Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc đóng cửa 29 nhà máy thép: Động thái lạ

  Đóng cửa nhà máy thép trong nước, doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường mua lại nhà máy thép thua lỗ của Việt Nam

Theo Channel News Asia, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc mới đây đã công bố danh sách 29 công ty sẽ bị loại khỏi danh sách chính thức của ngành thép.


Trung Quốc đóng cửa nhiều nhà máy thép trong nước nhưng lại tăng cường mua lại của Việt Nam?

Hầu hết trong số này đã ngừng sản xuất, một số lại mở rộng sản xuất bất hợp pháp hoặc vi phạm lệnh đóng cửa của nhà nước.

Bên cạnh đó, 40 công ty thép khác cũng được yêu cầu phải thay đổi một số hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

Theo giải thích, Trung Quốc buộc phải làm vậy để giá thép trong nước không bị sụt giảm thêm nữa.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nhắm đến việc giảm từ 100 triệu đến 150 triệu tấn sản lượng thép dư thừa trong giai đoạn 2016 - 2020. Nước này cũng có kế hoạch sẽ loại bỏ khoảng 100 triệu tấn thép chất lượng thấp vào cuối tháng 6/2017.

Số liệu công bố từ China Metalurgical News vào đầu tháng này cho thấy 292 trên tổng số 635 công ty thép ở 12 tỉnh thành của Đại lục đã ngừng sản xuất hoặc đóng cửa hoàn toàn vì hoạt động không hiệu quả.

Đứng trên phương diện kinh tế, đây là tính toán rất bình thường của phía Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh phải đóng cửa nhà máy thép trong nước, cắt giảm sản lượng thép thì phía doanh nghiệp Trung Quốc lại đang có động thái lạ.

Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) mới đây cho biết, hiện đang xuất hiện nhiều nhà đầu tư Trung Quốc tìm mua lại các nhà sản xuất thép thua lỗ của Việt Nam.

Phía Hiệp hội cũng cho biết, từ năm 2016, các đoàn xúc tiến của Trung Quốc đã gặp Hiệp hội để trao đổi, tìm kiếm cơ hội giới thiệu những máy móc, thiết bị.

Hiện tượng trên không tránh khỏi những lo ngại Trung Quốc đang muốn đẩy công nghệ lạc hậu sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Đưa ra nhận định về vấn đề trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn: Trung Quốc sang Việt Nam mang theo những máy không dùng nữa, những công nghệ cũ gây khó khăn và ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam. Bên cạnh đó, họ mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường trung chuyển sản xuất các sản phẩm hàng Việt Nam nhưng gắn mác Tàu ("made in Vietnam by Chinese”).

Trong đó, điều bà lo nhất là câu chuyện hàng “made in VietNam by Chinese” khi xuất ra thế giới hưởng lợi trực tiếp là Trung Quốc nhưng có vấn đề xảy ra Việt Nam phải chịu tai tiếng.

Bà dẫn chứng câu chuyện thời gian vừa qua Mỹ, Úc nghi ngờ xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường này thực chất là hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam hay các nước khác.

“Tôi vừa ở Châu Phi tham dự một diễn đàn về. Tôi thấy các nước chung niềm trăn trở với chúng ta. Người Châu phi cũng rất lo lắng khi phần lớn sản phẩm sản xuất tại châu Phi hiện này đều gắn mácTrung Quốc”.

Bà đưa ra lời cảnh báo: "Nếu tình trạng trên còn tiếp diễn, vô hình trung người được lợi là Trung Quốc, Việt Nam chỉ mang tiếng là nước xuất khẩu hộ, làm bàn đạp sang các nước khác"..

Đây cũng là lý do khiến hàng loạt thương vụ liên doanh giữa Trung Quốc và các nước như Mỹ, Anh, Đức, Úc đã bị hủy bởi nhiều mối lo ngại về an ninh quốc phòng, ăn cắp công nghệ, tham nhũng...

Nguồn tin: Đất việt

ĐỌC THÊM