Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc: Doanh nghiệp tuyệt vọng vì giá thép, đà phục hồi kinh tế đang chệch hướng

 Kế hoạch phục hồi kinh tế Trung Quốc đang đi chệch hướng do chi phí mọi hàng hóa cần thiết cho sự bùng nổ cơ sở hạ tầng thời hậu đại dịch từ thép, than đến thủy tinh và xi măng, đang tăng vọt.


Giá nguyên vật liệu tăng phi mã có thể làm chệch hướng đà phục hồi kinh tế Trung Quốc. (Nguồn: SCMP)

"Không có một tấc thép trong tay"

Tại Thượng Hải, giá thép cây, một loại thép dùng để gia cố bê tông, gần đây đạt 6.200 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 965 USD), tăng 40% trong năm nay và là mức cao kỷ lục. Quặng sắt, được sử dụng để sản xuất thép đạt 1.240 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 194 USD), tăng 25% kể từ đầu năm.

Than nhiệt, thủy tinh và nhôm cũng đang ở mức cao nhất mọi thời đại tại Trung Quốc.

Thành ngữ nổi tiếng: "không có một tấc thép trong tay" hiện đang được sử dụng nhiều trên phương tiện truyền thông xã hội để mô tả doanh nghiệp xây dựng đang tuyệt vọng với tình hình giá thép hiện tại.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tránh được suy thoái vào năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Quốc gia này đã đưa ra kế hoạch trị giá 500 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi hậu đại dịch.

Tuy nhiên, có thể đà phục hồi sẽ gặp khó vì chi phí một số hàng hóa tăng vọt. Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc, đo lường sự thay đổi chi phí mà các nhà sản xuất trả cho nguyên liệu, đã tăng 6,8% trong tháng 4/2021 so với một năm trước đó. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 10/2017 và cũng là một bước nhảy vọt so với mức tăng 4,4% của tháng 3/2021.

Zhou Hao, chuyên gia kinh tế cấp cao về các thị trường mới nổi của ngân hàng Commerzbank cho biết, giá hàng hóa trên toàn thế giới đang tăng do các gói kích thích "chưa từng có tiền lệ" của các nền kinh tế lớn.

Theo số liệu khảo sát gần đây, một số công ty xây dựng Trung Quốc phải tạm ngừng công việc do giá vật liệu tăng quá cao. Các nhà phân tích cảnh báo, điều này có thể khiến các doanh nghiệp quy mô nhỏ bắt đầu sa thải nhân công.

Thành ngữ nổi tiếng: "không có một tấc thép trong tay" hiện đang được sử dụng nhiều trên phương tiện truyền thông xã hội để mô tả doanh nghiệp xây dựng đang tuyệt vọng với tình hình giá thép hiện tại.
Luo Zhiheng, trưởng nhóm phân tích vĩ mô của Yuekai Securities có trụ sở tại Quảng Châu nhận thấy: “Các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với việc thắt chặt chi tiêu. Vì vậy, họ phải chấp nhận chi phí sản xuất cao hơn hoặc cắt giảm sản lượng".

Nỗ lực phục hồi gặp khó

Giá thép và quặng sắt tăng đột biến đến từ nhiều nguyên nhân. Theo Fitch Ratings, cùng với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, sản xuất xe điện cũng là lý do khiến giá nguyên vật liệu tăng cao thời gian qua.

Các nhà phân tích cho rằng, nỗ lực giảm lượng khí thải carbon của Trung Quốc cũng khiến nguồn cung thép bị thắt chặt. Năm 2020, Trung Quốc đã sản xuất hơn một nửa sản lượng thép của thế giới và Bắc Kinh đã gây áp lực buộc ngành công nghiệp này phải giảm sản lượng để hoàn thành mục tiêu đưa lượng khí thải về 0 trước năm 2060.

Theo Wang Jiechao, nhà phân tích tại Pacific Securities cho hay, đã có dấu hiệu cho thấy, giá nguyên vật liệu tăng đang ảnh hưởng đến các công trường xây dựng và nhà máy của Trung Quốc. Ông Jiechao cho biết thêm: "Nhiều công ty xây dựng, xưởng đúc và nhà sản xuất thiết bị gia dụng nhỏ đã ngừng nhận đơn đặt hàng vì sản xuất thua lỗ. Giá hàng hóa tăng nhanh đã làm xói mòn nghiêm trọng lợi nhuận của các công ty sản xuất hạ nguồn".

Một cuộc khảo sát gần đây do 100njz.com, một nhà cung cấp dữ liệu ngành xây dựng Trung Quốc thực hiện với 460 doanh nghiệp xây dựng trên toàn quốc cho thấy, nhiều công ty đang cảm thấy khó khăn.

Khoảng 56% doanh nghiệp tham gia trả lời cuộc khảo sát nói rằng, giá tăng đã ảnh hưởng đến lịch trình làm việc của doanh nghiệp này ở các mức độ khác nhau. Trong số đó, 30% cho rằng, doanh nghiệp đã tạm dừng thi công để kiểm soát chi phí, số còn lại có dự án chậm tiến độ.

Nguồn tin: Thế giới & Việt nam

ĐỌC THÊM