Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không cắt thuế nhập khẩu than
Trung Quốc có thể sẽ không giảm thuế GTGT đối với than nhập khẩu bởi việc này sẽ chỉ làm tăng giá than quốc tế mà ngược lại sẽ ảnh hưởng đến thế mạnh về giá xuất khẩu sang nước ngoài, đó là ý kiến của nhiều chuyên gia phân tích cũng như giới kinh doanh ngày hôm qua.
Thông tấn xã địa phương cho biết, Bắc Kinh có thể sẽ cắt 17% thuế GTGT và phí tàu cảng đối với than nhập khẩu để khuyến khích mua hàng ngoài nước, cũng là một phần trong nỗ lực tăng nguồn cung nhiên liệu nhằm hạn chế tình trạng thiếu điện có thể diễn biến tồi tệ nhất trong vòng 7 năm vào mùa hè này.
Tuy nhiên, các nhà quan sát trong ngành cho rằng, có rất ít động cơ khuyến khích Bắc Kinh thông qua dự kiến này, bởi nước này đang trữ khá nhiều than đá, mà hầu hết các trạm điện đều đã trữ đủ than từ 2 tuần nay.
Theo giới phân tích và kinh doanh, bất kỳ động thái nào ủng hộ cho các nhà nhập khẩu và ngược đãi đối với các nhà cung cấp nội địa không chỉ khiến cho ngành mỏ Trung Quốc thêm xáo động, mà còn làm cho giá than quốc tế tăng cao hơn, dẫn đến một lúc nào đó, các chuyến hàng nhập khẩu sẽ mất đi tính cạnh tranh về giá.
Ông Helen Lau, một chuyên gia phân tích lĩnh vực than đá cho rằng “Bắc Kinh có vẻ sẽ không đi theo con đường đó. Những gì chúng ta đã thấy không đơn thuần là một động thái để thể hiện rằng chính phủ vẫn có những công cụ quản lý khác để kiểm soát giá than.”
Nhập khẩu than đá trong 4 tháng đầu năm của Trung Quốc đã giảm 24% so với năm ngoái xuống còn 43.5 triệu tấn, khi các ngành năng lượng lại đang thờ ơ đối với các nguồn cung đắt đỏ từ nước ngoài mà tập trung vào thị trường than nội địa.
Việc cắt thuế hỗ trợ hàng nhập khẩu còn có thể dẫn đến sự phẫn nộ trong giới khai thác mỏ Trung Quốc ví dụ như tập đoàn China Coal và Shenhua Energy buộc phải cắt giảm sản lượng, mà việc này có thể sẽ gây thiếu hụt nguồn cung bởi có đến 95% trong tổng mức tiêu thụ 3 tỉ tấn hàng năm đều do các doanh nghiệp mỏ nội địa cung cấp.
Tình trạng thiếu điện hiện tại ở Trung Quốc, khiến hàng loạt các tỉnh thành phải thực hiện hạn chế sử dụng điện, các nhà máy thì phải giảm sản lượng, là do các loại phí điện liên tục duy tri ở mức thấp, khiến cho hàng trăm doanh nghiệp năng lượng trên toàn quốc phải cắt giảm phát điện.
“Đây không phải là hiện tượng lặp lại từ năm 2008 khi các nhà máy năng lượng không thể hoạt động do thiếu than. Bên cạnh đó, tại sao chúng ta lại phải trợ giá nhập khẩu và đổ tiền cho các nhà sản xuất nước ngoài? Một thương nhân kinh doanh than đặt tại Bắc Kinh cho biết.
Những trận mưa liên tục trong cuối tuần qua tại miền trung và nam Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu giúp tăng sản lượng thủy điện, giải tỏa cho tình trạng thiếu điện hiện tại mà theo dự báo sẽ đạt kỷ lục mức 40 gigawatt vào mùa hè này.
Trung Quốc hiện đánh thuế 17% (VAT) đối với than nhập khẩu và phí tàu cảng từ 33 – 36 NDt, cùng với chi phí kho trữ 0.10 – 0.80 NDt/tấn/ngày.
Một cách hữu hiệu để khuyến khích hàng nhập khẩu sẽ là giảm phí tàu cảng đối với người mua, động thái này nhiều khả năng sẽ được Bắc Kinh áp dụng.
“Chính phủ có thể âm thầm đưa ra các tranh luận đối với các nhà máy điện đối với phí tàu cảng và phí kho trữ phát sinh. Bằng cách này, không nhất thiết phải cần những thông tin công bố rộng rãi trên báo chí mà có thể đẩy giá của nước ngoài tăng lên,” một chuyên gia phân tích ngành than đề nghị được giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, phương án hữu hiệu nhất nhằm giải quyết vấn đề thiếu điện kinh niên của Trung Quốc nằm trong vấn đề giá điện trong thời gian sắp tới cũng như cải cách giá mạng lưới chung trong dài hạn.
Các nhà phân tích cũng đã bác bỏ dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ cắt 17% thuế VAT đối với ngành than nội địa vì việc thất thoát hàng nghìn tỉ tệ thu được từ thuế sẽ là cái giá quá đắt.
Ông Bonnie Liu, một chuyên gia phân tích hàng hóa tại Macquarie Bank cũng cho ý kiến “Động thái ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì bởi các công ty mỏ sẽ phải miễn cưỡng mà sử dụng đến các khoản dự trù, và giá than sẽ vẫn duy trì mức cao. Và cuối cùng, chính phủ sẽ là người chịu lỗ lớn nhất.”