu quan trọng cho ngành vận tải và xây dựng, đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng cung vượt cầu trong nhiều năm.
Guinea sản xuất một lượng lớn bauxite được sử dụng để sản xuất alumin, một thành phần chính của nhôm, giá nhôm đã tăng lên 3.000 USD/tấn trong tuần này, tăng khoảng 50% trong năm nay.
Sự cố gián đoạn đối với một nhà máy alumin ở Jamaica và nhà máy luyện nhôm Rio Tinto ở Canada cũng làm tăng thêm những lo ngại về nguồn cung.
Chính sách năng lượng kiểm soát kép của Trung Quốc đang nhắm mục tiêu cải thiện ổn định cả mức tiêu thụ và cường độ năng lượng khi nước này bắt tay vào con đường trung lập với carbon vào năm 2060.
Một số khu vực của Trung Quốc - bao gồm Vân Nam, Tân Cương và Nội Mông - đã áp đặt các hạn chế đối với việc tiêu thụ năng lượng hoặc sản xuất kim loại của các nhà sản xuất nhôm trong những tháng gần đây.
Nhà phân tích Lynn Zhao của Macquarie cho biết, lấy Vân Nam làm ví dụ điển hình, 80% nguồn cung cấp điện đến từ thủy điện ... là điểm thu hút chính đối với các nhà máy luyện kim đang tìm cách xây dựng công suất mới. Từ năm 2023 trở đi, họ kỳ vọng Trung Quốc sẽ đạt giới hạn công suất 46-47 triệu tấn mỗi năm."
Tình trạng thiếu điện và việc ngừng hoạt động do kiểm soát năng lượng của chính quyền cấp tỉnh dự kiến sẽ làm trì hoãn việc bổ sung công suất mới trong năm nay và năm sau.
Nhà phân tích Tracy Liao của Citi cho biết: “Trung Quốc được cho là sẽ bổ sung 1,8 triệu tấn mỗi năm công suất nhôm mới vào năm 2021. Nhưng 1,2 triệu tấn dự kiến bắt đầu vào năm 2022, có thể sẽ bị hoãn lại khoảng 6-12 tháng.
Nguồn tin: Vinanet