Trong thời gian nhạy cảm về vòng đàm thất bại với Rio, Hệp hội Thép Trung Quốc tuyên bố sẽ nhanh chóng khôi phục các cuộc đàm phán về mua bán quặng. Hiệp hội Thép Trung Quốc còn tuyên bố, thời gian này không cho phép các doanh nghiệp được bán tháo quặng.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, Hiệp hội Thép Trung Quốc lần này đã có thái độ cứng rắn hơn trong các cuộc đàm phán. Trung Quốc luôn hy vọng mình có thể nâng cao tiếng nói trong các đàm phán về quặng đặc biệt về mức giá.
Sauk hi vòng đàm phán thất bại, điều mấu chốt đối với các doanh nghiệp trong ngành của Trung Quốc là có thể thông qua những quy định nghiêm ngặt để sàng lọc các sản phẩm kém chất lượng, tăng cường tái điều chỉnh cơ cấu nghiệp vụ kinh doanh, thúc đẩy sát nhập và cải tổ doanh nghiệp.
Theo các số liệu mà cục Hải quan Trung Quốc công bố, từ tháng 01 đến tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 184,97 triệu tấn quặng, tăng 20.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với mức nhập khẩu tăng mạnh, thư ký Hiệp hội thép Trung Quốc đã từng tuyên bố, chủ yếu là để đầu cơ. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp trong ngành dự đoán rằng giá quặng sẽ tăng trong tương lai nên khả năng tích trữ càng được tăng cường. Được biết, trong năm nay có năm nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã trở thành các nhà giao dịch.
Việc nhập khẩu không có trật tự một lượng lớn quặng lớn của Trung Quốc đã khiến Trung Quốc thụ động trong các cuộc đàm phán về giá. Các chuyên gia phân tích nhận định, thực tế hàng năm Trung Quốc đều có các cuộc đàm phán về quặng nhưng lại không thu được kết quả như mong muốn. Các chuyên gia này cũng kiến nghị Trung Quốc nên đẩy sản lượng tiêu thụ xuống.
Một chuyên gia giấu tên nhận định, trong các đàm phán về quặng thời gian gần đây của Trung Quốc đều thất bại vì với một lý do rất rõ ràng đó là sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Trung Quốc khiến nhu cầu tăng theo. Đứng trước nhu cầu tăng mạnh của Trung Quốc, các doanh nghiệp đối tác đã thừa cơ ép giá khiến các cuộc đàm phán liên tục bị thất bại.
Được biết, công ty quặng sắt lớn thứ 3 thế giới là Rio Tinto của Australia hôm 5/3 tuyên bố hủy thương vụ lên đến 19,5 tỷ USD đưa ra hồi tháng 2 với công ty Chinalco của Trung Quốc.
VIT