Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc di dời lò luyện thép sang Đông Nam Á để tránh thuế quan của Mỹ

 Các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án thép và than đá khi theo đuổi những thị trường mới bằng việc chuyển sản xuất sang khu vực Đông Nam Á.

Theo tính toàn của Financial Times, trong 4 năm qua, các công ty thép Trung Quốc đã tài trợ 32 triệu tấn công suất hàng năm tại các dự án thép mới ở Indonesia và Malaysia, tương đương hơn 40% lượng thép tiêu thụ trong năm 2016 tại 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thép đã trở thành mặt hàng gây tranh cãi khi căng thẳng thương mại nảy sinh giữa chính quyền Washington và Bắc Kinh, với Mỹ áp thuế quan đối với thép vì cho rằng thép giá rẻ của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường toàn cầu.

Cùng với đó, nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong năm ngoái cũng khiến Trung Quốc giảm xuất khẩu thép. Thay vào đó, các nhà sản xuất của Trung Quốc di dời công suất sản xuất hiện tại và đầu tư vào nhà máy ở nước ngoài, phần lớn là tại Đông Nam Á, để sản xuất và bán tại những thị trường tăng trưởng nhanh chóng mà không bị đe dọa bởi thuế quan.

Thu nhập tăng nhanh tại Đông Nam Á dẫn tới sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô và xây dựng, cả hai lĩnh vực đều tiêu thụ lượng lớn thép. Hiện, Indonesia và Malaysia vẫn nhập khẩu hơn một nửa lượng thép tiêu thụ mỗi năm.

Đối với các nhà sản xuất thép Trung Quốc, sự chuyển dịch này giúp củng cố sự thống trị của họ. Ngành thép của Trung Quốc cho sản lượng lướn nhất thế giới, chủ yếu nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi khi chính quyền Bắc Kinh quyết định giảm công suất sản xuất thép và gói kích thích kinh tế trong nước đang dần kết thúc.

“Cơ hội đầu tư nội địa của Trung Quốc đang dần biến mất, vì vậy rõ ràng họ sẽ tìm cơ hội tốt hơn ở nước ngoài”, ông Tomas Gutierrez, Biên tập viên về châu Á tại tạp chí trong ngành Kallanish Commodites, cho biết.

trung quoc di doi lo luyen thep sang dong nam a de tranh thue quan cua my
Nhiều công ty Trung Quốc cũng đầu tư vào các ngành liên quan tới thép, như quặng sắt và nickel được sử dụng để sản xuất thép không gỉ.

Ví dụ như, tại Indonesia, Tập đoàn Tsingshan Trung Quốc đã góp vốn để mở rộng nhà máy luyện nickel cấp thấp với công suất hàng năm đạt 1,5 triệu tấn, bằng cách vay 384 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước.

Còn tại Malaysia, Tập đoàn Thép Xinwuan của Hà Bắc và MCC Overseas, một chi nhánh của công ty hàng hóa nhà nước Minmetals, đang xây dựng nhà máy luyện than cốc và nhà máy xi măng gần một nhà máy thép mới trị giá 3 tỷ USD.

Kể từ năm 2016, Trung Quốc đã giảm 150 triệu tấn công suất trong nỗ lực tinh giản các ngành công nghiệp lỗi thời và giảm nhẹ những hậu quả cho môi trường. Trong một số trường hợp, các công ty Trung Quốc đã cố bù đắp cho công suất bị giảm đi bằng các nhà máy bên ngoài biên giới.

Ví dụ, Tập đoàn Jianlong của Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất tư nhân tại trung tâm thép của tỉnh Hà Bắc, đã mua công suất sản xuất tại các tỉnh khác hoặc ở nước ngoài để đối phó với quy định hạn chế sản lượng tại khu vực.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho biết nguyên nhân lớn nhất khiến các nhà sản xuất thép Trung Quốc tìm cách ra nước ngoài là tham vọng trực tiếp sản xuất và bán sản phẩm tại những thị trường tăng trưởng nhanh và tránh thuế quan của Mỹ.

Các công ty thép Trung Quốc và nhà thầu cũng được tiếp cận nguồn tài chính rẻ từ nhiều ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước tại quê nhà, cho phép họ trở thành nhà đấu thầu thu hút giá rẻ tại các dự án ở Đông Nam Á.

Xuất khẩu thép sang các quốc gia châu Á đã giảm 42% trong 9 tháng đầu năm 2016, giảm nhiều hơn mức giảm 30% trên toàn cầu, theo Viện Sắt và Thép Đông Nam Á.

Nguồn tin: Vietnambiz

ĐỌC THÊM