Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc là dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu

 

Tăng trưởng toàn cầu được dự đoán sẽ chậm lại theo đà tăng trưởng của Trung Quốc, các công ty Mỹ và khủng hoảng ở châu Âu.
Đầu năm 2012, thị trường toàn cầu đón nhận nhiều thông tin bi quan về nền kinh tế.
 
Các cuộc đàm phán cứu trợ Hy Lạp có thể sụp đổ vào tuần tới khi vấn đề tổn thất của ngân hàng không tìm được tiếng nói chung. Căng thẳng về vấn đề hạt nhân của Iran tiếp tục đe dọa thị trường dầu mỏ. Số liệu bán lẻ yếu kém và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng được Mỹ công bố cuối tuần trước khiến triển vọng kinh tế Mỹ có phần ảm đạm. 
 
Gần đây nhất là việc Standard & Poor's hạ xếp hạng tín nhiệm 9 quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), bao gồm cả việc tước xếp hạng tín nhiệm cao nhất AAA của Pháp và Áo. 
 
Bởi vậy, ngay cả khi các nhà phân tích tỏ ra không quá bi quan về thị trường toàn cầu năm 2012 với dự báo tăng trưởng 3% thì những khó khăn vẫn còn rất nhiều. 
 
Một trong số những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là Trung Quốc.
 
“Điểm nóng” Trung Quốc
 
Dự kiến, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong quý 4/2011 khi chỉ tăng 8,7% so với một năm trước đó, chậm hơn đáng kể so với mức tăng 9,1% của quý 3. Các số liệu chính thức sẽ được Trung Quốc công bố vào ngày mai (17/1). 
 
Nếu dự báo trên là chính xác, đây là mức tăng trưởng đáng thất vọng nhất của Trung Quốc kể từ giữa năm 2009, thời điểm kết thúc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
 
Sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc được đổ lỗi một phần cho nhu cầu hàng hóa, dịch vụ tại các thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Mỹ và châu Âu giảm sút. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Trong sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, có bao nhiêu phần trăm nguyên nhân đến từ các thị trường xuất khẩu và bao nhiêu phần trăm nguyên nhân là do nhu cầu trong nước giảm sút?
 
Nếu nhu cầu trong nước của Trung Quốc suy yếu, áp lực tăng trưởng của quốc gia này sẽ đặt lên vai những thị trường xuất khẩu lớn như Đức và Mỹ. Tuy nhiên, cả 2 quốc gia phương tây này cũng đang có quá nhiều vấn đề về kinh tế cần giải quyết. 
 
So với quý trước đó, GDP Đức giảm 0,25% trong quý cuối cùng của năm 2011 cho thấy khu vực đồng EUR đang rơi vào suy thoái và khả năng hỗ trợ các nền kinh tế khác là rất thấp.
 
Kim ngạch nhập khẩu từ Đức của Trung Quốc chỉ tăng 4,2% trong tháng 12, mức tăng chậm nhất kể từ tháng 10/2009.
 
Kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ giảm 2,7% trong tháng 12 trong khi kim ngạch nhập khẩu lại tăng 2,1% khiến cán cân thặng dư thương mại tổng thể của Trung Quốc đối với Mỹ xuống mức thấp nhất 3 năm. 
 
Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc đã giảm nhiệt nhưng mức dự trữ ngoại hối cũng đã có quý giảm đầu tiên trong hơn 1 thập kỉ. Đây là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy tăng trưởng nhờ xuất khẩu của Trung Quốc đang suy yếu còn nguồn vốn thì đang rời khỏi đất nước. 
 
Nhu cầu trong nước giờ là yếu tố quyết định tới nền kinh tế của Trung Quốc khi quốc gia này không còn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng dựa vào xuất khẩu như trước đây.

Tác động tới các thị trường mới nổi
 
Nhu cầu trong nước của Trung Quốc suy yếu cũng khiến cho các nhà xuất khẩu hàng hóa khác như Australia, Brazil bị tác động. 
 
Mặc dù các nhà kinh tế chưa đưa ra được những con số thiệt hại cụ thể mà các thị trường mới nổi phải gánh chịu khi Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu giảm sút nhưng có thể dễ dàng nhận thấy các luồng hàng hóa vào quốc gia châu Á này đang chậm lại. 
 
Tăng trưởng xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 12 đã rơi xuống mức thấp nhất hơn 2 năm khi xuất khẩu vào Trung Quốc giảm 2,9% so với một năm trước đó. 
 
Xuất khẩu từ Malaysia, Hàn Quốc cũng được cảnh báo sẽ tăng trưởng chậm lại khi nhu cầu từ Trung Quốc suy yếu. 
 
Nguồn tin: Reuters

ĐỌC THÊM